Đầu tư cả triệu tỉ đồng cho 3 đặc khu liệu có hiệu quả?
Đầu tư hàng chục tỉ USD có thể làm nên gánh nặng rất lớn cho nền kinh tế, liệu lợi ích đặc khu mang lại có lớn hơn chi phí bỏ ra hay không?

Công trình nhà ga cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đang được gấp rút xây dựng - Ảnh: ĐỨC HIẾU
Với tầm quan trọng của đặc khu và số tiền đầu tư rất lớn, có nhiều ý kiến khác nhau, kiến nghị nhiều giải pháp để đầu tư vào đặc khu có hiệu quả chung cho đất nước...
Theo TS Huỳnh Thế Du, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, việc huy động nguồn lực lớn vào phát triển 3 đặc khu kinh tế phải tính đến hiệu quả đầu tư. Bởi vốn đầu tư hàng chục tỉ USD có thể làm nên gánh nặng rất lớn cho nền kinh tế, liệu lợi ích đặc khu mang lại có lớn hơn chi phí bỏ ra hay không, cần cân nhắc.
Ông Du đặt vấn đề đầu tư vào khu vực Hà Nội, TP.HCM để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao khả năng đổi mới, sáng tạo có thể hiệu quả hơn. Bối cảnh hiện nay cần tạo ra các đô thị cạnh tranh quốc tế, nơi tập trung người giỏi, người giàu...
Nếu đặt mục tiêu thu hút những doanh nghiệp quốc tế, ông Du vẫn cho rằng khu phía đông TP.HCM gồm vùng Thủ Thiêm, quận 9, quận 2 sẽ là một đặc khu hiệu quả hơn. Lưu ý cần cân nhắc rất kỹ giữa lợi ích và chi phí, ông Du cho rằng mức độ sẵn sàng trong phát triển các đặc khu cần được tính đến.
Nhấn mạnh đằng sau đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc) là Hong Kong, ông Du nhìn nhận muốn phát triển thành công đặc khu kinh tế cần một chỗ dựa.
Với đặc khu Phú Quốc có thể phát triển cụm ngành du lịch, đặc khu Vân Đồn nếu có chiến lược quyết liệt phát triển gắn với nền kinh tế Trung Quốc sẽ có cơ hội lớn. Còn đặc khu Bắc Vân Phong, ông Du cho rằng đến nay chưa rõ chỗ dựa phát triển và nền tảng cho thành công...
TS Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, chưa tin ba đặc khu sẽ phát triển thành công các ngành công nghệ cao, bởi Hà Nội và TP.HCM có khả năng tốt nhất nhưng vẫn không làm được.
Đồng quan điểm, GS Nguyễn Mại dẫn chứng khi Samsung quyết định đầu tư trung tâm nghiên cứu phát triển tại Hà Nội quy mô khoảng 3.200 kỹ sư, UBND TP Hà Nội định cấp đất tại Đông Anh, rồi Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Samsung đều không đồng ý. Lý do là những kỹ sư công nghệ cao chỉ thích hợp làm việc tại khu vực trung tâm Hà Nội.
Trong khi đó, TS Trần Hữu Hiệp, nguyên trưởng bộ phận giúp việc tổ nghiên cứu cơ chế đặc thù Phú Quốc, cho biết ba vấn đề cốt lõi quyết định sự thành công của một đặc khu kinh tế là vốn, tổ chức bộ máy và hạ tầng. So với hai đặc khu là Vân Đồn và Bắc Vân Phong thì Phú Quốc có nhiều lợi thế vượt trội về địa chính trị, hạ tầng và nguồn thu.
Theo ông Hiệp, việc các tỉnh đề xuất trung ương cho giữ lại nguồn thu và tăng nguồn lực đầu tư hạ tầng đặc khu là cần thiết, bởi đã là đặc khu kinh tế thì phải có chính sách vượt trội hơn các nơi.
"Phú Quốc có nguồn thu mỗi năm trên 2.000 tỉ đồng, nhưng phải nộp về ngân sách tỉnh, sau đó xin điều tiết lại. Nên cho các đặc khu được giữ lại nguồn thu để chủ động, giảm bớt tầng nấc trung gian" - ông Hiệp nói.
TS Trần Đình Thiên (viện trưởng Viện Kinh tế VN): Căn cứ kỳ vọng mỗi đặc khu để đầu tư
Ưu đãi bình thường sẽ không hiện thực hóa được mục tiêu tạo đặc khu. Vì vậy, Bộ Tài chính không nên vì lo ngại thất thu ngân sách mà "bác" yêu cầu của các tỉnh.
Song điều đó cũng không có nghĩa Nhà nước sẽ đáp ứng các yêu cầu này một cách vô điều kiện và bằng mọi giá.
Theo tôi, phải căn cứ vào kỳ vọng của mỗi đặc khu xem nó phát triển thế nào để có mức đầu tư và ưu tiên hợp lý. Sau đó trung ương sẽ đầu tư cho đặc khu những khoản gì, ở chỗ nào?
Chúng ta cần nhấn mạnh thêm rằng mục tiêu lập đặc khu là để thu hút các nhà đầu tư đàng hoàng, có trình độ cao.
Tuy nhiên, cách chúng ta kéo họ đến hiện nay chủ yếu nhấn mạnh vào ưu tiên ưu đãi thuế, tăng quyền sử dụng đất, ưu tiên này, ưu tiên kia. Trong khi đó, thể chế vượt trội cao, hình mẫu thể chế tốt nhất lại thận trọng, dè dặt.
Tôi cho rằng đặc khu trong thời đại ngày nay phải đặc biệt chú trọng ưu tiên thể chế vượt trội, chứ không phải chỉ chú trọng ưu tiên ưu đãi. Như thế mới có nhà đầu tư tốt. Theo lối xin ưu tiên, ưu đãi, chúng ta vô tình đi vào lối mòn xin - cho.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (trưởng bộ môn quản trị tài chính quốc tế, Học viện Tài chính): Dựa trên quy hoạch phát triển từng đặc khu để xem xét
Các đặc khu kinh tế cần có cơ chế đặc biệt riêng để tự quyết định được trong phạm vi không vi phạm luật.
Từ đó đem lại lực hút với nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như đem lại ý chí, khả năng độc lập, tự chủ, tự phát huy của các cán bộ ở đặc khu đó.
Nếu cả ba địa phương đều xin giữ lại thêm nguồn thu trên địa bàn để làm đặc khu, ngân sách nhà nước sẽ đối mặt với nguy cơ hụt thu nghiêm trọng.
Tuy nhiên nếu không dành ưu đãi đặc biệt, đặc khu không mang tới hiệu quả cao nhất. Do vậy, cơ quan quản lý phải dựa trên quy hoạch phát triển từng đặc khu để xem xét mình cần phải làm gì, làm thế nào để phát triển đặc khu.
Theo Tuổi trẻ
- Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi đổi chủ đầu tư đối với 8 dự án nghìn tỷ
8 dự án do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được chuyển cho Ban Quản ý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi.
Đầu tư - 16/05/2025 15:43
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Thái Lan đã hiện diện tại nhiều ngành kinh tế, trải rộng từ thương mại, nông nghiệp đến tài chính, du lịch, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Đầu tư - 16/05/2025 14:19
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ, trao nhiều văn kiện hợp tác kinh tế-đầu tư
Các văn kiện trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, giáo dục, an ninh sẽ tạo tiền đề cho việc cụ thể hóa các nội dung hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Đầu tư - 16/05/2025 14:07
Tăng trưởng kinh tế không thể bám mãi vào 'mặt đất'
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, vùng Thủ đô trong tư duy mới không chỉ là không gian gắn với Hà Nội, mà là trung tâm của trung tâm, là điểm hội tụ và lan tỏa của các nguồn lực phát triển. Tăng trưởng không thể bám mãi vào "mặt đất" với những giới hạn về quỹ đất, hạ tầng, dân số. Do đó, cần mở rộng không gian vật lý sang không gian số, không gian ngầm, không gian trên cao, không gian biển, thậm chí là không gian vũ trụ.
Đầu tư - 16/05/2025 10:58
Bình Định nghiên cứu làm sân golf trên núi Vũng Chua
Bình Định đang nghiên cứu quy hoạch khu vực núi Vũng Chua (TP. Quy Nhơn) thành một tổ hợp đa chức năng, bao gồm: Sân golf, khu đô thị dịch vụ nghỉ dưỡng…
Đầu tư - 16/05/2025 09:33
Đề xuất bỏ cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư uy tín
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường kiến nghị nghiên cứu bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số nhóm dự án cụ thể hoặc khoanh vùng phạm vi áp dụng; thí điểm bỏ cấp phép xây dựng với các chủ đầu tư uy tín.
Đầu tư - 16/05/2025 09:02
Toàn cảnh 'siêu thành phố' miền Trung khi hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam
Sau hợp nhất, TP. Đà Nẵng mới có diện tích tự nhiên hơn 11.867km2, quy mô dân số hơn 3 triệu người. Trung tâm chính trị - hành chính sau khi hợp nhất đặt tại quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng hiện nay).
Đầu tư - 16/05/2025 06:45
Thiên Hưng Mỹ Thọ 'trúng' 3 dự án cụm công nghiệp tại Bình Định
Bình Định vừa phê duyệt ba dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 630 tỷ đồng.
Đầu tư - 15/05/2025 20:54
VinaCapital: Nghị quyết 68 tạo sức bật cho nền kinh tế tư nhân
Bộ Chính trị mới đây ban hành Nghị quyết 68 – một chỉ thị quan trọng, được kỳ vọng sẽ tạo sự thay đổi lớn trong định hướng phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Đầu tư - 15/05/2025 13:18
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được mở rộng vào tháng 8/2025
Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng để nâng quy mô từ 2 làn lên thành 4 làn xe, dự kiến khởi công vào tháng 8/2025.
Đầu tư - 15/05/2025 10:03
Đà Nẵng giải 'cơn khát' vật liệu cho cao tốc Hòa Liên - Túy Loan
Đà Nẵng quyết định nâng công suất mỏ đá Trường Bản để phục vụ dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan.
Đầu tư - 15/05/2025 08:30
LICOGI 13 làm dự án hơn 700 tỷ đồng ở Quảng Trị
CTCP LICOGI 13 vừa được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Quán Ngang giai đoạn 3.
Đầu tư - 15/05/2025 07:30
Savills: Thuế quan Mỹ sẽ tạo thách thức cho thị trường bất động sản Việt Nam
Thuế quan Mỹ có thể tác động tới phân khúc bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn, nhưng cũng đem lại cơ hội cho phân khúc bất động sản nhà ở, theo Savills Việt Nam.
Đầu tư - 14/05/2025 14:46
Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn là những lĩnh vực trọng tâm được xác định là hạt nhân phát triển của cả Việt Nam và Hoa Kỳ trong thập kỷ tới, qua đó góp phần cân bằng thương mại và đầu tư hai nước.
Đầu tư - 14/05/2025 14:45
VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Dự án mong muốn hoàn thành vào năm 2030, đặt nền móng cho công nghiệp đường sắt và tạo động lực phát triển mới cho các địa phương, góp phần đưa kinh tế Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.
Đầu tư - 14/05/2025 12:02
Cận cảnh loạt đất vàng tại Huế đang đợi nhà đầu tư
Các khu đất vàng dọc tuyến đường Lê Lợi, TP. Huế đã bị bỏ hoang suốt thời gian qua sẽ được địa phương 'cởi trói' để thu hút nhà đầu tư.
Đầu tư - 14/05/2025 09:46
- Đọc nhiều
-
1
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
2
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
3
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
4
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
-
5
Hacom Holdings muốn làm 6.000 căn nhà ở xã hội tại Nghệ An
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago