Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội bàn cơ chế cho các dự án PPP giao thông đường bộ

Nhàđầutư
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn TP. Hà Nội) đề nghị xem xét bổ sung 4 nội dung của dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
BẢO LÂM
09, Tháng 11, 2023 | 17:00

Nhàđầutư
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn TP. Hà Nội) đề nghị xem xét bổ sung 4 nội dung của dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

nguyen-phi-thuong

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường (đoàn TP. Hà Nội). Ảnh: Phạm Thắng.

Ngày 9/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Nêu ý kiến, đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn TP. Hà Nội) nhất trí với sự cần thiết phải ban hành nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này. Nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực tế và cơ bản nhất trí với 5 nhóm cơ chế chính sách trong dự thảo, hơn một năm qua kể từ khi Quốc hội thông qua dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô là dự án đường bộ có tính chất liên vùng, quy mô lớn, đa dạng hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, đã và đang được triển khai hết sức tích cực.

Công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành trên 90%, khởi công 6/7 dự án thành phần. Còn dự án thành phần 3 là dự án đường cao tốc, dự án PPP. Hiện, Hội đồng thẩm định Nhà nước đang tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến hoàn thành trong tháng 11, làm cơ sở để phê duyệt dự án trong tháng 12/2023 đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và khởi công trong năm 2024.

Tổng mức đầu tư dự án thành phần ba là 56.294 tỷ đồng, bao gồm tiểu dự án sử dụng phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình hệ thống cơ sở hạ tầng trong dự án PPP là 26.768 tỷ đồng và phần dự án sử dụng vốn nhà đầu tư là 29.526 tỷ đồng.

Từ thực tế triển khai dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề nghị xem xét bổ sung 4 nội dung của dự thảo Nghị quyết.

Thứ nhất, khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP, có 3 nội dung chưa thống nhất giữa Luật PPP và Nghị định 35.

Một là chưa thống nhất về cơ quan lập thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công. Khoản 2 Điều 24 Nghị định 35 và khoản 1 Điều 57 Luật PPP quy định "Doanh nghiệp dự án PPP thực hiện", còn khoản 4 Điều 49 Nghị định 35 lại quy định "cơ quan có thẩm quyền thực hiện".

Hai là chưa thống nhất về cơ quan thẩm định phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công. Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật PPP "doanh nghiệp dự án tổ chức lập thiết kế dự toán và chỉ phải trình cơ quan chuyên môn thẩm định dự toán mà không thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở và doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập sẽ tổ chức phê duyệt".

Tuy nhiên, khoản 4 Điều 49 Nghị định 35, đối với trường hợp dự án PPP hình thành tiểu dự án xử vốn đầu tư công thì "cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức lập thẩm định thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán để phê duyệt nội dung này cùng hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư".

Ba là chưa thống nhất về thời điểm phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công. Khoản 1 Điều 57 Luật PPP quy định "thời điểm phê duyệt thiết kế dự toán sau khi đã lựa chọn nhà đầu tư và do nhà đầu tư phê duyệt". Còn khoản 4 Điều 49 Nghị định 35 lại quy định "cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồng thời hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư".

Việc tiểu dự án đầu tư công thuộc dự án thành phần 3 PPP của vành đai 4 phải tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán sau thiết kế cơ sở đối với tiểu dự án số vốn ngân sách nhà nước tham gia trong tổng thể dự án PPP rồi mới tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 49 của Nghị định 35.

Theo đó, sẽ kéo dài thời gian 1 năm mới có thể lựa chọn nhà đầu tư làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án PPP. Nếu triển khai thực hiện đấu thầu ngay sau khi phê duyệt dự án thì sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian. Đồng thời, cơ quan chuyên môn vẫn tổ chức thẩm định thiết kế dự án sau thiết kế cơ sở khi đã lựa chọn nhà đầu tư để kiểm soát tiểu dự án đầu tư công. Vấn đề này không chỉ đặt ra đối với riêng dự án đường Vành đai 4 mà là vấn đề chung đặt ra đối với các dự án PPP có tiểu dự án vốn đầu tư công tham gia.

Từ thực tiễn nêu trên, ông đề nghị nghiên cứu xem xét bổ sung, cập nhật, thống nhất quy định này vào Điều 4 dự thảo Nghị quyết theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà đầu tư ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.

Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư trúng thầu thành lập có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng để tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.

Thứ hai, cơ chế quản lý tài chính, thanh toán đối với vốn ngân sách nhà nước tham gia trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo các quy định hiện hành còn một số hạn chế.

Đối phương thức tách thành tiểu dự án trong dự án PPP thanh toán tối đa 50% giá trị tiểu dự án vốn đầu tư công khi hoàn thành công trình thuộc tiểu dự án và thanh toán giá trị còn lại khi được xác nhận hoàn thành công trình quy định tại khoản 4 Điều 76 Nghị định 35 và Điều 23 Nghị định 99 năm 2021.

Đối phương thức bố trí hạng mục cụ thể theo tỷ lệ và giá trị tiến độ, điều kiện quy định tại hợp đồng chỉ được thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành đã được xác nhận và theo tỷ lệ các nguồn vốn giá trị tiến độ, điều kiện được quy định tại hợp đồng dự án PPP, phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn hàng năm quy định tại Nghị định số 28 năm 2022 của Chính phủ.

Như vậy, theo các quy định trên nhà đầu tư phải chủ động bỏ vốn chủ sở hữu, vốn vay để thực hiện các hạng mục công trình trước, bao gồm cả phần chi phí thuộc phần vốn Nhà nước tham gia và chỉ sau khi hạng mục công trình đó được cơ quan ký kết hợp đồng dự án xác nhận đã hoàn thành thì mới được Nhà nước giải ngân. Việc này làm giảm tính hấp dẫn nhà đầu tư tham gia, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi thu xếp, bố trí vốn triển khai dự án cũng như ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Theo đó, về quan điểm cần nghiên cứu cập nhật, điều chỉnh nội dung này vào Điều 4 dự thảo Nghị quyết theo hướng phần vốn nhà nước tham gia trong dự án PPP được thanh toán giải ngân theo tiến độ, tỷ lệ tương ứng với phần vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng do nhà đầu tư huy động.

Thứ ba, về việc giao một ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án qua nhiều địa phương. Với đặc thù dự án công trình giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương tương ứng với cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khác nhau. Cùng với đó là việc đan xen nguồn vốn khác nhau sẽ làm khó khăn không nhỏ cho cơ quan chủ quản trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư dự án.

Từ thực tiễn triển khai dự án tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô cần cập nhật bổ sung cơ chế đối với loại dự án này vào Điều 6 dự thảo nghị quyết theo hướng. Một, tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần hoặc tiểu dự án trong dự án tổng thể và giao cho các địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện.

Hai, việc bố trí vốn của địa phương và ngân sách Trung ương ưu tiên bố trí đủ cho dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng tại từng địa phương. Ba, dự án đầu tư xây lắp sử dụng đa dạng nguồn vốn, linh hoạt cơ cấu nguồn vốn.

Thứ tư, về cơ chế, chính sách đặc thù về mỏ vật liệu, để giảm bớt thủ tục và giảm thời gian cung cấp vật liệu đối với các mỏ vật liệu đã cung cấp cho nhà thầu thi công dự án theo cơ chế đặc thù có trữ lượng mỏ vật liệu lớn hơn nhu cầu vật liệu của nhà thầu đang đề xuất. Theo đó đề nghị bổ sung vào Điều 7 dự thảo nghị quyết định hướng chính sách cho phép tiếp tục giao cho các nhà thầu thi công khác trong cùng dự án được khai thác phần khối lượng còn lại phục vụ dự án mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký khai thác theo cơ chế đặc thù.

Theo quy định tại Điều 10 dự thảo nghị quyết thời gian thực hiện cơ chế đặc thù cho khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến 225. Theo đó, cần được nghiên cứu điều chỉnh nội dung này theo hướng được thực hiện cho đến khi kết thúc hoàn thành dự án.

Thực tế dự án tuyến đường vành đai 4 vùng Thủ đô cơ chế này được thực hiện trong thời gian 2 năm. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện đối với dự án thành phần 3 vẫn đang trong giai đoạn thẩm định dự án đầu tư và nhiều khả năng không kịp thời gian để thực hiện chính sách đặc thù này sẽ phải báo cáo Quốc hội điều chỉnh gia hạn thời gian làm ảnh hưởng tiến độ chung của toàn dự án.

"Đó là 4 nội dung chúng tôi xin góp ý để gỡ cho những vướng mắc trên thực tiễn. Còn để sửa căn cơ thì đề nghị Quốc hội xem xét sửa Luật PPP mới sửa được căn cơ tất cả câu chuyện này", đại biểu đoàn TP. Hà Nội đề xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ