Đề xuất nhiều giải pháp tín dụng nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Nhàđầutư
Các doanh nghiệp đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét các điều kiện về nâng hạng tín dụng và cho vay theo chuỗi ngành hàng để góp phần giải quyết tình trạng hàng hóa tồn kho và các ngân hàng thừa hàng triệu tỷ đồng như hiện nay.
PHÚ KHỞI
16, Tháng 09, 2023 | 14:30

Nhàđầutư
Các doanh nghiệp đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét các điều kiện về nâng hạng tín dụng và cho vay theo chuỗi ngành hàng để góp phần giải quyết tình trạng hàng hóa tồn kho và các ngân hàng thừa hàng triệu tỷ đồng như hiện nay.

hoi nghi

Doanh nghiệp đề xuất các tổ chức tín dụng cho vay theo chuỗi sản xuất ngành hàng. Ảnh PK

Doanh nghiệp tồn kho hàng hóa, Ngân hàng "tồn kho" tiền

Ngày 15/9, tại TP. Cần Thơ, NHNN Việt Nam phối hợp với UBND TP. Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL tổ chức Hội nghị đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo, thủy sản của Vùng.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam - Đào Minh Tú cho biết ngành lúa gạo, thủy sản thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - là một trong những lĩnh vực luôn được ngành Ngân hàng ưu tiên đầu tư vốn tín dụng.

Tuy nhiên do ảnh hưởng chung của thị trường toàn cầu, tình hình tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn dẫn đến tồn kho lớn.

ong Tu

Theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú,  nông nghiệp, nông thôn - là một trong những lĩnh vực luôn được ngành Ngân hàng ưu tiên đầu tư vốn tín dụng. Ảnh PK

Do đầu ra hàng hóa chưa thuận lợi nên nhiều doanh nghiệp có xu hướng sản xuất cầm chừng, chính vì vậy mà tạm thời chưa có nhu cầu vay vốn. Điều này đã kéo theo hệ lụy dây chuyền là các ngân hàng đang "tồn kho" vốn rất lớn.

"Để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng, trong thời gian tới NHNN sẽ phối hợp với các Bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo kết nối, thúc đẩy tín dụng. Đồng thời, NHNN cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương tích cực hỗ trợ tháo gỡ các vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy các dự án đầu tư đi vào hoạt động đúng tiến độ; xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu, phát huy thế mạnh của thị trường nội địa với 100 triệu dân nhằm kích thích tiêu dùng, giải quyết tốt đầu ra cho các ngành sản xuất" ông Tú nói.

Cho vay theo chuỗi để tháo nút thắt tín dụng

Từ thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) cho biết còn gặp trở ngại trong nâng hạn mức tín dụng.

"Công ty Trung An đăng ký tham gia chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao nên rất cần được các tổ chức tín dụng xét nâng hạn mức vay, với thời hạn vay phải dài hơn, lãi suất rẻ hơn vay thông thường, có như thế thì doanh nghiệp mới có đủ lực để tham gia", ông Bình cho hay.

Trong khi đó, Lê Thanh Hạo Nhiên, Giám đốc tài chính - Tập đoàn Lộc Trời (An Giang), cho biết để chế biến 2 triệu tấn gạo/năm, sản phẩm xuất khẩu trực tiếp hơn 40 quốc gia, hàng năm Tập đoàn phải đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng cho chuỗi sản xuất lúa gạo, đó là chưa tính đến chi phí trả lương cho 3.000 lực lượng 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân) và các hoạt động về bảo vê môi trường.

lua

NHNN cho biết dư nợ cho vay trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại khu vực ĐBSCL đã đạt trên nửa triệu tỷ đồng. Ảnh TL

Năm 2024, Tập đoàn Lộc Trời có nhu cầu tín dụng tăng gấp đôi, tương đương 15.000 – 16.000 tỷ đồng. Mặt khác do Lộc Trời bán sản phẩm trực tiếp ở các siêu thị nước ngoài vòng quay sản xuất - tiêu thụ kéo dài từ 12 -18 tháng nên cũng rất cần nguồn vốn tín dụng có thời hạn vay dài hơn so với chu kỳ vay bình thường của ngành lúa gạo là 6 tháng như hiện nay.  

Riêng đối với Tập đoàn Lộc Trời đã đăng ký bao tiêu khoảng 4 triệu tấn lúa với tổng nhu cầu vốn khoảng 32.000 tỷ đồng. Đồng thời, Lộc Trời cũng đăng ký sản xuất 260.000ha lúa trong chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao với nhu cầu nguồn vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.

"Để doanh nghiệp có đủ nguồn vốn tổ chức sản xuất với diện tích lớn như trên, kiến nghị các tổ chức tín dụng xem xét cho doanh nghiệp vay vốn theo chuỗi ngành hàng", ông Nhiên đề xuất.

Theo bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), trong lĩnh vực nông nghiệp, các doanh nghiệp thường sử dụng tiền mặt để thu mua nguyên liệu của người nông dân, nên hóa đơn đầu vào, đầu ra không đầy đủ. Đây là một khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong quản lý dòng tiền, kiểm soát rủi ro tín dụng.

Về phía khách hàng vay là các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp thì việc định giá các tài sản đảm bảo cũng gặp khó khăn. Do đó, với đề xuất của các doanh nghiệp về việc cho vay theo chuỗi giá sản xuất ngành hàng cũng là một giải pháp hay nhằm để tháo gỡ nhưng vướng mắc trên.

Theo NHNN đến cuối tháng 8/2023, dư nợ toàn vùng ĐBSCL đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 5,35% so với cuối 2022. Trong đó, tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 535.000 tỷ đồng, tăng 6,04%; chiếm 51,76% tổng dư nợ của khu vực và 17,44% dư nợ nông nghiệp nông thôn toàn quốc. Tức cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của vùng và cao hơn tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn toàn quốc khoảng 3,75%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ