Đà Nẵng thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sạch hơn

Nhàđầutư
Thời gian gần đây, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã quan tâm hơn đến áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp. Tuy nhiên, thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư là rào cản lớn khiến nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng vào thực tiễn.
THÀNH VÂN
21, Tháng 12, 2020 | 15:48

Nhàđầutư
Thời gian gần đây, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã quan tâm hơn đến áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp. Tuy nhiên, thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư là rào cản lớn khiến nhiều doanh nghiệp chưa áp dụng vào thực tiễn.

Phát triển kinh tế tuyến tính truyền thống đang khiến tài nguyên liên tục bị khai thác và khối lượng chất thải ra môi trường gia tăng. Tại Đà Nẵng, mỗi ngày có khoảng 1.200 tấn rác thải sinh hoạt được thải ra môi trường và chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn. Với diện tích nhỏ khiến việc chôn lấp rất khó khăn nên Đà Nẵng rất mong muốn làm sao để giảm thải chất thải rắn.

Theo điều tra của Sở TN&MT TP. Đà Nẵng thì trong rác thải sinh hoạt hàng ngày có 18% là rác có thể tái chế. Trong khi đó, thành phố chưa hề có một đoanh nghiệp nào chuyên về tái chế rác thải, vì vậy, thành phố đang gặp vấn đề về vòng thu gom, tái chế.

Tại Nhà máy Bao bì Tân Long (KCN Hoà Khánh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) thuộc Công Ty TNHH Kiến Trúc Và Thương Mại Á Châu, đây là một doanh nghiệp tiên phong tại Đà Nẵng trong thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhà máy chuyên sản xuất: thùng carton, hộp giấy, hộp offset, tờ rơi cho nhiều lĩnh vực như: thực phẩm, hàng gia dụng, thời trang may mặc, điện tử, công nghiệp, hải sản, dược phẩm, sản phẩm hóa chất…

Ông Hà Ngọc Thống, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công Ty chia sẻ, hiện nay, số nguyên liệu nhà máy sử dụng hoàn toàn là giấy đã qua sử dụng với 50% nhập từ nước ngoài và 50% là nguyên liệu trong nước. Số lượng rác thải thải ra môi trường cũng được hạn chế tối đa. Mỗi ngày với khoảng 70 tấn giấy sản xuất thành phẩm, công ty chỉ thải ra trung bình 1,5 tấn rác thải, chủ yếu là băng keo có thể tái sử dụng tạo ra điện rác. 

Screen Shot 2020-12-21 at 13.41.55

Đà Nẵng thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sạch hơn.

“Cái khó khăn trong thực hiện kinh tế tuần hoàn là tư duy đổi mới và công nghệ. Tôi đã nhiều lần thay đổi công nghệ ứng dụng vào sản xuất để có được sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của thị trường. Tôi vẫn muốn tăng tỷ lệ nguyên liệu trong nước để giảm thiểu lượng rác thải trong nước và tăng thu nhập cho người dân”, ông Thống cho hay.

Tương tự, tại Công ty TNHH Sức Trẻ (Khu công nghiệp Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) là đơn vị được hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm SXSH trong công nghiệp với giải pháp "Cải tạo và lắp đặt hệ thống cấp hơi nhiều công đoạn".

Ông Lê Quang Hà, Giám đốc Công ty cho biết, dưới sự tư vấn, hướng dẫn của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại TP. Đà Nẵng, tranh thủ nguồn hỗ trợ khuyến công quốc gia, Công ty đã đầu tư hệ thống cấp hơi nhiều công đoạn. Qua gần 1 năm chạy thử và đi vào vận hành, từ sản xuất thực tế cho hiệu quả vượt trội. So với khi chưa lắp đặt hệ thống, năng suất máy sấy tăng từ 14 – 15%, lượng hơi thất thoát giảm rõ rệt, lượng nhiên liệu giảm trung bình 1.080 tấn/năm, kiểm soát hơi ổn định.

Việc phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường cần thiết phải có vai trò của cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, phát triển xanh và bền vững được xem là giải pháp mang lại lợi ích kép. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai SXSH vào trong sản xuất hiện nay.

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương, qua quá trình triển khai Chiến lược SXSH trong doanh nghiệp bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Hai khó khăn lớn nhất đó là nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạnh trong thực hiện SXSH; và thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư, thực hiện các giải pháp đầu tư lớn cũng như chưa có cơ chế tài chính ưu đãi và ổn định để hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện các dự án SXSH.  

Ông Nguyễn Tiến Quang, Giám đốc VCCI, Chi nhánh Đà Nẵng cho biết, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Việc nâng cao nhận thức về quản lý rác thải nhựa cho cộng đồng này góp phần thúc đẩy, vận động các daonh nghiệp vừa và nhỏ triển khai các hoạt động thiết thực, chung tay bảo vệ môi trường; cũng góp phần gợi mở cơ hội, ý tưởng kinh doanh mới theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Bà Nguyễn Thị Thúy Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, việc ứng dụng giải pháp SXSH đồng bộ tại doanh nghiệp sẽ giảm mức tiêu thụ nước, năng lượng, nguyên vật liệu, chất thải và việc làm, tăng tỷ lệ tái sử dụng chất thải; tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tiếp cận công nghệ mới, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hiện đa phần doanh nghiệp mới chỉ được hỗ trợ tư vấn, chứ chưa được hỗ trợ kinh phí để đầu tư vào thực tiễn sản xuất.

“Cần có chính sách hỗ trợ tài chính ưu đãi làm động lực cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, áp dụng SXSH vào sản xuất, giúp doanh nghiệp công nghiệp phát triển bền vững”, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng đề xuất.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ