Điểm sáng thu hút FDI của Quảng Ninh - Bài 1: Tín hiệu khởi sắc

Nhàđầutư
Với hạ tầng được đầu tư đồng bộ, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, cùng sự đồng hành trách nhiệm của chính quyền các cấp, Quảng Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút dòng vốn FDI trong nửa đầu năm 2023.
ĐẶNG NHUNG - VY ANH
15, Tháng 07, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Với hạ tầng được đầu tư đồng bộ, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, cùng sự đồng hành trách nhiệm của chính quyền các cấp, Quảng Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu về thu hút dòng vốn FDI trong nửa đầu năm 2023.

Vốn FDI đều đặn gia tăng

Năm 2023, Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 11%. Mục tiêu này hoàn toàn khả thi khi 6 tháng đầu năm, Quảng Ninh đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 9,46%. Nếu hoàn thành mục tiêu đề ra, đây sẽ là năm thứ 7 liên tiếp tỉnh đạt mức tăng trưởng 2 con số.

Những thành tích ấn tượng trong việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng hạ tầng đã giúp Quảng Ninh trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư thời gian gần đây, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn chỉ tập trung ở các địa phương vệ tinh khu vực Hà Nội và TP.HCM.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm 2023, tổng vốn thu hút FDI trên địa bàn đạt 832,17 triệu USD với 17 dự án, đạt 83% chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy; 69,3% kế hoạch của UBND tỉnh (KH 1,2 tỷ USD), gấp 2,5 lần so với cùng kỳ.

Các dự án chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, gần đây nhất là 2 dự án của Công ty Foxconn Singapore PTE LTD tại KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 250 triệu USD được trao giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 29/6; dự án Parts Seiko Việt Nam của Công ty Parts Seiko (Nhật Bản) triển khai tại KCN Sông Khoai với vốn đầu tư 10 triệu USD được trao giấy chứng nhận đầu tư vào ngày 6/7.

aI

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Parts Seiko Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 10 triệu USD. Ảnh: Dương Trường

Bên cạnh các dự án đã thu hút thành công, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh cũng đã có nhiều buổi tiếp, làm việc cùng các nhà đầu tư quốc tế đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Qua các buổi làm việc, nhiều nhà đầu tư đã thông tin kế hoạch đầu tư vào Quảng Ninh với số vốn hàng trăm triệu USD.

Ban quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh cho biết, trong nửa đầu năm đã trực tiếp làm việc với trên 30 lượt đoàn nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu đầu tư tại các KCN, KKT của tỉnh.

Có thể kể đến như Tập đoàn Yaskawa Electric đến từ Nhật Bản dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất động cơ và các thiết bị truyền động điện, robot công nghiệp trên diện tích khoảng 12ha, tổng vốn đầu tư gần 100 triệu USD; Hay Tập đoàn Tenma dự kiến xây dựng Nhà máy ép khuôn nhựa máy in trên diện tích 18ha, tổng vốn 150 triệu USD; Công ty Castem dự kiến đầu tư nhà máy đúc kim loại trên diện tích 2ha, tổng vốn đầu tư 14 triệu USD... tại KCN Sông Khoai.

Tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất thế giới AEON cũng đang khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng AEON Mall Hạ Long... Đặc biệt, lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh đón nhận dòng vổn của nhà đầu tư đến từ Thụy Điển góp phần làm đa dạng đối tác đầu tư của tỉnh, nâng tống số đối tác đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh từ 19 lên 21 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Ưu tiên lấp đầy các khu công nghiệp bằng dự án FDI

Theo báo cáo của Ban quản lý Khu Kinh tế Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có 72 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3,2 tỷ USD, trong đó 15/72 dự án có quy mô vốn đầu tư đăng ký từ 50 triệu USD trở lên, chiếm 20,83% tổng số dự án.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh đã thu hút được một số nhà đầu tư nước ngoài lớn, có năng lực, kinh nghiệm như: Amata (Thái Lan), Rent A Port (Bỉ); TCL (Trung Quốc), Foxconn (Đài Loan), Bumjin (Hàn Quốc), Toray, Yazaky (Nhật Bản), Wilmar (Singapore)...

Các dự án FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh tập trung vào một số lĩnh vực, ngành nghề như: Kinh doanh bất động sản (hạ tầng KCN, nhà xưởng cho thuê), dệt may, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; chế biến thực phẩm và một số ngành nghề khác.

Theo chia sẻ từ đại diện Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, hiện tỷ lệ lấp đầy trung bình của các KCN đến thời điểm hiện tại đạt 62,66%.

san xuatkkmmkt3

Sản xuất linh kiện điện tử tại KCN Bắc Tiền Phong- ảnh Báo Quảng Ninh

Hiện Ban đang hướng dẫn các nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với 4 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký ước đạt 349 triệu USD, gồm: Dự án Sản xuất điện áp cao và bộ điều khiển điện KCN Sông Khoai (200 triệu USD); Dự án Sản xuất hợp kim nhôm và maggie KCN Sông Khoai (46 triệu USD); Dự án Đầu tư xây dựng khu nhà xưởng tiêu chuẩn số 3 KCN Texxhong Hải Hà - giai đoạn 1 (60 triệu USD) và Dự án Sản xuất găng tay bảo hộ lao động đa chức năng, KCN Texxhong- Hải Hà giai đoạn I của Công ty TNHH Hằng Huy (Trung Quốc) (43 triệu USD).

Quảng Ninh kỳ vọng các khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh sẽ trở thành các trung tâm sản xuất công nghệ chất lượng cao, đón được các nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư, đặc biệt đặt kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp ô tô lớn.

Hiện đã có nhiều dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô được các tập đoàn lớn lên kế hoạch đặt tại Quảng Ninh. Điển hình, dự án của Công ty TNHH Autoliv Việt Nam (Thụy Điển) tại KCN Sông Khoai có vốn đầu tư 154 triệu USD, sản xuất các sản phẩm an toàn cho ô tô và xe có động cơ khác để xuất khẩu; dự án của Công ty TNHH Samsong Vina (Hàn Quốc), vốn đầu tư gần 10,3 triệu USD, sản xuất dây đai an toàn dùng trong ngành công nghiệp ô tô và sản xuất chốt khóa bằng thép của dây đai an toàn.

Còn tại KCN Bắc Tiền Phong cũng thu hút được 2 dự án phụ trợ ngành công nghiệp ô tô. Trong đó, dự án của Boltun Việt Nam (Đài Loan) chuyên sản xuất khóa chốt và các sản phẩm dập định hình, có tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, tổng công suất thiết kế 60.000 tấn sản phẩm/năm. Dự án còn lại là Nhà máy Sản xuất vành xe bằng hợp kim luyện nhẹ thông minh của Công ty TNHH Xiamen Sunrise Group, vốn đầu tư 55 triệu USD, chuyên sản xuất vành xe cho ô tô, công suất thiết kế 2,5 triệu sản phẩm/năm. Chỉ riêng 4 dự án phụ trợ ngành công nghiệp ô tô kể trên đã chiếm đến 76% tổng vốn FDI thu hút được (384,3 triệu USD).

Với mục tiêu lấp đầy các KCN bằng các dự án FDI được ưu tiên thực hiện, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh Hoàng Trung Kiên cho biết, từ nay đến cuối năm, Ban sẽ tiếp tục lên kế hoạch chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức 3 - 4 cuộc xúc tiến đầu tư tại các thị trường có thế mạnh về phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử và các ngành công nghiệp hỗ trợ, gồm châu Âu (Đức, Bỉ), Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ