Để Phú Quốc sánh ngang Phuket, Bali

TS. DƯƠNG ĐỨC MINH
15:11 01/05/2025

Giữa lòng biển Tây Nam của Tổ quốc, Phú Quốc hiện lên như một viên ngọc quý, được bao bọc bởi sóng nước mặn mòi và những tầng sinh quyển giàu có. Hòn đảo lớn nhất Việt Nam này không chỉ sở hữu vị trí chiến lược nằm trên tuyến giao thương quốc tế quan trọng, mà còn được thiên nhiên ưu ái trao tặng một hệ sinh thái biển – rừng – đồng bằng hiếm có.

TS. Dương Đức Minh. Ảnh: NVCC.

Từ Bali, Phuket đến Phú Quốc

Chính sự đa dạng sinh học, khí hậu hiền hòa cùng cảnh quan nguyên sơ đã và đang tạo nên một bản sắc du lịch riêng biệt cho đảo Ngọc, mở ra nhiều kỳ vọng để Phú Quốc sánh vai với những thiên đường du lịch hàng đầu khu vực như Bali (Indonesia) hay Phuket (Thái Lan).

Khi so sánh với các điểm đến như Bali hay Phuket, Phú Quốc cho thấy sự đồng dạng về mặt địa hình, khí hậu, tiềm năng sinh thái – nhưng đồng thời cũng có những nét rất riêng về văn hoá bản địa, chất lượng tài nguyên còn nguyên sơ, và khả năng tích hợp các nguồn lực hiện đại vào chiến lược phát triển. Điểm then chốt là Phú Quốc cần một chiến lược định vị rõ ràng, ưu tiên tổng thể hóa và đặc định hóa sản phẩm du lịch theo hướng phát triển bền vững, nhằm đảm bảo vừa tăng trưởng vừa bảo tồn được giá trị cốt lõi.

Chuỗi giá trị du lịch của Phú Quốc chỉ có thể bền vững nếu được xây dựng trên nền tảng nội lực – tức sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương – đồng thời mở rộng mạng lưới liên kết: liên kết vùng với các tỉnh ven biển Tây Nam, liên kết ngành giữa du lịch và nông nghiệp – công nghệ – văn hoá, và đặc biệt là liên kết xuyên quốc gia trong marketing, đầu tư và nhân lực. Khi đó, Phú Quốc không chỉ là một điểm đến, mà là một hệ sinh thái du lịch có bản sắc và giá trị tích luỹ cao.

Để khiến Phú Quốc trở thành cực tăng trưởng du lịch của Việt Nam, sánh ngang các thiên đường quốc tế, cần một tầm nhìn chiến lược dài hạn, một cơ chế điều phối linh hoạt và sự chung tay đồng kiến tạo sản phẩm du lịch đẳng cấp – vừa có chiều sâu văn hoá, vừa bắt kịp thị hiếu toàn cầu. Các sự kiện lễ hội, trải nghiệm nghệ thuật, hoạt động thể thao biển và lễ hội công nghệ nên được tổ chức thường xuyên – sáng tạo trên chất liệu truyền thống hoặc hiện đại hóa theo tinh thần đương đại, để tạo nên sức hút liên tục và mới mẻ.

Song hành với đó là công tác truyền thông có trách nhiệm, trung thực, truyền cảm hứng, giúp thu hẹp khoảng cách giữa kỳ vọng và trải nghiệm thực tế.Mỗi điểm đến có một "du lịch tính" khác nhau, và Phú Quốc – bằng bản sắc, tiềm lực và khát vọng – hoàn toàn có thể vươn lên để khẳng định vị thế của mình trong bản đồ du lịch quốc tế.

Để làm được điều đó, chúng ta cần giải mã chính xác giá trị cốt lõi của Phú Quốc, từ đó thiết lập không chỉ chuỗi giá trị mà còn trường giá trị – nơi những giá trị văn hoá, tự nhiên, con người và dịch vụ cùng cộng hưởng để tạo nên một điểm đến không thể thay thế.

Đối với một điểm đến, sự trở lại của du khách không đơn thuần là thước đo hiệu quả xúc tiến, mà còn là dấu chỉ sâu sắc nhất cho năng lực "giữ chân bằng cảm xúc". Trong bản đồ du lịch Đông Nam Á, Bali và Phuket đã làm được điều ấy: không chỉ đưa du khách đến, mà còn khiến họ trở lại – thậm chí nhiều lần trong đời – vì sự hấp dẫn không nằm ở bề nổi, mà ở tầng sâu của cảm xúc, trải nghiệm, và kết nối văn hoá. Với Phú Quốc, câu hỏi đặt ra không phải là có tiềm năng hay không, mà là: làm sao để mỗi du khách đến đây đều muốn quay lại – và mang theo người khác?

Phú Quốc có đủ những điều kiện để trở thành "điểm đến không một lần": từ thiên nhiên rực rỡ đến chiều sâu văn hóa và hệ sinh thái du lịch đang phát triển. Nhưng để du khách trở lại nhiều lần, điều cốt lõi không chỉ nằm ở vẻ đẹp, mà ở khả năng khơi gợi cảm xúc gắn bó, dựng nên những hồi ức tinh tế, tạo ra những trải nghiệm độc bản – không thể sao chép – và liên tục được làm mới.

Điều đó đòi hỏi một cách tiếp cận không chỉ mang tính "quy hoạch" mà phải mang tính "hệ thống", trong đó từng cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, nhà sáng tạo và cơ quan quản lý cùng nhau đồng kiến tạo chuỗi trải nghiệm tinh hoa cho du khách.Phú Quốc sở hữu hệ sinh thái tài nguyên đầy sức gợi. Mỗi lát cắt đều mang trong nó một câu chuyện, một biểu tượng, một di sản sống. Nhưng để tạo động lực quay lại, đảo ngọc cần nâng cấp trải nghiệm từ "thụ hưởng cảnh quan" sang "tham gia vào một chuỗi hành trình sống động". Đó là lúc mà sức mạnh hệ thống địa phương – từ văn hoá bản địa, con người, nghệ thuật đến công nghệ – cần được kích hoạt và kết nối mạnh mẽ.

Phú Quốc liên tục bổ sung những sản phẩm du lịch cao cấp, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực và thế giới.. Ảnh: SG.

Để du lịch Phú Quốc "cất cánh"

Một trong những chiến lược trọng tâm chính là kiến tạo các sự kiện truyền cảm hứng – những sự kiện có tính biểu tượng, độc bản, chạm sâu đến cảm xúc và giá trị của du khách tinh hoa. Không chỉ là sự kiện giải trí hay lễ hội truyền thống đơn thuần, đó nên là các không gian văn hoá được dàn dựng sáng tạo, nơi truyền thống gặp gỡ hiện đại, nghệ thuật gặp gỡ thiên nhiên, con người gặp gỡ chính mình.

Một liên hoan nghệ thuật ven biển được dựng trên chất liệu làng chài, một lễ hội ánh sáng lấy cảm hứng từ biển đêm, hay một tuần lễ ẩm thực bản địa do các đầu bếp quốc tế dẫn dắt – đều có thể trở thành lý do để quay lại. Nếu mỗi lần đến Phú Quốc là một lần trải nghiệm khác nhau, thì sự quay trở lại là điều tất yếu.

Hệ thống sự kiện truyền cảm hứng này không thể thành công nếu chỉ là sản phẩm của một vài doanh nghiệp đơn lẻ, mà cần được đồng kiến tạo bởi chính quyền, cộng đồng và các nhà đầu tư – trong một cơ chế linh hoạt, sáng tạo, khai phóng. Sức mạnh hệ thống địa phương chính là khả năng kết nối – kết nối tài nguyên với ý tưởng, kết nối cộng đồng với thị trường, kết nối truyền thống với tương lai.

Đặc biệt, du khách tinh hoa – những người tìm kiếm sự độc đáo, chiều sâu và giá trị – là nhóm có khả năng quay lại nhiều lần, với kỳ vọng cao và sự đánh giá kỹ lưỡng. Để chạm đến nhóm khách này, Phú Quốc cần chuyển đổi mô hình tiếp thị từ "tiếp cận đại chúng" sang "kể chuyện cá nhân hóa" – trong đó mỗi sản phẩm, mỗi hành trình, mỗi sự kiện đều mang tính độc bản, tạo cảm giác duy nhất và không lặp lại.

Công nghệ, ở đây, không chỉ là công cụ mà là bệ đỡ: trí tuệ nhân tạo, thực tế tăng cường, dữ liệu hành vi… sẽ giúp xây dựng trải nghiệm cá nhân hóa sâu sắc hơn bao giờ hết.Để thực sự nâng tầm vị thế, Phú Quốc cần phát huy lợi thế cạnh tranh không chỉ từ tài nguyên mà còn từ chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng và sự chuyên nghiệp trong đón tiếp.

Mỗi chiến lược đón khách cần chú trọng đến việc đảm bảo sức chứa phù hợp, phân khúc thị trường rõ ràng, kích cầu chi tiêu hợp lý và – quan trọng nhất – là chuyển hóa nhận thức của du khách theo hướng tôn trọng và chung tay bảo tồn. Khi du khách cảm thấy mình là một phần của hệ sinh thái du lịch, họ sẽ ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và sẵn lòng quay trở lại.

Vấn đề không phải là làm sao để "nhiều người đến" mà là làm sao để "ai đã đến đều muốn quay lại". Đó là thước đo cho một điểm đến thông minh, bền vững và có chiều sâu. Và để điều đó xảy ra, Phú Quốc cần tiếp tục phát huy nội lực địa phương: từ nghệ nhân làng nghề đến người dân làm du lịch cộng đồng, từ nhà tổ chức sự kiện đến người dân làng chài tham gia làm du lịch. Tất cả là một phần trong hệ sinh thái cảm xúc của du khách.

Cuối cùng, truyền thông không chỉ là quảng bá. Truyền thông trách nhiệm là "một lời hứa đẹp nhưng trung thực", không thổi phồng mà nâng tầm, không tô vẽ mà khơi gợi. Hãy để hình ảnh Phú Quốc trong tâm trí du khách là một nơi mà họ đã từng sống hết mình, yêu hết lòng, và khao khát quay lại – không phải vì còn điều gì chưa thấy, mà vì còn điều gì đó chưa cảm hết.

Khi Phú Quốc thực sự trở thành một "trường cảm xúc du lịch" – nơi mà mỗi chuyến đi là một kỷ niệm đáng nhớ, mỗi lần trở lại là một hành trình mới mẻ – thì việc sánh ngang với Bali hay Phuket không còn là mục tiêu xa vời, mà là một hiện thực được kiến tạo bằng chính những giá trị bản địa và khát vọng sáng tạo của đảo ngọc.

Một hành trình để chinh phục du khách, nhất là những người đã từng đặt chân đến Bali, Phuket hay Maldives, không thể là hành trình ngắn hạn. Nó cần một nền tảng vững chắc, một tinh thần sáng tạo không ngừng và một niềm tin bền bỉ. Nhưng niềm tin ấy không hề viển vông, khi chúng ta chứng kiến sự kiên cường và tâm huyết của chính quyền địa phương, sự chung tay của doanh nghiệp, và hơn hết là sự chuyển mình của cộng đồng cư dân – những người đang lựa chọn Phú Quốc như một nơi để sống, để cống hiến, để kiến tạo giá trị.

Với tất cả những điều ấy, có thể tin tưởng rằng Phú Quốc sẽ không chỉ là một điểm đến. Đảo Ngọc sẽ là vệt sáng thịnh hằng trong bầu trời lãng mạn của du lịch Việt Nam, là nơi mà mỗi lần du khách đến đều là một lần khám phá – và mỗi lần rời đi, lại bắt đầu một nỗi nhớ.

* Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch TP.HCM

  • Cùng chuyên mục
Tăng tốc nâng cấp sân bay Phú Quốc phục vụ APEC 2027

Tăng tốc nâng cấp sân bay Phú Quốc phục vụ APEC 2027

Để phục vụ sự kiện lớn APEC 2027, tỉnh Kiên Giang đang đầu tư hàng loạt dự án trọng điểm. Trong đó, sân bay Phú Quốc được mở rộng thêm 1 đường cất hạ cạnh thứ 2 dài 3,3 km, xây mới nhà ga T2 (ga quốc tế) với công suất 20 triệu lượt khách, nhà ga VIP cùng sân đỗ máy bay 70 chỗ.

Đầu tư - 01/05/2025 14:39

Triển vọng thị trường bất động sản quý II

Triển vọng thị trường bất động sản quý II

Dù thị trường bất động sản đã được dự báo nhiều tích cực ở quý II khi các chủ đầu tư, doanh nghiệp mở bán dự án. Tuy nhiên, biến động từ chính sách thuế quan của Mỹ có thể tác động tới thị trường và tâm lý của khách hàng. Hơn nữa, mức giá chào bán của các dự án rất cao nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới thanh khoản.

Đầu tư - 01/05/2025 14:38

'Thức giấc' cùng những đại dự án nghỉ dưỡng

'Thức giấc' cùng những đại dự án nghỉ dưỡng

Từ những vùng đất bỏ hoang bên bờ biển đến những khu đô thị nghỉ dưỡng đang thành hình, miền Trung đang chứng kiến làn sóng đầu tư trở lại mạnh mẽ.

Đầu tư - 01/05/2025 08:29

Thi công xuyên lễ trên cao tốc 20.400 tỷ đồng

Thi công xuyên lễ trên cao tốc 20.400 tỷ đồng

3.500 nhân lực vẫn miệt mài làm việc trên cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn nhằm đưa dự án sớm về đích trong năm 2025.

Đầu tư - 01/05/2025 08:28

Chiến lược Kinh tế biển - Cần 'thể chế biển' để mở ra không gian phát triển 'vô tận'

Chiến lược Kinh tế biển - Cần 'thể chế biển' để mở ra không gian phát triển 'vô tận'

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã 2 lần xây dựng chiến lược kinh tế biển việt nam. Tuy nhiên, triển khai chiến lược hiện nay chưa được nhiều. Muốn xây dựng Chiến lược Kinh tế biển, cần 'thể chế biển' để mở ra không gian phát triển 'vô tận'.

Đầu tư - 30/04/2025 08:47

Tổng giám đốc FPT: Chúng tôi đặt mục tiêu thách thức nhưng không chủ quan

Tổng giám đốc FPT: Chúng tôi đặt mục tiêu thách thức nhưng không chủ quan

Trước những biến động của bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại xuyên quốc gia, mục tiêu tăng trưởng 20% doanh thu và 21% lợi nhuận trước thuế của FPT là con số đầy thách thức. Tổng giám đốc FPT khẳng định sẽ không chủ quan và theo sát diễn biến thị trường để có những kịch bản và hành động ứng phó kịp thời.

Đầu tư - 30/04/2025 08:40

Quảng Nam đề xuất xây dựng Làng đại học Đà Nẵng ở Tam Kỳ

Quảng Nam đề xuất xây dựng Làng đại học Đà Nẵng ở Tam Kỳ

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh địa điểm quy hoạch xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng hiện nay vào TP. Tam Kỳ.

Đầu tư - 30/04/2025 06:00

Đầu tư hơn 6.200 tỷ làm đường hầm ven biển Nha Trang

Đầu tư hơn 6.200 tỷ làm đường hầm ven biển Nha Trang

Dự kiến, dự án Tuyến đường hầm đường Trần Phú (tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa) dài khoảng 4,3km, tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng và được phân kỳ thành hai giai đoạn.

Đầu tư - 29/04/2025 14:17

Đề xuất đầu tư 43.734 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Đề xuất đầu tư 43.734 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được đề xuất đầu tư với quy mô 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Đầu tư - 29/04/2025 10:32

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.

Công nghệ - 29/04/2025 10:21

Huế sẽ dành loạt ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội

Huế sẽ dành loạt ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội

Huế sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội về chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí.

Đầu tư - 29/04/2025 09:56

Khánh thành Bến số 3, cảng quốc tế Lào - Việt tại Hà Tĩnh

Khánh thành Bến số 3, cảng quốc tế Lào - Việt tại Hà Tĩnh

Chiều 28/4, tại Khu kinh tế Vũng Áng, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Lào - Việt tổ chức Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt.

Đầu tư - 28/04/2025 21:09

Cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng đoạn qua Hà Tĩnh chính thức khai thác từ 18h ngày 28/4

Cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng đoạn qua Hà Tĩnh chính thức khai thác từ 18h ngày 28/4

Hai dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh gồm Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi – Vũng Áng và các nút giao đã hoàn thành theo thiết kế, chính thức đưa vào khai thác từ 18h hôm nay 28/4.

Đầu tư - 28/04/2025 20:44

Bất động sản xanh 'có giá' hơn sản phẩm thông thường

Bất động sản xanh 'có giá' hơn sản phẩm thông thường

Việt Nam hiện có 559 công trình với 13,6 triệu m2 diện tích sàn đạt chứng chỉ công trình xanh và 31.384 căn hộ, 3.234 nhà ở riêng lẻ đạt chứng nhận xanh. VARS cho biết, các bất động sản xanh có khả năng giữ giá tốt hơn trên thị trường thứ cấp, trong khi các công trình xanh có thể tăng giá trị tài sản lên 7% trong 5 năm, theo WorldGBC.

Đầu tư - 28/04/2025 16:38

Bình Định bố trí 750 tỷ cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định bố trí 750 tỷ cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Tỉnh Bình Định bố trí 750 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Đầu tư - 28/04/2025 14:59

KCP sẽ 'rót' thêm 60 triệu USD cho điện sinh khối, nhà máy đường ở Phú Yên

KCP sẽ 'rót' thêm 60 triệu USD cho điện sinh khối, nhà máy đường ở Phú Yên

Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam đề xuất nâng công suất Nhà máy đường Sơn Hòa lên 15.000 tấn mía/ngày; đồng thời, triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án Nhà máy điện sinh khối KCP Phú Yên với công suất 45MW, tổng mức đầu tư khoảng 60 triệu USD.

Đầu tư - 28/04/2025 07:05