ĐBSCL: Cát tăng giá chóng mặt

Nhàđầutư
Nhu cầu cát cho các công trình dự án giao thông tại Đồng bắng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 28.000m3/ngày, nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng khoảng 30%. Trước vấn đề nóng bỏng này, lãnh đạo Bộ GTVT có công văn đề nghị các địa phương tăng cường khai thác để đáp ứng nguồn cung.
TRƯỜNG CA
06, Tháng 07, 2017 | 15:33

Nhàđầutư
Nhu cầu cát cho các công trình dự án giao thông tại Đồng bắng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 28.000m3/ngày, nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng khoảng 30%. Trước vấn đề nóng bỏng này, lãnh đạo Bộ GTVT có công văn đề nghị các địa phương tăng cường khai thác để đáp ứng nguồn cung.

nha-dau-tu-khai-thac-cat

Nhu cầu cát cho các công trình dự án giao thông tại Đồng bắng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 28.000m3/ngày, nhưng nguồn cung chỉ đáp ứng khoảng 30% (Ảnh: Trường Ca)

Ăn mặn sẽ khát nước

Các tỉnh, thành nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, cát sông được xác định là loại khoáng sản không tái tạo, nhưng được sử dụng rất nhiều. Hiện, vẫn chưa có đánh giá đầy đủ trữ lượng cát sông và kế hoạch sử dụng cát dài hạn cho mục đích kinh tế xã hội đối với từng vùng miền.  

Từ năm 2004 - 2010, thời kỳ thịnh vượng của các dự án đô thị trên vùng đất “hai lúa” thi nhau mở ra theo kiểu “trăm hoa đua nở”, mỗi địa phương ĐBSCL có hàng chục dự án diện tích từ 10ha đến vài chục, thậm chí là hàng trăm ha, chủ yếu để phân lô, bán nền. Trước khi mở bán, các dự án này cần lượng cát khổng lồ để san lấp với cao độ từ 1 đến 1,5m. Không phân biệt là cát xây dựng hay cát san lấp, người người tập trung hút cát từ sông bơm cho các khu đô thị. Ngoài ngành xây dựng và địa ốc, ngành giao thông và các khu công nghiệp mỗi năm cũng ngốn hàng triệu m3 cát.

Vào năm 2009, Chính phủ Camphuchia đóng cửa xuất khẩu cát. ĐBSCL thiếu cát xây dựng trầm trọng. Ngay sau lệnh cấm xuất khẩu của Campuchia, loại cát vàng từ 2.1 đến 2.5 chuyên phục vụ cho kết cấu bê tông móng cột bị đẩy giá lên 2-3 lần. Thậm chí giá cao nhưng cũng không có để bán. Để thay thế, nhiều công trình cầu đường trong vùng ĐBSCL phải xay đá thay thế.

Chia sẻ về tình hình khai thác cát tại địa phương, ông Trần Hoàng Tựu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, dù đã được quy hoạch, thăm dò, đánh giá trữ lượng và quản lý khai thác theo quy trình, nhưng do cát được sử dụng rất nhiều cho các dự án phát triển KT-XH ở trong và ngoài tỉnh, thậm chí là cả vùng ĐBSCL nên địa phương có 28 mỏ cát được cấp phép có 24/28 mỏ hoạt động. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra các trường hợp vi phạm (khai thác cát trái phép) chủ yếu trên các tuyến sông Cổ Chiên, sông Tiền và sông Hậu. "Cát tặc" sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng.

Hệ lụy của khai thác cát

Theo nghiên cứu và đánh giá của các chuyên gia, nước và lượng phù sa kèm cát sỏi từ thượng nguồn sông Mekong chảy về vùng hạ lưu (ĐBSCL) ngày càng giảm. Mức độ giảm nhanh do tác động của làn sóng ngăn đập để xây dựng thủy điện trên thượng nguồn và dòng chính sông Mekong. Vì thế, những năm gần đây, vùng ĐBSCL không còn lũ “mất lũ”. Mùa khô nước mặn lấn sâu thêm hàng chục km, đe dọa đời sống hàng chục triệu dân. Sạt lở và sụt lún cũng liên tiếp xảy ra kéo theo bất ổn về môi trường sinh thái và xã hôi.

A1

Khai thác nước ngầm và khai thác cát sông quá mức khiến cho tình trạng sụt lún đất vùng ĐBSCL diễn ra nhanh và nguy hiểm hơn so với kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng (Ảnh: Trường Ca)

TS Dương Văn Ni, Khoa Môi trường của Đại học Cần Thơ cho biết, tình trạng sụt lún đất vùng ĐBSCL diễn ra nhanh và nguy hiểm hơn so với kịch bản biến đổi khí hậu nước biển dâng. Nguyên nhân do khai thác nước ngầm và  khai thác cát sông quá mức. Bởi cát ở đáy các dòng sông là nền móng của châu thổ ĐBSCL, hình thành từ lâu đời. Gần đây, cát đáy sông bị nạo vét không kiểm soát, đang phá vỡ nền móng ấy.

“Như một tòa nhà, khi nền móng bị khoét rỗng thì điều gì xảy ra có thể dự đoán được nên những năm gần đây, mỗi mùa gió chướng sau Tết Nguyên đán là bờ biển ĐBSCL bị sóng đánh xói lở lớn, nhiều nơi xói lở sâu vào hàng trăm mét, đê bê tông cũng vỡ. Con người là cái bóng của thiên nhiên, chỉ nương theo thiên nhiên mới yên lành, còn nếu chọc giận thiên nhiên sẽ lãnh hậu quả khó lường", TS Ni nói.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia độc lập về môi trường cho biết, quá trình kiến tạo từ việc vận chuyển phù sa từ thượng nguồn của sông Mekong về đã tạo nên ĐBSCL và thời gian mất khoảng 4.000 đến 6.000 năm. Nay, trên dòng sông MeKong, các nước đã và đang ráo riết xây đập thủy điện, khiến lượng phù sa đổ về ĐBSCL giảm mạnh (khoảng 50%). Trong khi đó, nguồn nước sông Mekong không đổ về mạnh, bị sóng biển lấn nên ĐBSCL có nguy cơ biến mất chỉ trong vòng 100 năm tới.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia đều chung nhận định, tình trạng sạt lở đất khiến cho ĐBSCL đang biến dạng, có nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên nhân chính hiện hữu trước mắt đó là, hoạt động của dòng chảy do tác động của các đập thủy điện tại thượng nguồn và tình trạng khai thác cát ồ ạt ở các con sông.

Từ thực trạng khai thác cát qáu đà, TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cảnh báo: Hiện nay, lòng sông Tiền và sông Hậu đã sâu hơn một cách nhanh chóng so với trước đây. Nguyên nhân chính do khai thác cát sỏi quá mức, trong khi lượng cát sỏi bù vào ngày càng ít đi do các nước xây đập thủy điện.

"Để giảm thiểu sạt lở do khai thác cát, đã đến lúc các nhà quản lý, các chủ công trình và dự án nên nhập khẩu cát để giảm việc khai thác cát sông. Với khu dân cư mới không tôn cao nền như trước, nên làm nhà theo kiểu “nhà sàn” bằng bê tông, tầng trệt, mùa mưa - lũ để nước ngập tự nhiên; mùa khô có thể tận dụng làm kho hay canh tác “nông nghiệp” ngắn ngày", TS Lê Anh Tuấn đề xuất.

Giá cát cao ngất ngưỡng

Sự lộng hành của “cát tặc”, ngoài việc gây ra sạt sở bờ sông..., còn gây bức xúc xã hội và tầng lớp dân nghèo. Từ khi tuyên chiến với “cát tặc” theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính Phủ vào đầu quý 2 đến nay, tuy có giảm nhưng cát ở vùng ĐBSCL trở nên mất cân đối cung cầu trầm trọng. Do thiếu hụt nguồn cung nên cát liên tục bị đẩy giá. Trên thị trường tăng từ 100% đến 300% (tùy loại).

B

Thiếu cát nên nhiều công trình xây dựng bị ngưng trệ 

Hiện tại, cát lấp (lẫn tạp chất và bùn lấp) giá gần 200.000 đồng/m3 (tăng hơn 2,5 lần). Dù vậy, đặt bơm với số lượng nhiều cũng không có. Cát xây tô 1.6 - 1.7, tương đương cát lấp loại tốt trước đây cũng được đẩy giá lên từ 350.000 đồng đến gần 400.000 đồng/m3 (tăng gấp 3 lần).

Ông Lê Văn Trấn, Giám đốc Trung tâm xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Thốt Nốt, TP. Cần Thơ cho biết, do giá cát tăng gấp 3 lần, lại thiếu nguồn cung nên dự án của Công ty ô tô Trường Hải, được giao cho thuê 3,3ha đất xây dựng nhà xưởng kinh doanh và bảo trì dù kế hoạch bơm cát san nền bàn giao vào 30/5 nhưng đến nay vẫn dang dở. Thậm chí, nếu chủ đầu tư không điều chỉnh lại giá, bên nhận dịch vụ bơm cát sẽ lỗ nặng.

Việc Bộ GTVT có công văn đề nghị các địa phương tăng cường khai thác để đáp ứng nguồn cung cho các công trình dự án trọng điểm đang triển khai là giải pháp cần thiết, góp phần giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án và giúp hạ nhiệt giá cát đang “nhảy múa“.

Tuy vậy, việc khai thác cát ở đâu khi mà các mỏ được cấp phép đã cạn nguồn là vấn đề nhức nhối. Không phải địa phương nào trong vùng ĐBSCL đều có cát để cấp phép khai thác mới. Nguồn có thể sẵn sàng để bù chỉ có thể là các cồn trên sông Tiền và sông Hậu. Chính nguồn này đã được lực lượng “cát tặc” trước đây khai thác ở chân cồn.

Vấn đề đặt ra là nếu xem cát cồn để thay thế cát sông thì phải hy sinh mất cồn, cũng như để bảo vệ cồn trước nạn “cát tặc”, người dân từng phải bất chấp hiểm nguy để canh giữ. Nhưng vùng ĐBSCL dù có chấp nhận hy sinh hết các cồn trên sông để lấy cát phục vụ cho các công trình KT-XH thì cũng chỉ giải quyết trong thời gian ngắn hạn vì trữ lượng cát cồn chắc chắn sẽ ít hơn cát sông nhiều lần.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ