Đã đến lúc cần đặt câu hỏi: 'Doanh nghiệp FDI làm gì cho Việt Nam?'

Nhàđầutư
Ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, đến thời điểm hiện tại Việt Nam không nên đặt vấn đề thu hút được bao nhiêu doanh nghiệp nước ngoài (FDI) mà cần đặt câu hỏi "FDI đã làm được gì cho Việt Nam?".
ĐÌNH VŨ
31, Tháng 07, 2020 | 06:30

Nhàđầutư
Ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, đến thời điểm hiện tại Việt Nam không nên đặt vấn đề thu hút được bao nhiêu doanh nghiệp nước ngoài (FDI) mà cần đặt câu hỏi "FDI đã làm được gì cho Việt Nam?".

Thế giới đang đứng trước cùng một lúc nhiều thách thức, đó là dịch bệnh COVID-19, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn, cùng với đó là căng thẳng chính trị.

Trước cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, có ý kiến cho rằng, Việt Nam đang đứng ở giữa cuộc chiến, trong đó Trung Quốc là quốc gia láng giềng, liệu Việt Nam có thể tranh thủ cơ hội này để thu hút dòng đầu tư, nâng cao vị thế?

WB

ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB)

Trả lời câu hỏi trên, ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) nói: "Đã có những thay đổi lớn trong kinh tế toàn cầu, COVID-19 đẩy nhanh hơn quá trình thay đổi đó. Một trong những yêu cầu được đặt ra mà hầu hết các nước đều thấy rõ là phải đa dạng hoá và thật nguy hiểm nếu đặt tất cả sản xuất vào 1 nước nào đó".

Nhiều nước, nhiều doanh nghiệp đã đặt nhà máy tại Trung Quốc nhưng hiện nay lại muốn đa dạng hoá, cùng với đó các Chính phủ cũng sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hoá. Đó là cơ hội lớn cho Việt Nam.

"Việt Nam nằm gần Trung Quốc nên chuyển dịch từ Trung Quốc sang rất dễ. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp tính tới đa dạng hoá khi đã có cơ sở ở Việt Nam nên vấn đề đơn giản là cân đối lại chứ không phải thành lập mới", chuyên gia Kinh tế trưởng WB nói.

Tuy nhiên, theo ông Jacques Morisset, Việt Nam phải làm nhiều hơn trong thu hút FDI. "Việt Nam đã được nhiều nhà đầu tư coi là điểm đến hấp dẫn rồi, nhưng câu hỏi mà cần đặt ra ở thời điểm hiện tại không phải là "nhiều hơn" mà là làm sao để nhà đầu tư đổ vào Việt Nam đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam".

Ông Jacques Morisset cho rằng, nhiều doanh nghiệp đang ở Việt Nam nhưng không dùng vật liệu đầu vào ở Việt Nam do không tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu. "Thực tế, nếu Việt Nam có sản phẩm để cung cấp cho họ thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiết kiệm được chi phí. Vì vậy, việc Việt Nam cần làm nhiều hơn chủ động để đào tạo lao động trong nước, nâng cấp doanh nghiệp trong nước làm sao đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp FDI, liên kết  với FDI, giúp Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng thế giới".

Chính phủ nên hỗ trợ những ngành nào?

Chuyên gia Kinh tế trưởng WB cho rằng, Việt Nam chống dịch rất tốt nhưng cũng nên để ý tới việc làm của người lao động. Theo đó, Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn, tốt hơn, bên cạnh đó là hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.

Theo đó, không phải tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng như nhau trước dịch bệnh. Một số ngành vẫn tăng trưởng tốt nhưng một số ngành bị ảnh hưởng rất nặng nề. Như vậy, hỗ trợ cần có mục tiêu, nhằm vào những doanh nghiệp, ngành nghề dễ bị tổn thương.

Theo ông Jacques Morisset, ba ngành nghề được cho bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và cần được hỗ trợ là du lịch, vận tải và chế biến chế tạo xuất khẩu.

Ảnh hưởng nặng nề nhất là du lịch. Với dự kiến đón khoảng 20 triệu lượt khách trong năm nay nhưng đến nay đã nhiều người bị mất việc, doanh nghiệp đóng cửa, tình trạng Đà Nẵng trong vài ngày qua cho thấy ngành này rất mong manh trước dịch bệnh.

Thứ 2 là ngành vận tải, đây bức tranh hơi bị không đồng đều. Ảnh hưởng lớn ở bộ phận vận tải xuyên biên giới. Chính phủ trên khắp thế giới đang hỗ trợ họ, đặc biệt là những doanh nghiệp "quá lớn để đổ vỡ" thì cần giúp họ phụ hồi. 

Thứ 3 là ngành chế tạo chế biến xuất khẩu. Những ngành như dệt may, dày giay đóng góp rất lớn vào xuất khẩu, là động lực cho tăng trưởng. Trong thời gian qua họ bị thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, đầu ra cũng giảm sút.

"Cứu những ngành này là cứu hàng tiệu lao động. Không thể để hàng triệu người lao động mất việc, đổ ra đường. Vì thế, Chính phủ cần làm nhiều hơn", chuyên gia Kinh tế trưởng WB nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ