Đại biểu Quốc hội: Đầu tư cao tốc vắng bóng tư nhân, cần xem xét lại chính sách PPP

Nhàđầutư
Mặc dù đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Nghị quyết 52/2017/QH14 của Quốc hội cũng nhấn mạnh chủ trương xã hội hóa, nhưng việc vắng bóng các nhà đầu tư tư nhân trong việc đầu tư cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 theo nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là điều rất đáng tiếc.
ANH PHONG
10, Tháng 01, 2022 | 20:09

Nhàđầutư
Mặc dù đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Nghị quyết 52/2017/QH14 của Quốc hội cũng nhấn mạnh chủ trương xã hội hóa, nhưng việc vắng bóng các nhà đầu tư tư nhân trong việc đầu tư cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 theo nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là điều rất đáng tiếc.

cao-toc-phan-thiet-dau-giay

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có suất đầu tư 125,7 tỷ đồng.  Ảnh: BQLDA

Cần xem lại chính sách ưu đãi 

Phát biểu tại phiên thảo luận buổi chiều 10/1 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đánh giá, với 12 dự án thành phần có mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, lượng xe lưu thông hạn chế, tiềm ẩn rủi ro, cho nên khó hấp dẫn nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng.

Do đó, kêu gọi PPP trong thời điểm hiện nay là rất khó cho nhà đầu tư, vì hiệu quả không cao mà rủi ro lại có thể nhiều hơn. Nếu tiếp tục kêu gọi sẽ kéo dài thời gian, không hoàn thành mục tiêu của dự án đề ra, nhưng nếu không kêu gọi đầu tư thì chưa đúng theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội về xã hội hóa trong kế hoạch đầu tư.

Cũng theo đại biểu đoàn Đồng Tháp, để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, việc Chính phủ đề xuất triển khai đầu tư công toàn bộ 12 dự án thành phần, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn cho Nhà nước là ý tưởng hoàn toàn có thể được, mặc dù chưa có tiền lệ, chưa có cơ chế về chính sách này.

"Tôi đề nghị Quốc hội đồng tình để Chính phủ triển khai thực hiện từ lúc này cho các bộ, ngành chuyên môn có thời gian chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết khi dự án hoàn thành sẽ thực hiện ngay, với điều kiện là các dự án này là các nhà đầu tư chuyển nhượng phải thu phí không dừng", đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Góp ý thêm về vấn đề lựa chọn hình thức đầu tư cho 12 dự án cao tốc, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, đầu tư công tất cả thì nhanh hơn, tuy nhiên vẫn có 4 dự án có khả năng đầu tư được PPP.

Hiện nay, vướng mắc là do tỷ lệ đầu tư nhà nước có thể cao hơn hạn mức cho phép của Luật, (54 đến 65%) và khó khăn trong huy động nguồn vốn.

"Từ hôm qua đến đây rất nhiều đại biểu đã đề nghị tách riêng gói giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư, toàn bộ phần giải phóng mặt bằng sẽ thuộc về phía Nhà nước, làm vậy se giúp tổng mức đầu tư giảm và khi đấy phần đầu tư còn lại sẽ không nhiều, không còn tình trạng phần đầu tư Nhà nước vượt lên 50% trái quy định pháp luật", đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất.

Đại biểu Cầm Thị Mẫn (đoàn Thanh Hoá) thì cho rằng, trong bối cảnh nguồn ngân sách Nhà nước khó khăn, nếu không có giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn lực xã hội theo phương thức PPP thì việc triển khai mục tiêu hoàn thành 5.000km vào năm 2030 là rất khó khả thi. Chính vì vậy, đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá hình thức thực hiện PPP trong thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó, cần xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục thu hút đầu tư theo phương thức PPP giai đoạn tới.

Cẩn trọng đánh giá suất đầu tư 

Việc suất đầu tư các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 cao hơn hẳn giai đoạn trước cũng thu hút sự quan tâm nhiều đại biểu Quốc hội và dư luận mấy ngày gần đây.

Về vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng cần phải cân nhắc, tính toán thêm. "Tổng mức đầu tư dự kiến là 147.000 tỷ, suất đầu tư như vậy tính ra là 201 tỷ đồng/km tính cả giải phóng mặt bằng và 175 tỷ đồng/km không tính giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, cùng là các tuyến cao tốc đã hoàn thành như Vĩnh Hảo- Phan Thiết suất đầu tư chỉ có 107,5 tỷ đồng; hoặc Cam Lâm - Vĩnh Hảo suất đầu tư 122,6 tỷ đồng; Phan Thiết - Dầu Giây suất đầu tư 125,7 tỷ đồng", đại biểu đoàn Hà Nội dẫn chứng.

Cũng theo vị đại biểu này, Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra rằng, dự kiến nếu như tính toán lại chỉ khoảng 130.000 tỷ. Như vậy, rõ ràng suất đầu tư và tổng mức đầu tư rất cần phải cân nhắc lại, nhất là trong đề án về phục hồi kinh tế có đề nghị là chỉ định thầu cho các dự án này.

"Tôi cũng đồng tình là trong cơ chế đấu thầu này nó bất cập thì chỉ định thầu là cần thiết, nhưng nếu chỉ giảm 5% so với dự toán đội lên như này thì rõ ràng là không ý nghĩa gì. Chính vì vậy cho nên rất cần thiết phải thiết kế lại và phải thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện các dự án, đặc biệt là khi chúng ta thực hiện chỉ định thầu", đại biểu Hoàng Văn Cường kiến nghị.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, về tổng mức đầu tư, Bộ và các đơn vị liên quan đã tính toán suất đầu tư của từng cây cầu, từng km hầm và từng cái cống, kể cả địa chất thủy văn.

Tính toán của tư vấn có căn cứ, cơ sở. Tuy nhiên, để tiến tới đấu thầu hoặc chỉ định thầu, còn phải thuê tư vấn lập dự án và lúc đó sẽ xác định cụ thể hướng tuyến, xác định cụ thể các công trình. Chúng ta còn bước là thiết kế kỹ thuật và dự toán, lúc đó là khoan địa chất và tính toán rất kỹ. Sau khi chúng ta phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự toán thì mới chỉ định thầu hoặc đấu thầu. Do đó, góp ý của đại biểu Quốc hội, chúng tôi xin tiếp thu cũng như có kiểm toán. Tuy nhiên là trong quá trình làm chúng tôi sẽ hết sức thận trọng để làm sao đảm bảo đúng quy định và tiết kiệm nhất", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể giải trình.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ