Đại sứ Phạm Sanh Châu: Ấn Độ là thị trường đầy tiềm năng để doanh nghiệp Việt khai thác

Nhàđầutư
Với quy mô dân số lên đến 1,4 tỷ dân, Ấn Độ là một trong những thị trường đầy tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam khai thác, mở rộng thị trường, nhất là lĩnh vực dệt may, chế biến thực phẩm...
NHÂN TÂM
23, Tháng 01, 2021 | 06:49

Nhàđầutư
Với quy mô dân số lên đến 1,4 tỷ dân, Ấn Độ là một trong những thị trường đầy tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam khai thác, mở rộng thị trường, nhất là lĩnh vực dệt may, chế biến thực phẩm...

nhadautu - ong Pham Sanh Chau

Ông Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ (Ảnh: Nguyên Vũ)

Ông Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ đánh giá, nếu xét quy mô dân số và địa lý, Việt Nam bằng 1/14 Ấn Độ về dân số và 1/10 về địa lý. Dù vậy, hai nước đã có 2000 năm gắn kết với nhau ban đầu là qua đường hàng hải, sau đó là qua Trung Quốc. Giữa hai nước có chung niềm tin về tâm linh Phật Giáo.

Mặt khác, theo dòng chảy lịch sử, Ấn Độ luôn bên cạnh Việt Nam những lúc khó khăn nhất. Sau khi chúng ta giành lại nền độc lập từ tay Pháp (1954), Thủ tướng Ấn Độ - ông Jawaharlal Nehru là vị thương khác đầu tiên đến thăm đến thăm Hà Nội sau khi thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mới giải phóng được 1 tuần lễ..  Ông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị bền chặt Ấn Độ và Việt Nam. 

Không những thế, ông Mahatma Gandhi cũng là người bạn tâm giao với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

"Có lẽ vì thế, mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một lần đến Ấn Độ đã nói, tình hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn độ trong sáng như bầu trời xanh không gợn bóng mây. Chúng ta không có lịch sử đẹp với nhiều cường quốc lớn, nhưng với Ấn Độ thì khác", ông Châu nói. 

Với những nền tảng như trên, Việt Nam từ năm 2016 đã có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ (và chỉ bao gồm thêm 2 nước khác là Nga và Trung Quốc). Ở chiều ngược lại, Ấn Độ cũng xác định Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông.

Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ấn Độ năm 2016 mới chỉ đạt hơn 2,7 tỷ USD. Chỉ 3 năm sau đó, con số này đạt hơn 4,5 tỷ USD - tăng hơn 65%. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ là sắt thép các loại, máy móc thiết bị, dược phẩm, hàng thủy sản, linh kiện phụ tùng ô tô...

Trong khoảng thời gian đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ đã tăng gần ba lần, từ 2,6 tỷ USD đến xấp xỉ 6,7 tỷ USD. Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị; kim loại thường; hóa chất... Trong năm tài chính 2019 - 2020, quan hệ thương mại hai nước đạt hơn 12 tỷ USD. 

Đặc biệt, với quy mô dân số lên đến 1,4 tỷ dân, Ấn Độ là một trong những thị trường đầy tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam khai thác, mở rộng thị trường, nhất là lĩnh vực dệt may, chế biến thực phẩm...

Một điểm quan trọng khác, kết nối giao thông vận tải giữa Việt Nam - Ấn Độ đã tiến độ đáng kể. Ông Châu chia sẻ, “Ngày xưa, để bay sang Ấn Độ phải chuyển giao qua nhiều nước, giờ chỉ cần bay khoảng 3 tiếng rưỡi đến Ấn Độ. Quý vị cứ tưởng tượng bay từ Hà Nội đến Singapore thế nào thì cũng tương tự như đến New Delhi”.

Đó là chưa kể, Ấn Độ sở hữu nhiều thế mạnh như: Công nghệ xuất sắc, cung cấp nguồn năng lượng chất lượng cao, năng lượng hạt nhân, chiếu xạ xuất khẩu,…

Dù vậy, ông Châu cũng thừa nhận sẽ tồn tại những khó khăn nhất định “trong quá trình làm ăn với nhau” có thể kể đến như: Sự khác biệt văn hóa, độ mở nền kinh tế Ấn Độ không như Việt Nam,….

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ