Đại học Hàng hải muốn bán 'cục nợ' với giá không tưởng

Nhàđầutư
Đại học Hàng hải chuẩn bị đấu giá cổ phần công ty con trong lĩnh vực vận tải biển với mức khá cao so với thực trạng kinh doanh của đơn vị này cũng như viễn cảnh chung của ngành.
XUÂN TIÊN
26, Tháng 02, 2018 | 15:25

Nhàđầutư
Đại học Hàng hải chuẩn bị đấu giá cổ phần công ty con trong lĩnh vực vận tải biển với mức khá cao so với thực trạng kinh doanh của đơn vị này cũng như viễn cảnh chung của ngành.

van-tai-bien-dong-long

Đại học Hàng hải thoái vốn khỏi Công ty TNHH Vận tải Biển Đông Long (Ảnh: Minh họa)

Sáng 15/3/2018 trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra buổi đấu giá phần vốn góp 45,6 tỷ đồng của Trường ĐH Hàng hải Việt Nam trong Công ty TNHH Vận tải Biển Đông Long.

Phần góp vốn tương đương 70% vốn điều lệ của Vận tải biển Đông Long được Trường ĐH Hàng hải chào bán với giá khởi điểm 118,27 tỷ đồng, gấp 2,6 lần giá gốc.

Mức giá chào bán khá cao cho thấy kỳ vọng của Đại học Hàng hải vào đợt thoái vốn trên. Theo phương án được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chấp thuận vào cuối năm 2016, số tiền thu về từ đợt thoái vốn sẽ được Đại học Hàng hải sử dụng để xây dựng Trường thành trường trọng điểm quốc gia.

Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư lo ngại mức giá đưa ra của Đại học Hàng hải là quá cao so với thực trạng doanh nghiệp cũng như bối cảnh chung của ngành vận tải biển.

Các doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam tiếp tục chìm trong khó khăn trong bối cảnh thị trường thế giới chưa thể hồi phục sau khủng hoảng tài chính 2008. Các doanh nghiệp có quy mô lớn như Vận tải biển và thương mại Phương Đông (Mã chứng khoán: NOS), Vận tải biển Việt Nam (VOS), Vận tải biển Vinaship (VNA) vẫn chưa ngăn được đà lỗ.

NOS năm 2017 lỗ sau thuế 158 tỷ đồng, đẩy lỗ luỹ kế lên 3.557 tỷ đồng, gấp 18 lần vốn điều lệ (200,56 tỷ đồng); VOS lỗ luỹ kế đến cuối tháng 9/2017 là 1.023 tỷ đồng; con số này với VNA là 281 tỷ đồng, gần gấp rưỡi vốn điều lệ (200 tỷ đồng)...

Không là ngoại lệ, Vận tải biển Đông Long - pháp nhân mà Đại học Hàng hải chuẩn bị thoái vốn, cũng báo lỗ 24 tỷ đồng trong năm 2016. Năm 2017, Đông Long dự kiến tiếp tục lỗ 800.000 USD, lỗ kế hoạch trong năm 2018-2020 giao động từ 150.000 - 450.000 USD.

Công ty dự báo tình hình cạnh tranh và thị trường trong nước giai đoạn tới vẫn hết sức khó khăn. Tới cuối năm 2017, Đông Long chỉ còn quản lý và khai thác 2 tàu vận tải là tàu Vimaru Pearl và tàu Zircon. Tại thị trường nội địa, từ hơn 10 năm nay và dự kiến cả trong tương lai, Công ty vẫn chưa thể tham gia do không thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Tại thị trường nước ngoài, việc buộc phải duy trì mức phí thấp để cạnh tranh khiến Đông Long không thể bù đắp lại chi phí duy  tu, sửa chữa và các chi phí khác.

Tới cuối năm 2016, tổng tài sản của Đông Long là 190,4 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm (233 tỷ đồng). Điểm sáng của doanh nghiệp này là không phụ thuộc quá lớn vào nợ vay, với số dư nợ phải trả tới cuối năm 2016 là 21,7 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính là 17 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24610.00 24930.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30551.00 31735.00 31684.00
HKD 3105.00 3117.00 3219.00
CHF 27051.00 27160.00 28008.00
JPY 159.87 160.51 167.97
AUD 15844.00 15908.00 16394.00
SGD 18015.00 18087.00 18623.00
THB 664.00 667.00 694.00
CAD 17865.00 17937.00 18467.00
NZD   14602.00 15091.00
KRW   17.66 19.27
DKK   3523.00 3654.00
SEK   2299.00 2389.00
NOK   2259.00 2349.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ