Đằng sau cách hạch toán kỳ lạ của Bảo hiểm Viễn Đông

Nhàđầutư
Với thương vụ mua lại nhà đất của "Shark" Liên, Bảo hiểm Viễn Đông không chỉ hụt đi dòng tiền kinh doanh mà còn đối mặt với khoản lỗ 369 tỷ đồng chia đều cho 20 năm tới. Đó là chưa tính tới mức lãi mỗi năm 12,6 tỷ đồng cho 15 năm tiếp theo.
HÓA KHOA
29, Tháng 10, 2019 | 07:28

Nhàđầutư
Với thương vụ mua lại nhà đất của "Shark" Liên, Bảo hiểm Viễn Đông không chỉ hụt đi dòng tiền kinh doanh mà còn đối mặt với khoản lỗ 369 tỷ đồng chia đều cho 20 năm tới. Đó là chưa tính tới mức lãi mỗi năm 12,6 tỷ đồng cho 15 năm tiếp theo.

nhadautu - bao hiem vien dong

Đằng sau cách hạch toán kỳ lạ của Bảo hiểm Viễn Đông

Chi trăm tỷ mua nhà chị gái Chủ tịch

Ngày 5/12/2017, HĐQT CTCP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) có Nghị quyết về việc mua công trình xây dựng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để làm trụ sở tại địa chỉ số 19 Phùng Khắc Khoan, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM. Khu đất có diện tích 291,68 m2, quy mô 5 tầng nổi và 2 tầng hầm, diện tích sàn 1.583,58 m2. Giá mua dự kiến là 325 tỷ đồng. Chủ sở hữu căn nhà là bà Đỗ Thị Kim Liên ("Shark" Liên) - chị gái Chủ tịch VASS Đỗ Thị Minh Đức.

Ngay sau khi có Nghị quyết, VASS trong ít ngày cuối năm 2017 đã mau chóng thu xếp chuyển cho bà Đỗ Thị Kim Liên 200 tỷ tiền đặt cọc. Đáng chú ý là thương vụ này diễn ra trong bối cảnh VASS thua lỗ nặng nề, âm vốn chủ sở hữu tới 534 tỷ đồng vào thời điểm đầu năm 2017. Cũng trong năm đó,  VASS đã tiến hành tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, một động thái nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn tài chính. Thật trùng hợp là số tiền tăng vốn này đúng bằng con số 200 tỷ đồng đặt cọc mua nhà đất của bà Đỗ Thị Kim Liên.

Đến cuối năm 2018, VASS tiếp tục tạm ứng thêm 180 tỷ đồng, nâng tổng số tiền trả trước cho bà Kim Liên lên 380 tỷ đồng. Phần lớn số tiền tạm ứng thêm được vay từ Indovina Bank theo hợp đồng tín dụng kỳ hạn 15 năm ký ngày 3/10/2018 với lãi suất 10,5%/ năm, giá trị 120 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2019, VASS đã hoàn tất thương vụ, chuyển đổi nhà đất 19 Phùng Khắc Khoan thành tài sản của mình và thanh toán đủ 380 tỷ đồng cho bà Đỗ Thị Kim Liên, cao hơn 17% so với Nghị quyết HĐQT cuối năm 2017 (325 tỷ đồng).

Trung bình, VASS đã trả cho Shark Liên 1,3 tỷ đồng cho mỗi m2 đất tại Phùng Khắc Khoan. Đây là mức giá gây xôn xao giới buôn đất Sài Thành bởi giá nhà đất mặt tiền trên tuyến đường Phùng Khắc Khoan, Trần Cao Vân chỉ vào khoảng 300-400 triệu đồng/m2.

Theo nguồn tin của Nhadautu.vn, khu đất 19 Phùng Khắc Khoan được bà Đỗ Thị Kim Liên mua lại từ ông Mai Phúc. Sau khi nhận hàng trăm tỷ tiền cọc từ VASS, vợ chồng bà Kim Liên - ông Lê Toàn ngày 9/10/2018 đã ký hợp đồng mua lại một bất động sản cách đó không xa, là ngôi nhà số 174 Nguyễn Văn Thủ, phường Đakao, Quận 1 từ vợ chồng ông bà Phạm Quang Hàng - Phan Thị Khánh.

Bỏ số tiền không nhỏ đi mua bất động sản của chị gái Chủ tịch HĐQT trong bối cảnh thua lỗ nặng nề, nhiều ý kiến nghi ngại rằng VASS, với sự chi phối của Chủ tịch Đỗ Thị Minh Đức, đang tìm cách "tuồn" ngược tài sản trở lại nhóm lãnh đạo.

Trước đó, như Nhadautu.vn đã đưa tin, VASS từng đầu tư 195 tỷ đồng trái luật vào CTCP Đầu tư Xây dựng Toàn Mỹ 14 - pháp nhân thuộc sở hữu của bà Đỗ Thị Minh Đức. Bản thân bà Đỗ Thị Kim Liên từng đứng tên Chủ tịch HĐQT tại doanh nghiệp này. Bộ Tài chính sau đó đã yêu cầu VASS phải thu hồi khoản đầu tư này. Dù vậy, tới cuối quý III/2019, VASS vẫn còn nắm 2,99 triệu cổ phần Toàn Mỹ 14 với giá trị 73 tỷ đồng.

Ở một chi tiết đáng chú ý khác, khá bất ngờ khi trong tổng số 380 tỷ đồng tài sản tăng lên sau thương vụ 19 Phùng Khắc Khoan, VASS chỉ ghi tăng 11 tỷ đồng giá trị quyền sử dụng đất, trong khi ghi tăng tới 369 tỷ đồng cho nhà cửa, vật kiến trúc, tương đương chừng 246 triệu đồng cho mỗi m2 sàn xây dựng, đây là mức rất cao so với mặt bằng chung hiện nay (5-7 triệu đồng/ m2 xây mới).

Không rõ vì sao VASS lại hạch toán như vậy. Biết rằng báo cáo tài chính quý III/2019 thể hiện doanh nghiệp này đã điều chỉnh thời gian tính khấu hao đối với nhà cửa, vật kiến trúc từ 40 năm về còn 20 năm, tương ứng chi phí khấu hao gần 19 tỷ đồng mỗi năm trong hai thập kỷ tới. Trong khi tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lại không chịu khấu hao.

Bên cạnh đó, khoản vay 120 tỷ đồng từ Indovina Bank khiến VASS chịu chi phí lãi khoảng 12,6 tỷ đồng mỗi năm trong 15 năm tới.

Như vậy, cái lợi chưa thấy đâu, song cách hạch toán của VASS sẽ khiến doanh nghiệp này lỗ thêm hơn 30 tỷ đồng mỗi năm trong một thời gian không hề ngắn.

Đằng sau cách hạch toán kỳ lạ

Thương vụ này càng phản ánh vai trò chi phối của gia đình nhà "Shark" Liên tại VASS. Trong các thành viên HĐQT VASS thông qua Nghị quyết nhận chuyển nhượng công trình 19 Phùng Khắc Khoan, có 2/4 người liên quan mật thiết tới bà Đỗ Thị Kim Liên. Cụ thể, bà Đỗ Thị Minh Đức (Chủ tịch HĐQT) là em gái bà Đỗ Thị Kim Liên và bà Trương Ngô Sen (Thành viên HĐQT) trong các năm 2005 – 6/2013 là Giám đốc Pháp chế, Giám đốc nhân sự - Đào tạo tại CTCP Bảo hiểm AAA – doanh nghiệp do bà Liên sáng lập.

Ngược về giai đoạn 2012-2015 khi VASS chìm trong thua lỗ, Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp này cắt lỗ, giảm vốn từ 400 tỷ đồng về 40 tỷ đồng, đồng thời chấp thuận cho bà Đỗ Thị Minh Đức thông qua CTCP Bamboo Capital đầu tư 260 tỷ đồng để nắm 87% vốn điều lệ VASS.

Trong năm 2017, như đã đề cập, VASS đã tăng vốn lên 500 tỷ đồng với sự góp mặt của 6 cổ đông cá nhân mới, trong đó không ít cái tên quen thuộc trong hệ sinh thái của “Shark” Liên, gồm: Đỗ Minh Sơn (9%), Tạ Bình Nguyên (9%), Trương Ngô Sen (9%), Vũ Thanh Nga (8%), Hoàng Văn Thao (3%), Đỗ Thị Kiều Trang (2%). Tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông cũ (trước năm 2012) chỉ còn 8%.

Hiện nay, có những dấu hiệu cho thấy cơ cấu sở hữu của VASS đang ngày càng cô đặc, song song với diễn biến bà Kim Liên đang muốn mua gom cổ phần VASS. Cụ thể, ĐHĐCĐ thường niên 2018 ghi nhận có 44 cổ đông, người được cổ đông ủy quyền tham dự họp, đại diện cho 46.102.425 cổ phần thì đến ĐHĐCĐ thường niên 2019, con số này chỉ là 34 cổ đông đại diện cho 46.097.575 cổ phần.

ĐHĐCĐ thường niên 2019 đã thông qua kế hoạch phát hành thêm 20 triệu cổ phần cho 5 nhà đầu tư (trong đó có "Shark" Liên và người liên quan), qua đó sẽ tiếp tục kéo mạnh tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông cũ xuống thấp. Ngoài ra, Đại hội cũng đã chấp thuận cho phép bà Liên cùng nhóm công ty liên quan được giao dịch mua cổ phần từ cổ đông hiện hữu mà không cần chào mua công khai.

Với diễn biến như vậy, việc đẩy chi phí lên cao một cách có chủ đích (đồng nghĩa với lãi giảm, lỗ tăng) khiến giới đầu tư không khỏi liên hệ đến kịch bản chị em "Shark" Liên đang muốn gom nốt số cổ phần nhỏ lẻ còn lại. Khi đó, nhóm chủ sở hữu VASS sẽ có không ít lựa chọn, trong đó nhượng lại VASS cho một nhà đầu tư ngoại như cái cách vợ chồng bà Kim Liên sang tay Bảo hiểm AAA cho AIG Group của Úc năm 2010 cũng không phải là một phương án tồi.

Tất nhiên, đây chỉ là một hướng tư duy, còn bản chất sự việc ra sao chỉ có người trong cuộc mới nắm tường tận!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ