Điện mặt trời tự sản tự tiêu 'loại' khu công nghiệp
Quan điểm khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản tự tiêu nhưng lại không cho phát triển điện mặt trời trên nhà xưởng trong các khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, nhà ga, khách sạn… gây khó hiểu cho nhiều người.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc này đi ngược lại chính sách khuyến khích năng lượng tái tạo.
Lãng phí nguồn ĐMT
Tại Hội thảo về các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện tại TP.HCM do Hội Điện lực, Tổng công ty Điện lực TP.HCM và Tập đoàn năng lượng Singapore (SP Group) tổ chức ngày 3.8 tại TP.HCM, rất nhiều ý kiến cho rằng, con số 2.600 MW điện mặt trời (ĐMT) tự sản tự tiêu trong Quy hoạch điện 8 thấp hơn rất nhiều so với khả năng phát triển ĐMT tại VN.
Ông Đào Xuân Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp (DN) Khu công nghiệp TP.HCM (HUBA), cho biết tại TP.HCM có 18 khu công nghiệp (KCN) với diện tích quy hoạch khoảng 7.000 ha, sắp tới tăng thêm 4.000 ha nữa, nên nhu cầu tiêu thụ điện là rất lớn. Không hiểu vì lý do gì mà Bộ Công thương chỉ nhắc đến ĐMT mái nhà ở và cơ quan công sở mà bỏ qua mái nhà xưởng trong các KCN. "Sẽ là lãng phí rất lớn nếu bỏ qua ĐMT mái nhà tại các KCN", ông Đức nhấn mạnh.
Giám đốc Trung tâm đầu tư và phát triển năng lượng VN (VIDEC) Đào Du Dương nhận xét: Dự thảo của Bộ Công thương không đề cập đến ĐMT mái nhà cho nhà xưởng, không cho nhà đầu tư ĐMT tự dùng, hoặc dư bán cho nhà xưởng bên cạnh khiến chính sách đẩy mạnh phát triển ĐMT mái nhà tự sản tự tiêu rất mâu thuẫn. Đáng nói hơn, nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất rất lớn. Thế nên, khi thiếu điện ở miền Bắc mấy tháng trước, các DN lao đao vì buộc phải ngưng sản xuất. Thực tế có những DN trong khu công nghiệp sử dụng đến 8 - 9 tỉ đồng tiền điện mỗi tháng, nhưng điều kiện mái nhà nhỏ, không lắp đủ ĐMT hoặc không thể đầu tư thêm hàng tỉ đồng để làm ĐMT thì đành chịu. Nhưng nhiều nhà kho, xưởng có mái rất lớn, có thể lắp hàng chục MW điện và có DN trong đó đầu tư, xài không hết có thể bán lại cho DN bên cạnh. Thế nên, về bản chất, đầu tư ĐMT tự sản tự tiêu, nhưng có thể chia sẻ, bán lại cho các DN khác cùng trong một KCN có nhu cầu là điều rất nên khuyến khích.
"Bộ Công thương nên thay đổi khái niệm về "điện tự sử dụng" thành "điện sử dụng tại chỗ" để mở rộng đối tượng thụ hưởng cơ chế này. Quan trọng là dự án ĐMT mái nhà xưởng đó không đẩy lên lưới điện, được tiêu thụ tại chỗ, phải khuyến khích. Việc này không ảnh hưởng gì đến lưới điện, sao đến nay Nhà nước vẫn chưa cho phép?", ông Dương đặt vấn đề.
Trước đó, góp ý về xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT mái nhà lắp tại nhà ở, cơ quan công sở tại VN do Bộ Công thương soạn thảo, Bộ KH-ĐT có ý kiến đề nghị Bộ Công thương cân nhắc việc sử dụng khái niệm về trụ sở của DN phù hợp với luật DN, làm rõ nội dung cơ chế khuyến khích nhưng "không bao gồm các trụ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại". Bên cạnh đó, Bộ KH-ĐT cũng đề xuất mở rộng cho phép đầu tư hợp tác với dân, tổ chức, chủ sử dụng nhà, tòa nhà để lắp ĐMT tự sản tự tiêu theo thỏa thuận hai bên. Tuy vậy, Bộ Công thương nhấn mạnh cơ chế chỉ nhằm mục tiêu lắp đặt ĐMT áp mái để sử dụng, không nhằm mục tiêu kinh doanh điện.
Đi ngược chủ trương khuyến khích phát triển điện tái tạo
TS Trần Đình Bá, Hội Khoa học Kinh tế VN, lại tỏ ra khá bức xúc trước cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT mái nhà kiểu "bế quan tỏa cảng" này. Bởi đưa ra một chính sách nhưng ngăn cản việc lắp ĐMT mái nhà ở KCN, mái bến xe bến tàu, trường học, khách sạn… trong lúc cả nước trong tình cảnh thiếu điện là vô lý, là đi ngược lại chính sách đổi mới của Đảng, khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất hàng hóa làm lợi cho nhà nước và toàn xã hội.
"Trong lịch sử phát triển để có nền kinh tế thị trường, chúng ta từng trải qua những năm tháng bao cấp, phát triển kiểu ngăn sông cấm chợ, gây thiếu lương thực thực phẩm. Khi đổi mới, cởi trói cho toàn dân làm lúa gạo, phân phối lưu thông bằng cơ chế thị trường thì dư thừa lúa gạo xuất khẩu, giá cả điều tiết theo cơ chế thị trường và nhờ đó, đến nay chúng ta nằm trong số các quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu gạo. Với mặt hàng điện cũng vậy thôi, điện cũng là hàng hóa, phải khuyến khích toàn dân và các thành phần kinh tế làm ra điện sạch hòa vào lưới điện để đáp ứng nhanh tình trạng thiếu hụt điện năng. Đặc biệt nên mở trói cho lắp ĐMT mái nhà trong các KCN. Điện làm ra, tiêu thụ ngay tại đó, thời gian phát từ 8 giờ đến 16 giờ, tương đồng khung giờ làm việc. Các nhà máy luyện kim, công trường, xí nghiệp… rất nên khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng này. ĐMT được coi là phát triển mới trong xu hướng xanh, cuộc cách mạng số 4.0. Nếu có nguồn điện này, giải quyết được bài toán lo thiếu điện đã và đang được dự báo. Nếu có cơ chế tốt, chúng ta đủ điện để dùng và có thể xuất khẩu được. Thế nên, việc "loại" đối tượng tham gia làm ĐMT mái nhà để dùng trong bối cảnh này là vô hình trung gây cản trở chính sách sản xuất, phân phối, lưu thông điện năng theo cơ chế thị trường?", TS Trần Đình Bá phân tích.
PGS-TS Võ Trí Hảo, chuyên gia luật, nhận xét: Trong dự thảo của Bộ Công thương, dù có hai chữ "khuyến khích" nhưng thực tế cả dự thảo không có một cơ chế thực sự khuyến khích nào. Các cơ chế đều rất chung chung, không đề xuất một cơ chế có tính hấp dẫn hay đột phá nào để thu hút đầu tư vào hệ thống ĐMT mái nhà.
"Thứ nhất, nếu đã không phát lên điện lưới, EVN không mua lại điện sẽ không gây áp lực lên hệ thống truyền tải, thì không có lý do gì cấm cản. Thứ 2, trong khi kêu gọi người dân tiết kiệm, DN cố gắng tiết kiệm chi phí năng lượng, giảm phát thải carbon… lại đi cấm họ gắn ĐMT mái nhà để dùng tại chỗ có đi ngược chính sách giảm phát thải carbon, khiến hàng hóa của DN được sản xuất từ VN ra sẽ bị tăng đánh thuế carbon khi xuất khẩu không?", TS Võ Trí Hảo nhấn mạnh.
Ông Trần Đình Bá nhắc lại ý tưởng "ngân hàng điện năng" và "cơ chế 2 đồng hồ" để tháo gỡ khó khăn thiếu điện cho ngành điện mà ông đã đề xuất lên Bộ Công thương, Chính phủ từ năm 2010 và cho rằng đến lúc này, ý tưởng vẫn còn nguyên giá trị.
"Ngân hàng điện năng có thể tận dụng nguồn năng lượng sạch và không lo thiếu điện. Nếu cho DN đầu tư ĐMT trong KCN, giá thành rẻ, sẽ không còn cơ chế bù chéo giá điện như hiện nay. Một chính sách dám đột phá và dám làm đối với ngành điện là cần thiết", ông Trần Đình Bá nói.
Năng lượng mặt trời có thể giảm khoảng 30% chi phí tiền điện tại khu vực phía nam; khoảng 15 - 20% đối với phía bắc. Số tiền giảm đó khá đáng kể bởi chi phí sử dụng điện của một số ngành chiếm 0,5 - 5% chi phí sản xuất. Chưa kể, DN cần hướng tới chứng chỉ xanh để phục vụ xuất khẩu. Năng lượng sạch cũng đóng góp cho cam kết của VN hướng tới Net Zero vào năm 2050. Chính phủ Singapore có chính sách thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng sạch rất ấn tượng. Thuế khí carbon thải ra môi trường tăng qua từng năm, từ 5 SGD/tấn carbon hiện tại thì tới năm 2030 sẽ là 80 SGD/tấn carbon. Từ năm 2020, Singapore có chính sách, Nhà nước bồi hoàn chi phí cho những người lắp ĐMT trên tòa nhà thương mại là 10.000 SGD (tương đương 177 triệu đồng), hay chi phí đầu tư đó sẽ được trừ thuế vào tiền thuế phải nộp đối với các tòa nhà - Ông Nguyễn Thanh Phát (Giám đốc điều hành SP Group tại VN)
(Theo Thanh Niên)
- Cùng chuyên mục
Huế tìm chủ cho dự án nhà ở xã hội hơn 1.700 tỷ đồng
Dự án khu nhà ở xã hội phường Hương Sơ được triển khai tại phường Hương Sơ, quận Phú Xuân với tổng mức đầu tư 1.771 tỷ đồng.
Đầu tư - 11/01/2025 16:29
Thêm nhiều dự án tại Bình Dương được ‘gỡ vướng’ tiền sử dụng đất
3 dự án bất động sản tại Bình Dương đã được thông báo phê duyệt đơn giá đất để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Đầu tư - 11/01/2025 14:14
Diễn biến mới ở Khu đô thị thương mại dịch vụ Bắc Hội An
UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị thương mại dịch vụ Bắc Hội An (thị xã Điện Bàn) do Công ty TNHH Phát triển đô thị Bắc Hội An làm chủ đầu tư.
Đầu tư - 11/01/2025 13:30
Tài nguyên đất hiếm giúp Việt Nam nổi bật trong ngành bán dẫn
Chuyên gia Savills cho biết, một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam nổi bật trong ngành công nghiệp bán dẫn là nguồn tài nguyên đất hiếm dồi dào, đứng thứ 2 thế giới. Đây chính là nguồn nguyên liệu cơ bản cho ngành điện tử và sản xuất chip bán dẫn, mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển bền vững của ngành tại Việt Nam.
Đầu tư - 11/01/2025 13:29
Dự án nhiệt điện Sơn Mỹ II của Tập đoàn AES vẫn ‘tắc’ ở báo cáo nghiên cứu khả thi
Dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II đang được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Điện lực năm 2024 và các quy định của pháp luật liên quan.
Đầu tư - 11/01/2025 08:43
“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư?
Được hỗ trợ từ nhu cầu trú ẩn, giá vàng được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên mốc 3.000 USD/ounce vào năm 2025. Trong nước giá vàng đã “nóng” suốt 1 tháng qua khiến không ít nhà đầu tư thấp thỏm…
Đầu tư - 11/01/2025 06:30
Quảng Bình trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án hơn 2.200 tỷ
Ngày 10/1, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình, chủ đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.200 tỷ đồng tại huyện Lệ Thủy.
Đầu tư - 10/01/2025 15:33
Nguyên nhân khu 'đất vàng' ở Bình Định khó chọn nhà đầu tư
Khu đất K200 (trên đường An Dương Vương, TP. Quy Nhơn, Bình Định) được đấu giá để xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại, dịch vụ, giá khởi điểm hơn 270 tỷ đồng.
Đầu tư - 10/01/2025 14:31
Thị trường bất động sản 2025 vẫn là một ẩn số
Ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Đầu tư DKRA Group nhận định, thị trường bất động sản 2025 vẫn là một ẩn số khó đoán định, nhưng vẫn tiếp đà hồi phục của năm 2024. Thị trường sẽ khó bức phá đáng kể trong 1-2 quý đầu năm song được kỳ vọng có những khởi sắc rõ nét hơn từ khoảng nửa cuối năm.
Đầu tư - 10/01/2025 12:28
Lọc tìm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp sáng giá
Các công ty chứng khoán cho rằng những doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp sở hữu quỹ đất cho thuê hiện hữu lớn, nằm tại các vị trí đắc địa để đón dòng vốn FDI sẽ là lựa chọn phù hợp đầu tư trung và dài hạn.
Đầu tư thông minh - 10/01/2025 11:23
Đầu tư công tạo động lực cho nhiều nhóm cổ phiếu
Năm 2025, đầu tư công được tăng tốc, với tổng vốn đầu tư lên tới 791.000 tỷ đồng, tương đương 6,4% GDP. Nhiều ngành, lĩnh vực dự báo hưởng lợi từ chính sách này.
Đầu tư - 10/01/2025 07:56
Đầu tư của Việt Nam tại Lào: Hai 'nút thắt' cần được ưu tiên tháo gỡ
Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào tăng hơn 62% so với năm 2023, tuy nhiên có hai "nút thắt" cần được ưu tiên tháo gỡ…
Đầu tư - 09/01/2025 17:42
Dự án FDI gần 2,58 tỷ USD giúp công nghiệp Khánh Hòa tăng tốc
Việc Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 với tổng mức đầu tư gần 2,58 tỷ USD của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đi vào vận hành góp phần đưa tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa năm 2024 tăng 18,5% so với năm 2023.
Đầu tư - 09/01/2025 17:13
Sau khi đạt đỉnh 8 năm, giá chung cư Hà Nội không còn 'sốt nóng'
Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, đà tăng giá chung cư Hà Nội chững lại, ổn định hơn, không còn tình trạng sốt nóng như thời gian qua.
Bất động sản - 09/01/2025 14:48
'Việt Nam đang quá thận trọng trong chi tiêu và vay nợ'
IMF dự báo tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam chỉ ở mức 31%, bằng chưa đến 1/3 chỉ số của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á vào năm 2029.
Đầu tư - 09/01/2025 10:33
Kinh tế tăng tốc, Việt Nam có đà thăng hạng lên nước thu nhập trung bình cao
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, vượt mục tiêu đặt ra cho năm 2024, giúp quy mô GDP có thể vượt Singapore sớm hơn so với các dự báo của quốc tế. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh và kỳ vọng sớm lọt nhóm nước thu nhập trung bình cao.
Đầu tư - 09/01/2025 09:03
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 month ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 month ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago