ĐBSCL vẫn còn dư địa để nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Nhàđầutư
Đó là nhận xét của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Vũ Tiến Lộc tại hội nghị phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
TRƯỜNG CA
07, Tháng 05, 2018 | 10:03

Nhàđầutư
Đó là nhận xét của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Vũ Tiến Lộc tại hội nghị phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

1

 Quang cảnh Hội thảo PCI vùng ĐBSCL

Vừa qua, tại Thành Phố Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chi nhánh tại Cần Thơ phối hợp với Dự án năng lực cạnh tranh PCI tổ chức hội thảo Phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2017 vùng ĐBSCL và những bài học kinh nghiệm trong quản lý và cải cách.

Theo báo cáo tại hội thảo cho thấy, năm 2017, các tỉnh thuộc ĐBSCL tiếp tục nằm trong nhóm có chỉ số PCI cao nhất cả nước, đạt 63,40 điểm. Đặc biệt, trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất qua điều tra PCI năm 2017 thì có tới 5 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL bao gồm: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Long An và Cần Thơ. Kể từ năm 2014 tới nay, vùng ĐBSCL luôn có chỉ số PCI trung bình cao nhất trong 6 vùng trên toàn quốc. Kết quả này, cũng chính là sự nỗ lực của các cấp chính quyền nhằm  tạo dựng thương hiệu của vùng ĐBSCL có môi trường kinh doanh thân thiện, năng động và hỗ trợ, nhằm góp phần thu hút đầu tư cho vùng ĐBSCL.

Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, để tiếp tục nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trong thời gian tới, trước hết các địa phương trong vùng cần đề ra nghị quyết về cải thiện PCI; cần thiết phải thành lập hiệp hội doanh nghiệp cấp tỉnh thống nhất các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ để là nơi tham mưu, cầu nối giữa cơ quan chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp đồng thời liên kết các doanh nghiệp để thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các tỉnh thành cần xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp quận huyện, sở ban ngành, cấp xã, phường và đến từng cán bộ công chức... để đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cán bộ công chức, tạo áp lực thúc đẩy cải cách.

Ông Lộc cho biết, khi có hiệp hội doanh nghiệp thống nhất, các địa phương thành công đều là những nơi tạo điều kiện cho hiệp hội doanh nghiệp tham gia vào tất cả các cuộc họp, các chương trình nghị sự của Đảng, chính quyền để bàn về phát triển kinh tế cho địa phương.... 

“Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2020 cả nước phát triển thêm 1 triệu doanh nghiệp mới, đồng thời phát triển 3 triệu hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp, để hiện thực mục tiêu này, phải là sự thúc đẩy và điều hành của các cấp chính quyền điạ phương, và cải  thiện PCI, không phải là điểm số thứ hạng, mà là sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng”, ông Lộc nói.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, chỉ số  PCI năm 2017 có nhiều cải thiện so với năm trước, nhưng ngay cả ở các đại phương có PCI tốt nhất, cũng mới đạt tổng mức điểm số 7/10, chưa đạt 8 hoặc 9/10, tức là chưa đạt được điểm số PCI xuất sắc. Như vậy, các tỉnh vẫn còn dư địa đến 30% (3/10) để cải cách – cải  thiện chỉ số PCI ở  năm 2018 và các năm tới.

“Trong đó, các điểm mạnh cần bức phá đi lên, chính là thước đo của chuẩn mực quốc tế và sự hài lòng ngày càng cao hơn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân", ông Lộc nhấn mạnh.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, Giám đốc Dự án PCI, “Vùng ĐBSCL trong nhiều năm qua luôn có chỉ số PCI ở tốp đầu. Điều này thể hiện chất lượng điều hành của vùng luôn được cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao, đồng thời cũng thể hiện mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân trong vùng ngày càng tăng.

Theo phân tích của các đại biểu tại Hội thảo, chỉ số PCI của vùng ĐBSCL luôn đạt ở mốc cao là nhờ các yếu tố: Nơi thành lập doanh nghiệp dễ dàng nhất, cải cách hành chính có chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp phải chịu gánh nặng “chung chi – bôi trơn” thấp nhất, cơ hội thuận lợi tiếp cận đất đai và sử dụng ổn định lâu dài cho doanh nghiệp, môi trường pháp lý an toàn và kinh doanh bình đẳng.

Dù vậy, các đại biểu cũng chỉ ra các mặt yếu ảnh hưởng tới chỉ số PCI của vùng ĐBSCL như chất lượng lao động còn thấp, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chưa được thuận lợi…

Ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ, cho biết,  hiện nay 9/13 tỉnh thành trong vùng ĐBSCL  đã xây dựng Chương trình khởi nghiệp và thiết lập hệ sinh thái khởi nghiệp.

Theo ông Lam, việc cải thiện CPI là cơ hội để cho vùng ĐBSCL thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Hiện đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (FDI) đang đặt ra những yêu cầu về cải cách hành chính mạnh mẽ hơn, cũng vì vậy PCI sẽ  là công cụ tham khảo hiệu quả, cần xác định chỉ số để tập trung cải thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ