Đại biểu Quốc hội: Cần quy định chặt chẽ, khắt khe điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần

Nhàđầutư
Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, không cấm người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần nhưng cần phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần.
QUANG TUYỀN
23, Tháng 11, 2023 | 15:59

Nhàđầutư
Theo đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga, không cấm người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần nhưng cần phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 23/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần đã nhận được nhiều ý kiến.

Không nên cấm rút bảo hiểm xã hội một lần

Góp ý về bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Tráng A Dương (đoàn Hà Giang) cho rằng, hai phương án "quy định việc hưởng một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau" và "sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất" có ưu và nhược điểm nhất định.

Qua nghiên cứu và căn cứ vào tình hình thực tiễn, đại biểu lựa chọn phương án 1 vì cho rằng phương án này đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.

nguyen thi tuyet nga

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (đoàn Quảng Bình). Ảnh: Quochoi.vn

Góp ý về bảo hiểm xã hội một lần, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho hay, cần có một giải pháp đồng bộ để bảo vệ người lao động và để người lao động không muốn rút bảo hiểm một lần.

Dự thảo Luật đề xuất 2 phương án, đại biểu cho rằng, phương án linh hoạt nhất là không cấm người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, cần phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút bảo hiểm xã hội một lần. Do vậy, Luật có thể xem xét thiết kế thành các phương án để người lao động lựa chọn.

Bên cạnh đó, về việc giảm các điều kiện tham gia tối thiểu để đóng hưởng lương hưu từ 25 xuống 15 năm, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đề nghị là cần tiếp tục nghiên cứu để có các giải pháp đồng bộ, tránh tình trạng làm nảy sinh các kẽ hở dẫn đến việc lợi dụng.

Cần giải pháp giữ chân người lao động trong hệ thống bảo hiểm xã hội

Về BHXH một lần quy định tại Điều 70, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho rằng, Quốc hội khóa 13 đã ban hành Nghị quyết 93 năm 2015 để cho phép người lao động lựa chọn việc bảo lưu BHXH một lần. "Tại sao một chính sách nhân văn như vậy nhưng lại không được người lao động đồng tình", đại biểu này bày tỏ băn khoăn.

Vì vậy, ông đề nghị làm rõ quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về mối quan hệ giữa lý luận khoa học pháp lý với tính thực tiễn về sự phù hợp giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn cuộc sống.

Đại biểu này lo ngại, nếu áp dụng phương án 1 thì người lao động sẽ không đồng tình. Còn với phương án 2 thì cho phép người lao động được giải quyết một phần nhưng không có 50% tổng số thời gian đóng.

Do đó, đại biểu Tô Văn Tám đề nghị cần tôn trọng, ghi nhận quyền của người đóng BHXH khi họ không còn điều kiện tham gia BHXH. Đồng thời, nên quy định theo hướng là người lao động được lựa chọn hưởng BHXH một lần và khi đó người lao động chỉ được rút phần mình đã đóng, còn phần mà người sử dụng lao động đóng thì được Nhà nước bảo lưu để họ tiếp tục đóng hoặc hưởng khi họ hết độ tuổi lao động.

to van tam

Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum). Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng thống nhất với phương án của đại biểu Tô Văn Tám đề xuất người lao động có quyền rút bảo hiểm xã hội một lần. Đại biểu này nhấn mạnh, điều cốt lõi là giữ chân người lao động trong hệ thống bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, cần có quy định người lao động giữ bảo hiểm để khi nghỉ hưu thì người lao động có lương hưu. Do đó, cần nghiên cứu quy định để áp dụng phù hợp với tình hình điều kiện đất nước. 

Cũng đưa ý kiến về vấn đề này, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (đoàn Hưng Yên) nhấn mạnh, bảo hiểm xã hội một lần là quyền lợi chính đáng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng gia tăng trong thời gian qua là một thực tế đáng lo ngại đối với việc thực hiện mục tiêu an sinh xã hội cho toàn dân. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo đánh giá nguyên nhân dẫn tới xu hướng gia tăng của tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần để có giải pháp căn cơ.

Đồng thời, bà Mai đề nghị xem xét điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần thật thận trọng để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động.

Đại biểu cũng phân tích về ưu, nhược điểm của 2 phương án do cơ quan soạn thảo trình và đề nghị nên nghiên cứu phương án người lao động được lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần hoặc rút 50% thời gian đã đóng; thời gian còn lại được bảo lưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu và không nên chỉ giải quyết tối đa 50% tổng thời gian đã đóng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ