Đà Nẵng tăng cường rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các dự án bỏ hoang

Nhàđầutư
Để tránh tình trạng lãng phí quỹ đất, Đà Nẵng sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các dự án bỏ hoang.
PHƯỚC NGUYÊN
23, Tháng 06, 2021 | 07:26

Nhàđầutư
Để tránh tình trạng lãng phí quỹ đất, Đà Nẵng sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các dự án bỏ hoang.

Trước đó, Nhadautu.vn đã thông tin, sau hơn 10 năm khởi công xây dựng, hai dự án nằm tại vị trí đất “vàng” của chủ đầu tư Vũ Châu Long tại Đà Nẵng vẫn bị bỏ hoang và trở thành hồ chứa nước mưa lớn giữa lòng thành phố.

Tuy nhiên, không chỉ các dự án của chủ đầu tư Vũ Châu Long, Đà Nẵng hiện còn có nhiều dự án khác nằm ở vị trí đất “vàng” bị bỏ hoang nhiều năm, cỏ dại mọc um tùm, gây lãng phí quỹ đất của thành phố. Trong khi đó, nhu cầu quỹ đất tại Đà Nẵng đang tăng cao.

Liên quan đến vấn đề này, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng cho biết, đơn vị này vừa tiến hành kiểm tra 180 dự án, khu đất, trong đó có 64 dự án đã được gia hạn với tổng số tiền các chủ đầu tư phải nộp vào ngân sách là hơn 400 tỷ đồng, do vi phạm về tiến độ sử dụng đất theo đúng quy định. 

Theo đó, trong quá trình triển khai, Sở cũng nhận được sự phối hợp của các đơn vị có liên quan và sự chấp hành nghiêm túc của các chủ đầu tư đối với hành vi trên. 

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn có một số chủ đầu tư thiếu sự phối hợp, mặc dù được cơ quan chức năng mời nhiều lần nhưng không đến làm việc, hoặc có đến nhưng đi không đúng thành phần, không có giấy ủy quyền, không ký biên bản xác định hành vi vi phạm... ảnh hưởng đến quá trình xử lý đối với hành vi chậm đưa đất vào sử dụng. 

anh 2.6 (1)

Một dự án bỏ hoang nhiều năm trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Ảnh: Phước Nguyên.

Đại diện Sở TN&MT xác nhận, tình trạng dự án chậm triển khai, chậm đưa đất vào sử dụng vẫn còn tồn tại trên thực tế do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên là công tác rà soát quy hoạch, điều chỉnh phân khu chức năng đô thị để phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế, cũng như đáp ứng nhu cầu về văn hóa xã hội ngày càng cao của người dân thành phố. 

“Chẳng hạn như việc bổ sung hệ thống công viên cây xanh, các công trình thiết chế văn hóa, quảng trường trung tâm, bãi đỗ xe công cộng... ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các dự án vẫn còn trong thời hạn cho thuê đất. 

Bên cạnh đó, các dự án ảnh hưởng của suy giảm tăng trưởng kinh tế, tác động của thiên tai, dịch bệnh… trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn cho các chủ đầu tư trong việc đảm bảo nguồn vốn để triển khai thực hiện dự án đầu tư”, Giám đốc Sở TN&MT TP. Đà Nẵng thông tin.

Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến là do thiếu đồng bộ về thủ tục pháp lý trong lĩnh vực đầu tư và lĩnh vực đất đai để có thể triển khai dự án theo đúng quy định. 

Việc gia hạn tiến độ sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, trong khi đó việc giãn tiến độ đầu tư được thực hiện theo Điều 46 Luật Đầu tư năm 2014. Vì vậy, tại 2 quy định nêu trên có điểm tương đồng là thời gian giãn tiến độ và gia hạn tiến độ đều là 24 tháng. 

Tuy nhiên, việc giãn tiến độ đầu tư được thực hiện khi hết tiến độ đầu tư ghi trong dự án đầu tư, được thực hiện trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư. Còn việc gia hạn tiến độ sử dụng đất chỉ được thực hiện khi tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư. Như vậy, quy định trên có điểm mâu thuẫn, gây khó khăn trong quá trình áp dụng trên thực tế.

Ngoài ra, ông Hùng cũng cho rằng, trước đây tình trạng giao đất, cho thuê đất chưa có dự án đầu tư đã gây khó khăn trong việc kiểm tra tiến độ sử dụng đất. Nhiều chủ đầu tư còn chậm trễ trong việc thực hiện các thủ tục có liên quan đến quá trình triển khai dự án, như: quy hoạch chi tiết, cấp phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường... 

Cùng với đó, nhiều dự án trong quá trình lập tiến độ thực hiện dự án chưa lường hết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn nên thường rơi vào tình trạng tiến độ “bất khả thi”, chậm tiến độ. 

Một số dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, ban hành Quyết định thu hồi đất, giao đất nhưng trên thực tế vẫn chưa thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng dẫn đến vướng mắc trong việc triển khai dự án. 

Bên cạnh đó, nhiều dự án khó khăn trong quá trình triển khai do vướng mắc về pháp lý đất đai, đầu tư, xây dựng... Đồng thời các dự án cũng không tránh khỏi tình trạng đầu cơ đất đai, tìm kiếm cơ hội để chuyển nhượng. 

Theo ông Hùng, để giải quyết các vấn đề trên, trong thời gian tới, Sở TN&MT sẽ tiếp tục tham mưu thành phố thực hiện các giải pháp đồng bộ để giải quyết, chấn chỉnh tình trạng trên.

Cụ thể, Sở sẽ tăng cường rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng đất của các dự án. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi chậm đưa đất vào sử dụng. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này. Nếu hết thời hạn được gia hạn nêu trên mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, đơn vị cũng tiến hành hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư sớm triển khai và hoàn thành hồ sơ, thủ tục liên quan sau khi được cấp chủ trương đầu tư.

Phối hợp với các Sở ngành có liên quan xây dựng quy chế phối hợp, quy trình thực hiện trong việc thực hiện Thủ tục về giao đất hoặc thuê đất; cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất và thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường… theo đúng quy.

Ngoài ra, Sở cũng sẽ tập trung tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về thủ tục đất đai nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp tục triển khai các dự án nhằm khơi thông nguồn lực, góp phần quan trọng phát triển KT-XH trong thời gian đến.

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì chủ đầu tư bị thu hồi đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng;

Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này.

Trong đó, thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm được quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Khoản 12 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

Nếu hết thời hạn được gia hạn nêu trên mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ các trường hợp bất khả kháng sau: do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường; do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh; do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh; các trường hợp bất khả kháng khác…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ