Cường 'đô la' và những thăng trầm cùng Quốc Cường Gia Lai

Nhàđầutư
Trước khi rời khỏi ban lãnh đạo, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường (thường được biết đến với biệt danh Cường "đô la") đã trải qua nhiều thăng trầm cùng Quốc Cường Gia Lai, từ lúc còn là một doanh nghiệp địa ốc ít tên tuổi, cho tới một tập đoàn có tiếng trên sàn chứng khoán.
HUY NGỌC
20, Tháng 11, 2018 | 15:43

Nhàđầutư
Trước khi rời khỏi ban lãnh đạo, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường (thường được biết đến với biệt danh Cường "đô la") đã trải qua nhiều thăng trầm cùng Quốc Cường Gia Lai, từ lúc còn là một doanh nghiệp địa ốc ít tên tuổi, cho tới một tập đoàn có tiếng trên sàn chứng khoán.

nhadautu - ong nguyen quoc cuong va nhung thang tram cua cong ty cp qcg

Cường "đô la" đã gắn bó với Công ty CP Quốc Cường Gia Lai hơn 10 năm nay

Người ta biết nhiều về ông Nguyễn Quốc Cường với cái tên Cường “đô la” – một tay chơi có hạng, còn ở góc độ kinh doanh, tài năng của doanh nhân sinh năm 1982 này vẫn chưa thể hiện nhiều trong suốt quá trình công tác tại Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.

Tuy vậy, động thái rút lui khỏi các vị trí Phó Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT Công ty CP Quốc Cường Gia Lai mới đây (19/11) của ông cũng gây nhiều bất ngờ, bởi ông Cường đã đã gắn bó rất lâu với doanh nghiệp, thậm chí trước cả thời điểm Quốc Cường Gia Lai chào sàn chứng khoán (tháng 8/2010). 

Theo đó, vào những ngày đầu tiên doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình công ty CP (2007), ông Nguyễn Quốc Cường đã nằm trong danh sách HĐQT nhiệm kỳ (2007-2012) và chức vụ Phó Tổng Giám đốc, người phụ trách công bố thông tin doanh nghiệp.

Từ những nốt thăng trầm… bất ngờ

Giai đoạn chuyển đổi sang mô hình công ty CP (2007) cũng là lúc Quốc Cường Gia Lai có tốc độ tăng trưởng “phi mã” về mặt lợi nhuận, lên đến 350%/năm. Riêng trong năm 2009 (một năm trước khi QCG chào sàn chứng khoán), doanh thu thuần tăng đến 1.354,17% so với năm 2008 do một số dự án đất đã thực hiện trong thời gian trước đó nhưng chưa được ghi nhận và năm 2009 mới ghi nhận doanh thu.

Năm 2010 (năm QCG chào sàn), mảng bất động sản tiếp tục đóng góp lớn cho KQKD của doanh nghiệp. Theo đó, QCG đã hoàn thành bán và chuyển nhượng dự án Nguyễn Thị Minh Khai (472 Nguyễn Thị Minh Khai, P.2, Q.3, TP. HCM) và Lý Chính Thắng, nâng tổng doanh thu năm 2010 đạt 717 tỷ và lợi nhuận trước thuế 359 tỷ đồng.

Đây đều là các kết quả tích cực trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung đã ảnh hưởng tiêu cực, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao đã gây khó khăn nhiều với việc huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản.

Nhờ sự tích cực về mặt kết quả kinh doanh, giới phân tích đầu tư tin tưởng dự án Phước Kiển, Nhà Bè sẽ đem lại doanh thu chủ lực cho doanh  nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2014.

Với những kỳ vọng đó, cộng với kết quả kinh doanh tích cực, cổ phiếu QCG của doanh nghiệp địa ốc phố núi Gia Lai đã nhanh chóng tăng điểm rất mạnh trong 2 năm đầu trên sàn chứng khoán.

QCG1

Năm 2010 của cổ phiếu QCG trên sàn chứng khoán (9/8/2010 - 31/10/2010)

Tuy vậy, “ngày vui ngắn mà chẳng tày gang”, doanh nghiệp của mẹ con ông Nguyễn Quốc Cường bất ngờ lâm cảnh khó khăn. 

Giai đoạn 2011 – 2015 ghi nhận KQKD của QCG liên tục đi xuống. Cụ thể, năm tài chính 2011 của QCG bất ngờ ghi nhận kết quả doanh thu giảm đến hơn 44,5% còn 398 tỷ đồng. Doanh thu giảm, giá vốn tăng, đi cùng với đó là lãi vay (153,4 tỷ đồng) bất ngờ tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ đã đẩy Quốc Cường lỗ trước thuế 44 tỷ.

Dù lỗ, nhưng báo cáo thường niên năm 2011 của QCG vẫn rất lạc quan khi chỉ ra, vốn điều lệ đến ngày 31/12/2011 chiếm 183,37% vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy giá trị thặng dư trên vốn chiếm rất cao, đảm bảo cho các rủi ro kinh doanh trong các năm tới nếu thị trường bất động sản không có dấu hiệu hồi phục.

Tuy vậy, các năm tài chính sau đó trong giai đoạn này cho thấy lợi nhuận trước thuế của QCG chỉ lay lắt từ tỷ đến hàng chục tỷ đồng và không xứng tầm với quy mô tài sản lớn mà doanh nghiệp này nắm giữ.

KQKD QCG

Kết quả kinh doanh của QCG qua các năm tài chính 

Nhiều ý kiến đánh giá, sự đi xuống về mặt lợi nhuận của doanh nghiệp là do thị trường bất động sản nói chung gặp khó khăn, qua đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh. Cùng với đó, việc “ôm” và đầu tư nhiều dự án ngoài ngành cũng được coi là nguyên nhân cho sự đi xuống của QCG. Điển hình nhất là việc đầu tư vào các dự án thủy điện của doanh nghiệp, thời điểm đó QCG thực hiện 4 dự án thủy điện gồm: Iagrail I, Iagrail 2, Ayuntrung và Plekeo.

Nợ vay càng lớn, lãi vay tăng, kinh doanh không hiệu quả, đã gây áp lực thanh khoản với doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh một số khoản nợ lớn sắp đến hạn phải trả. 

no vay QCG

Nợ và lãi vay của QCG qua các năm tài chính

Thái lai mau đến, chóng qua

Khó khăn dồn dập khó khăn nhưng tình hình tài chính của QCG trong 2 năm 2016 – 2017 trở nên tích cực.

Năm 2016, nhờ chuyển nhượng dự án đất nền Hải Châu (dự án Trung tâm thương mại tại Đường 2/9, phường Bình Hiên Bình Thuận, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) đã đóng góp tích cực và KQKD của QCG. Cộng với tiền lãi 106 tỷ đồng QCG nhận được từ thanh lý toàn bộ khoản đầu tư tại Công ty CP Du lịch Hoàng Cường và Công ty 2/9, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu đạt 1.588 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ, LNTT tăng trưởng gần 168% đạt 64,3 tỷ đồng.

Điều đáng nói là QCG đã nhận chuyển nhượng dự án này từ Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) vào ngày 17/3/2016.

Năm 2017, với tiền lãi từ việc thanh lý toàn bộ khoản đầu tư vào Công ty TNHH Sparkle Values và Công ty CP Bất động sản Hiệp Phú, Quốc Cường Gia Lai tiếp tục “thắng lớn” với LNTT tiếp tục tăng trưởng gấp 8 lần đạt hơn 508,7 tỷ đồng.

Nhưng, lợi nhuận tăng trưởng không phải niềm vui lớn nhất với cổ đông Quốc Cường Gia Lai.  Trong năm 2017, QCG đã nhận từ Sunny Island 2.882,8 tỷ đồng và dùng số tiền này để tất toán khoản nợ đến hạn với BIDV Quang Trung.

Giá cổ phiếu QCG trong riêng năm 2017 đã tăng trưởng nhanh chóng lấy lại mức tăng và dần trở về đỉnh cũ khi vừa mới chào sàn.

gia co phieu QCG tu luc chao san den nay

Diễn biến cổ phiếu QCG kể từ khi niêm yết sàn HOSE đến nay

Tuy vậy, những chậm trễ trong việc bàn giao dự án Phước Kiển đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại đối tác này có thể sẽ đòi số tiền ứng trước.  Trong 3 quý đầu năm 2018, Sunny Island đã tạm dừng rót vốn vào QCG. Chủ tịch HĐQT QCG, bà Nguyễn Thị Loan cũng từng thừa nhận nếu việc giải phóng mặt bằng kéo dài, có thể đối tác sẽ đòi lại tiền ứng trước.

Tuy vậy, đó chưa phải là cơn “bĩ cực” nhất với Quốc Cường Gia Lai doanh nghiệp này đang "dính hạn" khi thương vụ nhận chuyển nhượng hơn 30 ha đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. HCM năm 2017 từ Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận bị kiểm tra dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Chưa kể, BCTC quý III/2018 của QCG vừa qua cho thấy KQKD không khả quan. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế riêng quý III/2018 chỉ đạt hơn 1 tỷ đồng, chưa bằng 1% so với cùng kỳ năm trước. Tính ra, sau 9 tháng, doanh thu Quốc Cường Gia Lai đạt 519 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 58 tỷ đồng, giảm lần lượt 24% và 88% so với 9 tháng 2017.

Và như một lẽ tất yếu, cổ phiếu QCG đã lao dốc không phanh. Tính đến phiên 20/11, thị giá QCG chỉ còn 6.510 đồng/cổ phiếu, giảm 4,3% so với mức giá tham chiếu.

Vào tháng 5/2018, Thường vụ Thành ủy TP. HCM kết luận việc chuyển nhượng lô đất nói trên của Tân Thuận cho QCG là không đúng thẩm quyền quy định. Kết luận bước đầu của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng nêu rõ trách nhiệm của Phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang. Theo đó, ông Cang chấp thuận chủ trương chuyển nhượng đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, ông Cang không báo cáo Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy trước khi quyết định. Thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng theo Hợp đồng 203/HĐKT/2017 có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ TP.

Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM yêu cầu ông Tất Thành Cang kiểm điểm trách nhiệm trong vụ việc chuyển nhượng đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận và báo cáo cấp thẩm quyền xem xét.

Ở diễn biến mới nhất, ông Tất Thành Cang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố kết luận sai phạm “rất nghiêm trọng” vào ngày 15/11/2018.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24460.00 24480.00 24800.00
EUR 26374.00 26480.00 27645.00
GBP 30871.00 31057.00 32008.00
HKD 3087.00 3099.00 3201.00
CHF 27536.00 27647.00 28524.00
JPY 163.23 163.89 171.67
AUD 15978.00 16042.00 16529.00
SGD 18156.00 18229.00 18774.00
THB 672.00 675.00 703.00
CAD 17927.00 17999.00 18534.00
NZD   14906.00 15398.00
KRW   18.00 19.68
DKK   3545.00 3678.00
SEK   2361.00 2455.00
NOK   2298.00 2391.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ