Để hiện thực hoá cam kết Net Zero

ĐÌNH VŨ
07:00 10/12/2021

Để thực hiện cam kết Net Zero (phát thải ròng CO2 bằng 0) vào năm 2050, Việt Nam sẽ phải thay đổi rất lớn trong cơ cấu nguồn điện kể từ thời điểm hiện tại và điều này cần được thể hiện rõ trong Quy hoạch điện VIII.

dien gio thai hoa

Ảnh: Tập đoàn Thái Bình Dương

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, luỹ kế 11 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng điện toàn hệ thống đạt 233,67 tỷ kWh, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Trong đó, thủy điện chiếm 30,8%, nhiệt điện than chiếm 46,4%, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) chiếm 11,5%.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tính đến cuối năm 2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời, bao gồm điện mặt trời tập trung và điện mặt trời mái nhà đạt xấp xỉ 19.400 MW, tức là chiếm khoảng 25% tổng công suất của hệ thống điện Việt Nam. Còn với điện gió, tính đến ngày 31/10/2021 (thời hạn cuối cùng hưởng giá FIT) có 84 nhà máy điện gió với tổng công suất gần 4.000 MW được công nhận COD toàn phần hoặc một phần.

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045 đặt mục tiêu tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 - 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 - 600 tỷ KWh. Trong đó, tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045. Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.

Ngày 1/11/2021, tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu trong khuôn khổ COP26 tại TP. Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Thủ tướng khẳng định, mặc dù là nước đang phát triển, mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn 3 thập kỷ qua nhưng có lợi thế về năng lượng tái tạo, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Việt Nam đã cam kết về việc cắt giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030, đồng thời, cùng hơn 100 nhà lãnh đạo cam kết ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Những cam kết này khiến Việt Nam phải thay đổi chiến lược trong quy hoạch năng lượng thời gian tới, đặc biệt ở Quy hoạch điện VIII đang trong quá trình dự thảo.

Cần gì ở Quy hoạch điện VIII để đạt mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng 0?

Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, hiện phát thải nhà kính khoảng 350 triệu tấn CO2, đến từ 4 nguồn chính là ngành năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp và rác thải. Phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm 60%. Trong khi đó, nguồn thu khí nhà kính chủ yếu từ cây trồng, rừng với lượng hấp thụ hiện nay là khoảng 40-50 triệu tấn CO2. Có nghĩa là chúng ta đang phát thải ròng 300 triệu tấn CO2.

Thực tế, để Việt Nam thực hiện được cam kết đến năm 2050, lượng khí thải CO2 ròng bằng 0 (khí CO2 phát ra và CO2 thu về bằng nhau) là không đơn giản. Hiện nay trên cả thế giới mới có 137 quốc gia cam kết đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2050. Còn lại các quốc gia khác hoặc không đặt mục tiêu này hoặc lùi mốc này vào năm 2070 hoặc sau đó.

Ngay cả ở châu Á, cũng chỉ có một số quốc gia có nền kinh tế phát triển mới cam kết trung hoà khí nhà kính vào năm 2050 như Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều này đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta là nước đang phát triển, có nhu cầu lớn về năng lượng, sản xuất công nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Vy cho rằng, muốn đạt mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng 0 năm 2050 cần rất lớn sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Tính toán trên tất cả các phương án như đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc; đốt rác trực tiếp để không thải ra CO2; dùng các công nghệ hiện đại cho năng lượng thì theo Phó Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, yếu tố quan trọng hơn cả là phát triển năng lượng tái tạo và nguồn này phải chiếm từ 80-90% tổng công suất hệ thống thì Việt Nam mới có thể đạt được cam kết tại COP26.

Trong báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra sau Hội nghị COP26, đơn vị này đã tính toán lại cơ cấu nguồn điện để có thể đạt mục tiêu Việt Nam đề ra.

Theo đó, dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh (tháng 11/2021) như sau:

Quy-hoach-dien-VIII

Nguồn: Báo cáo Bộ Công Thương

Cơ cấu nguồn điện các năm 2025, 2030, 2035, 2040, 2045 cơ bản sẽ gồm: Nhiệt điện than chiếm lần lượt 28,1%; 26,7%; 23,1%; 19,8%; 17,1%. Thuỷ điện là 23,1%; 16,6%; 11,4%; 8,8%; 7,5%. Điện gió và điện gió offshore chiếm lần lượt là 11,6%; 12,7%; 16,3%; 20,2%; 22,3%. Điện mặt trời và áp mái chiếm lần lượt là: 17,1%; 14,7%; 18,3%; 19,4%; 20,9%; Điện sinh khối và NLTT khác chiếm lần lượt là: 2,2%; 2,2%; 1,7%; 1,5%; 1,5%.

Nhìn vào Quy hoạch nêu trên của Bộ Công Thương có thể thấy, tỷ trọng nhiệt điện than và thuỷ điện được quy hoạch giảm dần sau mỗi 5 năm. Đến năm 2045 tỷ trọng cả điện than và thuỷ điện trong tổng công suất đặt toàn hệ thống là 24,6%; còn điện năng lượng tái tạo chiếm khoảng 44,7%.

Phương án tháng 11 đã điều chỉnh giảm nhiệt điện than lần lượt là 1,2% và 4,1% cho năm 2030 và 2045 so với bản dự thảo Quy hoạch tháng 3; điều chỉnh tăng điện gió (gồm cả offshore) lên lần lượt 1% và 0,1%; điện mặt trời và áp mái giảm lần lượt 1% và 1,8%; Điện sinh khối và NLTT khác giảm 1,2% năm 2030.

Tuy nhiên, có thể thấy về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn của nhiệt điện than và thuỷ điện giảm dần, nhưng công suất vẫn tăng qua các năm. Như nhiệt điện than tăng từ 29.679 MW năm 2025 lên 43.149 MW năm 2045, tương đương mức tăng 45%; thuỷ điện cũng tăng từ 25.529 MW lên 30.936 MW tương đương mức tăng 21%.

Về cơ bản, dự thảo Quy hoạch điện VIII cho đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết 55 với cơ cấu nguồn điện xanh và sạch hơn. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu Việt Nam cam kết về trung hoà khí nhà kính tại COP26 là chưa rõ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chuyên gia năng lượng, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo – Bộ Công thương cho biết, chúng ta đang chứng kiến quá trình chuyển dịch năng lượng, tức là năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh và sạch. Đây là xu hướng chung của thế giới, nhưng tốc độ và thời điểm thích hợp cần được cân nhắc cụ thể để không ảnh hưởng đến cả sự vận hành của nền kinh tế.

Tóm lại, ông Anh Tuấn cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện các cam kết với thế giới, có thể đạt trung hoà khí CO2 năm 2050, hệ thống năng lượng có thể đạt 100% là năng lượng xanh và sạch nhưng điều quan trọng là cần lượng hoá được cái giá phải trả, sức chịu đựng của người dân khi hiện thực hoá giấc mơ năng lượng sạch. Từ đó mới có những phương án cụ thể như NLTT bao nhiêu, rủi ro bất ổn nguồn cung thì bù đắp thế nào, nhập khẩu điện bao nhiêu là đủ...

  • Cùng chuyên mục
Thêm 2 cổ phiếu chuẩn bị rời sàn HoSE

Thêm 2 cổ phiếu chuẩn bị rời sàn HoSE

Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu PSH và KPF bị HoSE đưa ra quyết định xem xét hủy niêm yết bắt buộc.

Tài chính - 15/06/2025 08:10

Phú Tài giữ mức cổ tức 25% năm thứ hai

Phú Tài giữ mức cổ tức 25% năm thứ hai

CTCP Phú Tài sẽ chi hơn 100 tỷ đồng để trả cổ tức còn lại năm 2024. Với việc đã tạm ứng 10% trước đó, tổng cổ tức doanh nghiệp chi trả đạt 25% và năm thứ hai duy trì tỷ lệ này.

Tài chính - 14/06/2025 11:52

Đầu tư thế nào trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động?

Đầu tư thế nào trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động?

Sau một giai đoạn phục hồi tốt từ phiên "đáy" của năm 2025 (9/4/2025), VN-Index trong giai đoạn gần đây đang rơi vào trạng thái điều chỉnh với 6/8 phiên giảm điểm tính từ phiên 4/6 đến 13/6.

Tài chính - 14/06/2025 06:45

Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí ‘rực sáng’

Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí ‘rực sáng’

Nhóm cổ phiếu dầu khí trở thành điểm sáng trên thị trường khi đồng loạt tăng mạnh, trong đó PLX gây chú ý khi tăng hết biên độ.

Tài chính - 13/06/2025 17:26

Lập Sở giao dịch vàng quốc gia: Nhà đầu tư được hưởng lợi gì?

Lập Sở giao dịch vàng quốc gia: Nhà đầu tư được hưởng lợi gì?

Với việc triển khai Sở giao dịch vàng quốc gia, người dân, nhà đầu tư không chỉ được phép mua vàng vật chất tại các cửa hàng, mà quan trọng hơn là có thể mở tài khoản vàng tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính trung gian, thực hiện các giao dịch mua, bán vàng tương tự như cổ phiếu…

Tài chính - 13/06/2025 15:43

PVTrans chuẩn bị chia cổ tức cao kỷ lục

PVTrans chuẩn bị chia cổ tức cao kỷ lục

PVTrans sẽ phát hành gần 114 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024, tương ứng tỷ lệ 32%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 4.699 tỷ đồng.

Tài chính - 13/06/2025 13:27

Tôn Đông Á sẽ niêm yết HoSE, trả cổ tức tỷ lệ 40%

Tôn Đông Á sẽ niêm yết HoSE, trả cổ tức tỷ lệ 40%

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu gặp khó, Tôn Đông Á sẽ tập trung hơn cho thị trường nội địa, mục tiêu nâng tỷ trọng sản lượng lên 75%.

Tài chính - 12/06/2025 15:32

Thị trường vàng ra sao khi xoá bỏ độc quyền vàng miếng?

Thị trường vàng ra sao khi xoá bỏ độc quyền vàng miếng?

Ngoài thương hiệu SJC độc quyền bấy lâu nay sẽ có thêm các thương hiệu vàng của các doanh nghiệp, ngân hàng được cấp phép sản xuất, và chỉ những doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được cấp hạn mức nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Tài chính - 12/06/2025 14:48

Chứng khoán HSC sắp tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Chứng khoán HSC sắp tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Chứng khoán HSC chào bán 360 triệu cổ phiếu cho cổ đông với giá 10.000 đồng/cp, mục tiêu tăng vốn lên trên 10.000 tỷ đồng.

Tài chính - 12/06/2025 10:53

Nợ xấu ngân hàng: Chưa thể yên tâm

Nợ xấu ngân hàng: Chưa thể yên tâm

Nghiên cứu vừa công bố của Vietnam Report nhận định nợ xấu đã đi qua thời kỳ khó khăn nhất, tuy nhiên nhóm nợ có khả năng mất vốn đã đạt kỷ lục, chiếm 1,25% tổng dư nợ cho vay khách hàng với trên 176 nghìn tỷ đồng.

Tài chính - 12/06/2025 07:00

Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?

Động lực nào cho kế hoạch kinh doanh đột biến của Phát Đạt?

Phát Đạt sẽ đẩy mạnh bán hàng và cải thiện dòng tiền năm nay. 3 dự án trọng tâm gồm Quy Nhơn Iconic, La Pura và chuỗi căn hộ trung cấp Thuận An 1&2.

Tài chính - 11/06/2025 11:47

Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện

Viglacera sẽ tái cấu trúc toàn diện

Với việc được ĐHĐCĐ thường niên thông qua, mục tiêu chiến lược quan trọng Viglacera trong giai đoạn phát triển tiếp theo là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh ở lĩnh vực vật liệu xây dựng và bất động sản.

Tài chính - 10/06/2025 17:13

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Vì sao dòng tiền dồi dào nhưng VN-Index vẫn loanh quanh 1.300 điểm?

Dù thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện, song các chuyên gia nhìn nhận có nhiều yếu tố khiến VN-Index chỉ loanh quanh mốc 1.300 điểm.

Tài chính - 10/06/2025 11:57

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Thị trường sắp có thêm công ty chứng khoán vốn trên vạn tỷ

Chứng khoán LPBank sẽ chào bán 878 triệu cổ phiếu để nâng vốn gấp 3 lên 12.668 tỷ đồng, lọt vào số ít các đơn vị có vốn trên vạn tỷ đồng.

Tài chính - 10/06/2025 11:47

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam đang phát triển ra sao?

Với sự hiện diện của nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế cũng như sự mạnh tay trong việc triệt phá các đường dây thực phẩm chức năng giả, thị trường TPCN trong nước được kỳ sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Tài chính - 10/06/2025 08:29

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Đầu tư cổ phiếu nào khi áp lực bán gia tăng?

Áp lực bán hiện hữu, các đơn vị phân tích khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời và chờ mua ở nhịp chỉnh với nhóm cổ phiếu có triển vọng kinh doanh quý II tốt.

Tài chính - 09/06/2025 14:59