Đất hiếm Việt Nam - 'Kho báu' đang chờ khai thác
"Có người cho rằng phải để lại đất hiếm cho thế hệ mai sau nhưng tôi nghĩ là cần khai thác ngay để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước nhà", PGS.TS. Lê Bá Thuận, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm nói.
Đất hiếm là khoáng sản đặc biệt gồm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Nguyên tố đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực từ điện tử, kỹ thuật nguyên tử, chế tạo máy, công nghiệp hóa chất, đến lĩnh vực luyện kim và cả chăn nuôi, trồng trọt…
Theo Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Từ đó có thể thấy, Việt Nam là một trong những nước sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất hiếm tại Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Khu vực này tồn tại rất phong phú các đá magma kiềm, á kiềm giàu các nguyên tố đất hiếm nên đây là điều kiện thuận lợi để hình thành các mỏ đất hiếm.
Các mỏ đất hiếm gốc tập trung ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Hiện nay, mỏ đất hiếm kiểu quặng gốc ở Đông Pao (xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) có trữ lượng lớn nhất cả nước, có thể khai thác theo quy mô công nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu ghi nhận có 4 mỏ, điểm khoáng sản đất hiếm bao gồm: mỏ đất hiếm Đông Pao (xã Bản Hon, huyện Tam Đường); mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Thèn Thầu (xã Nậm Xe và xã Bản Lang, huyện Phong Thổ).
Ngoài Đông Pao, còn có mỏ đất hiếm ở xã Yên Phú (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) nhưng trữ lượng ít hơn. Bên cạnh đó, còn có mỏ đất hiếm dạng hấp phụ ion ở xã Gia Phú (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai). Hơn nữa, nhiều mỏ đất hiếm được tìm thấy ở Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Đồng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, dù tiềm năng lớn nhưng mức độ khai thác ở Việt Nam còn rất hạn chế và nhỏ lẻ. Với công nghệ hiện tại, Việt Nam mới chỉ có thể xuất thô đất hiếm chứ chưa phân tách nguyên tố trong đất hiếm hay tiến hành gia công để có được đất hiếm tinh chế.
PGS.TS. Lê Bá Thuận, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ xạ hiếm cho biết, hiện nay, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đất hiếm tăng mạnh. Tuy nhiên, công tác khai thác, chế biến đất hiếm từ nguồn tài nguyên đất hiếm Việt Nam vẫn chưa được phát triển. Đến nay, mới chỉ có một doanh nghiệp đang vận hành nhà máy tuyển đất hiếm, còn các doanh nghiệp khác đều đang trong quá trình xem xét và chuẩn bị.
Cụ thể, CTCP Đất hiếm Thái Dương là chủ mỏ đất hiếm Yên phú, Yên Bái đang vận hành nhà máy tuyển đất hiếm từ mỏ Yên Phú với công suất 12.000 tấn tinh quặng/năm và đang chuẩn bị đầu tư nhà máy thủy luyện tinh quặng đất hiếm Yên Phú.
Cùng với đó, CTCP Đất hiếm Việt Nam đang vận hành nhà máy phân chia tinh chế đất hiếm nhẹ. Đồng thời, công ty đang thực hiện dự án mở rộng phân xưởng phân chia đất hiếm nặng từ tổng đất hiếm Yên Phú với sự hộ trợ của Bộ KH&CN và sự phối hợp của Viện Công nghệ xạ hiếm.
Ngoài ra, CTCP Đất hiếm Lai Châu (chủ mỏ đất hiếm Đông Pao), CTCP Đất hiếm Tây Bắc (chủ mỏ đất hiếm Nậm Xe) và một số doanh nghiệp khác đều đang trong giai đoạn chuẩn bị cho dự án đầu tư nhà máy chứ chưa đi vào hoạt động.
Về một số mỏ được cấp phép đã lâu nhưng chưa đi vào hoạt động, ông Thuận cho hay, có thể nguyên nhân do bài toán đầu tư kinh tế của mỗi chủ đầu tư nên các mỏ vẫn "đang chuẩn bị" sau nhiều năm.
"Qua làm việc và trao đổi với một số doanh nghiệp, tôi đều thấy họ nói rằng đang gặp khó khăn trong vấn đề công nghệ chế biến nhưng lại chưa thấy họ thúc đẩy để có được công nghệ đó.
Như nơi tôi làm việc là Viện Công nghệ xạ hiếm đã có nhiều năm nghiên cứu về công nghệ và mọi thứ liên quan đến đất hiếm nhưng chưa thấy nhiều doanh nghiệp đến hợp tác dù họ vẫn nói rằng đang rất cần công nghệ đó", ông Thuận chia sẻ.
Cần khai thác ngay đất hiếm để thúc đẩy kinh tế
Theo PGS.TS. Lê Bá Thuận, hiện nay, chưa có tính toán cụ thể nào về giá trị trữ lượng đất hiếm của Việt Nam. Từng có tài liệu công bố rằng giá trị vốn hóa của 22 triệu tấn đất hiếm là khoảng 3000 tỷ USD.
Tuy nhiên, xem xét về giá trị của đất hiếm phải bằng 2 cách. Thứ nhất, bên cạnh giá trị vốn hóa định giá ban đầu của một mỏ đất hiếm, cần tính toán thêm chi phí khai thác, hiệu quả khai thác để ra được lời/lãi của mỏ đó.
Thứ hai, giá trị của đất hiếm phải đánh giá bằng việc khai thác và chế biến đất hiếm sẽ kéo theo nền công nghiệp công nghệ cao phát triển, lôi kéo được công nghệ cao của nước ngoài vào để sử dụng đất hiếm đó ở Việt Nam. Đồng thời, đánh giá được sức ảnh hưởng về uy tín và vị thế của nền kinh tế trong nước.
Như vậy, việc khai thác, chế biến đất hiếm không chỉ tác động về giá trị vốn mà còn mang lại sức ảnh hưởng về vị thế kinh tế, chính trị. "Có người cho rằng phải để lại đất hiếm cho thế hệ mai sau nhưng tôi nghĩ là cần khai thác ngay để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước nhà", PGS.TS. Lê Bá Thuận nhấn mạnh.
Cũng theo ông Thuận, việc khai thác đất hiếm không đơn giản bởi phải sử dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn môi trường về phóng xạ, hóa chất... Với những cá nhân khai thác tự do chắc chắn sẽ không đảm bảo an toàn môi trường. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ.
"Giá trị của đất hiếm của Việt Nam rất lớn và có nhiều ý nghĩa quan trọng nhưng chưa được tận dụng một cách triệt để. Do vậy, rất cần các chính sách cụ thể để kiểm soát, giám sát cũng như khai thác bài bản, phù hợp. Trong đó, cần đảm bảo các yếu tố về công nghệ khai thác để đảm bảo về môi trường an toàn phóng xạ, sức khỏe và việc khai thác cũng cần bền vững, lâu dài", ông Thuận nói.
- Cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế xin ứng 467 tỷ để đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh xem xét việc thông qua ứng trước ngân sách tỉnh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách.
Đầu tư - 15/11/2024 13:44
Bình Định bắt tay với Vingroup để chuyển đổi xanh
Bên cạnh phát triển hệ thống giao thông xanh, Bình Định và Tập đoàn Vingroup bắt tay để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...
Đầu tư - 15/11/2024 13:43
Hà Nội điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030, trong đó, giảm 1,18 ha đất nông nghiệp, tăng đất phi nông nghiệp.
Bất động sản - 15/11/2024 11:14
Bất động sản Hạ Long phát triển hướng đến đón dòng khách cao cấp
Sự xuất hiện của ngày càng nhiều các dự án biệt thự, căn hộ hạng sang cho thấy xu hướng phát triển bất động sản đón trọn dòng khách cao cấp của Hạ Long những năm gần đây.
Bất động sản - 15/11/2024 10:32
Giải pháp cho nhà 'siêu mỏng, siêu méo' tại Hà Nội
Áp dụng các giải pháp cứng rắn, mang tính cưỡng chế để giải quyết các thửa đất có nhà "siêu mỏng, siêu méo" là cần thiết nhưng cần tuân thủ pháp luật.
Bất động sản - 15/11/2024 10:22
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Phải hành động với nỗ lực lớn, tạo đột phá phát triển…
Điểm mới của Báo cáo Kinh tế - Xã hội trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV tới đây là tính hành động, tạo điều kiện triển khai ngay sau khi Nghị quyết Đại hội được thông qua.
Đầu tư - 15/11/2024 10:21
Manulife châu Á lãi 453 triệu USD trong quý III/2024
Tập đoàn tài chính Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 với sự tăng trưởng ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý II trước đó.
Đầu tư - 15/11/2024 09:00
Quảng Trị thúc tiến độ siêu dự án điện khí LNG hơn 2 tỷ USD
UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị liên danh nhà đầu tư phối hợp với các đơn vị tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh chủ trương đầu tư, triển khai các bước tiếp theo của dự án.
Đầu tư - 15/11/2024 08:34
Dự án nghìn tỷ của Dầu khí Quang Trung ở Nghệ An giờ ra sao?
Dự án Cải tạo, xây dựng lại Khu A - chung cư Quang Trung (Nghệ An) do CTCP Đầu tư đô thị Dầu khí Quang Trung làm chủ đầu tư khả năng sẽ chậm tiến độ theo quyết định điều chỉnh lần 4 (hoàn thành trong quý IV/2024).
Đầu tư - 15/11/2024 08:29
Gỡ nút thắt mặt bằng dự án đường vành đai 750 tỷ ở Huế
Dự án đường vành đai 3 Huế vẫn trong giai đoạn kiểm kê đền bù cho người dân, dự án chỉ triển khai khi có mặt bằng cơ bản, tránh ảnh hưởng tiến độ.
Đầu tư - 14/11/2024 18:10
Hà Nội tích cực xây dựng thành phố thông minh
TP. Hà Nội đã đề ra phương châm hành động "1 mục tiêu - 3 nguyên tắc - 6 phấn đấu" để quyết tâm phấn đấu xây dựng phát triển Thủ đô Hà trở thành đô thị thông minh, hiện đại...
Công nghệ - 14/11/2024 15:27
Bình Định đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt dự án khu đô thị, nhà ở xã hội, điện gió
Bình Định sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị, nhà ở xã hội, nhà máy xử lý chất thải, bệnh viện quốc tế, nhà máy điện gió…
Đầu tư - 14/11/2024 15:17
Hà Nội thu hút thêm 1,6 tỷ USD vốn FDI
Trong 10 tháng năm 2024, Hà Nội đã thu hút thêm 1,6 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, đăng ký cấp mới 233 dự án với số vốn đạt trên 1,1 tỷ USD
Đầu tư - 14/11/2024 12:37
Vốn FDI đổ vào bất động sản công nghiệp tăng mạnh
Vốn FDI đầu tư trực tiếp vào bất động sản công nghiệp của Việt Nam thời gian này đã tăng mạnh do có cơ chế thuận lợi, các chính sách về thương mại tốt.
Đầu tư - 14/11/2024 11:14
Thêm công cụ giúp địa phương chủ động thu hút FDI có chọn lọc
Viện Nghiên cứu đầu tư quốc tế (ISC) vừa chính thức ra mắt “Sổ tay hướng dẫn quản lý hoạt động hợp tác đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”
Đầu tư - 14/11/2024 06:30
13 nhà máy thủy điện Thừa Thiên Huế đồng loạt giảm sản lượng vì đâu?
Năm 2024, các nhà máy thủy điện tại Thừa Thiên Huế dự kiến đạt công xuất hơn 1.6 triệu kWh. Tuy nhiên, sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 30% so với kế hoạch năm, thấp hơn sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu so với cùng kỳ năm 2023.
Đầu tư - 14/11/2024 06:30
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago