Cuộc chiến kim tiền tranh cử Tổng thống Mỹ - Bài 1: Khởi động sớm nhưng ông Trump vẫn hụt hơi

CHÍ THÀNH
07:13 19/09/2020

Tiền là một phần quan trọng, không thể thiếu được cho mọi chiến dịch tranh cử. Nhưng các ứng cử viên chạy đua cho vị trí quyền lực nhất nước Mỹ công bố những con số ngày một khổng lồ về ngân sách tranh cử. Những khoản tiền 'đầu tư cho chính trị' này ở đâu ra, và chúng được chi tiêu thế nào?

trump-nomination

Ông Trump cùng các thành viên gia đình trong buổi ra mắt chính thức ứng viên tranh cử của đảng Cộng hòa vào 27/8/2020. Ảnh Chip Somodevilla/Getty Images

LỜI TÒA SOẠN: Các cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ luôn bao gồm những giai đoạn căng thẳng, nhưng thường lại có kết quả đầy ngoạn mục. Cuộc đua tranh giữa ứng viên Donald Trump, Tổng thống Mỹ đương nhiệm với ông Joe Biden, ứng viên của đảng Dân chủ cũng vậy, đang có những pha gay cấn, hồi hộp khi thời điểm bỏ phiếu bầu tổng thống cho cử tri nước Mỹ ngày một tiến gần hơn. Loạt bài về cuộc chiến tranh cử Tổng thống Mỹ do nhadautu.vn giới thiệu tới bạn đọc, khởi đăng từ ngày 19/9/2020, tập hợp những tư liệu mới nhất, ngõ hầu mang đến cho độc giả cái nhìn rộng lớn hơn về sân khấu chính trị của Hoa Kỳ, cũng như những thế lực đứng đằng sau những hoạt động tranh cử hào nhoáng, ma mị nhưng đầy quyết liệt ở nước Mỹ.

***

Kết thúc cuối tháng 8 vừa qua, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, ông Joe Biden công bố số tiền gây quỹ cho các hoạt động tranh cử tổng thống của mình cao hơn đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump tới 154 triệu USD. Đây là bước ngoặt quan trọng giúp cho ông Biden vượt lên lợi thế gây quỹ của ông Trump có được từ trước tới nay.

Theo các con số được công bố chính thức vào đầu tháng 9, chiến dịch tranh cử của ông Trump và đảng Cộng hòa đã huy động được 210 triệu USD cho các hoạt động tái tranh cử của đương kim Tổng thống Mỹ. Con số này rõ ràng kém hơn nhiều so với khoản tiền 364,5 triệu USD thu được từ chiến dịch tranh cử của ông Biden, cũng như nỗ lực của đảng Dân chủ trong tháng 8.

Các viên chức phụ trách chiến dịch tái tranh cử của ông Trump không tiết lộ số tiền mặt còn lại là bao nhiêu, trong khi chiến dịch tranh cử đang bước vào giai đoạn nước rút. Nhưng những dấu hiệu gần đây cho thấy có sự tiệm cận sát hơn với địch thủ Joe Biden, một tiến triển ngoạn mục đối với Tổng thống Mỹ đương nhiệm, người từng tuyên bố sẽ tái tranh cử nhiệm kỳ 2 ngay vào ngày ông tuyên bố nhậm chức Tổng thống Mỹ, trong tháng 1/2017.

trump-biden

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa ông Donald Trump (đảng Cộng hòa), bên trái và ông Biden (đảng Dân chủ) đang trở nên gay cấn hơn bao giờ hết. Ảnh CNN

Sự lấn lướt của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đã khiến hình ảnh của ông Trump trên sóng truyền hình Mỹ bị lu mờ đi, cùng lúc với việc chiến dịch quảng cáo trên truyền hình của ông Trump tạm dừng trong tháng trước, nhường chỗ cho các đại hội của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, vốn là tâm điểm chú ý của công chúng nước Mỹ.

Bản thân ông Trump luôn nhấn mạnh sẽ 'lấp đầy' mọi khoảng trống trong việc gây quỹ cho hoạt động tái tranh cử của mình, bằng cách theo như ông tuyên bố với các phóng viên là ông sẵn sàng 'bỏ tiền túi' bao gồm việc bán bớt các tài sản cá nhân như bất động sản, hay một số thương hiệu mà ông sở hữu, để đảm bảo cho việc thành công cho chiến dịch tái tranh cử.

Về phần mình thì các quan chức của đảng Cộng hòa nhấn mạnh họ sẽ dùng số tiền gây quỹ từ đợt đầu để xây dựng một nền tảng vững mạnh cho 'trò chơi quyền lực' theo cách lâu bền hơn, nhằm thu hút phiếu bầu cho ông Trump trong bối cảnh cuộc khủng hoảng của đại dịch Covid-19 đang làm chao đảo các kế hoạch thu hút cử tri theo cách truyền thống.

"Cả hai chiến dịch tranh cử đều đã thu hút được những khoản tiền khổng lồ, nhưng hai bên lại có những ưu tiên rất khác nhau trong việc chi tiêu số tiền gây quỹ mà họ có được", Bill Stepien, giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump nói.

Chi tiền vào những đâu?

BillStepien-Doug Mills NYT

Biil Stepien, tân giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump trên chiếc chuyên cơ Air Force One. Ảnh: Doug Mills/The New York Times

Ông này tiết lộ thêm rằng ngoài quảng cáo, chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump đầu tư rất lớn cho các hoạt động thực địa 'đầy tính cơ bắp', và những trò chơi thực tế tại các địa phương sẽ thu hút nhiều các cử tri hơn trong khi chiến dịch của ông Joe Biden lại tập trung nhiều hơn cho các 'cuộc chiến trên không trung' (ý nói các quảng cáo nơi công cộng, cũng như trên truyền thông, tivi...).

Giám đốc tổ chức chiến dịch chuỗi hội nghị toàn quốc gia của đảng Cộng hòa (Republican National Convention/RNC), bà Ronna McDaniel cho biết các khoản đầu tư ban đầu được dành cho các hoạt động thực địa, gồm việc lập trình dữ liệu và số hóa, nhằm tạo ra thứ mà bà gọi là 'trò chơi mặt đất phức tạp nhất trong lịch sử'.

"Đảng Dân chủ không thể cạnh tranh được với đội quân cơ sở bao gồm 2 triệu tình nguyện viên của chúng tôi", bà Ronna nói với CNN.

Tiền từng được cho là lợi thế lớn cho Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump, giống như những gì đã xảy ra đối với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2012 và George W. Bush vào năm 2004.

Với việc đệ đơn cho quyết tâm tái tranh cử ngay vào ngày đầu nhậm chức Tổng thống Mỹ, một thời điểm sớm hơn bất cứ Tổng thống Mỹ hiện đại nào, ông Trump đặt cược cho việc khởi đầu thuận lợi sẽ giúp ông có được các lợi thế về tài chính.

Điều đó có vẻ diễn ra đúng như kỳ vọng, khi đối thủ của ông, ứng viên Joseph R. Biden Jr. có sự khởi đầu khá tệ hại khi được đảng Dân chủ đề cử vào mùa xuân năm nay, trong khi Ủy ban Quốc gia về tranh cử của đảng Cộng hòa đã có tới 200 triệu USD trong két sắt của mình, cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump.

5 tháng sau đó, uy thế tài chính của ông Trump 'vụt bay mất', khi mà trong số ngân quỹ 1,1 tỷ USD huy động được cho chiến dịch tái tranh cử của ông kể từ đầu năm 2019 đến tháng 7 vừa qua, hơn 800 triệu USD đã được chi tiêu hết. Một số người trong chiến dịch tranh cử của ông còn mường tượng ra một viễn cảnh khó tin: một cuộc khủng hoảng tiền mặt có thể diễn ra trong khi chưa đầy 60 ngày nữa là đến ngày bầu cử.

Parscale-NYT

Brad Parscale, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump tại một sự kiện gây quỹ ở San Antonio vào năm ngoái. Ảnh Erin Schaff/The New York Times

Brad Parscale, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử thích gọi cỗ máy tái tranh cử của ông Trump là 'cỗ máy gây rối không thể ngăn cản'. Nhưng khi tờ New York Times phỏng vấn hơn chục người trợ lý chiến dịch tranh cử hiện tại cũng nhưng từng làm vị trí này, và khi tờ báo xem xét lại hàng nghìn mục chi tiêu trong chiến dịch tranh cử của tổng thống và RNC, người ta phát hiện ra những thói quen phung phí đã 'đốt cháy' hàng trăm triệu USD. Kể từ khi Bill Stepien thay thế ông Parscale vào tháng 7, chiến dịch tranh cử đã buộc phải áp dụng một loạt các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm định hình lại các sáng kiến thực hiện trong chiến dịch, từ phương thức tuyển dụng người cho đến chi tiêu dành cho đi lại, quảng cáo...

Dưới thời của ông Parscale, hơn 350 triệu USD , tức là gần phân nửa trong số 800 triệu USD đã được chi tiêu, là nhằm phục vụ cho các hoạt động gây quỹ. Không có khoản chi nào được thực hiện theo kiểu tiết kiệm như tìm kiếm trực tuyến những nhà tài trợ mới. Chiến dịch đã tập hợp được một đội ngũ nhân viên lớn, được trả lương cao và có văn phòng đại bản doanh tại một vị trí rất đẹp ở ngoại ô Virginia. Các hóa đơn chi tiêu 'khủng' được coi là chi phí hợp pháp cho chi phí của chiến dịch tranh cử. Hơn 100 triệu USD đã được đổ vào các quảng cáo truyền hình chớp nhoáng trước thời điểm diễn ra đại hội đảng Cộng hòa, thời điểm theo truyền thống bắt đầu thu hút sự chú ý của các cử tri.

Theo số liệu của Advertising Analytics, công ty phân tích dữ liệu quảng cáo, trong số những quảng cáo bị nghi ngờ trong chi tiêu có cặp đôi quảng cáo trong trận chung kết bóng bầu dục kinh điển Super Bowl có chi phí lên tới 11 triệu USD, nhiều hơn số tiền mà chiến dịch đã chi cho các quảng cáo truyền hình ở một số bang chiến trường hàng đầu. Đây thực sự là một sự 'phung phí phù phiếm', theo cách nói của tờ New York Times, cho phép so sánh ông Trump với tỷ phú Michael R. Bloomberg trong việc chi tiêu vô tội vạ khi thực hiện 'trò chơi lớn'.

Ngoài ra còn cả đống các chi tiêu 'nhỏ' khác cộng lại như: thuê nhóm chuyên gia tư vấn lương rất cao (cựu vệ sĩ và trợ lý trong Nhà Trắng của ông Trump đã được RNC trả hơn 500.000 USD kể từ cuối năm 2017), 156.000 USD được trả cho phi phí kéo các biểu ngữ lên không trung trong những tháng gần đây, gần 110.000 USD được trả cho Yondr, một công ty sản xuất túi từ dùng để đựng điện thoại di động trong các đợt gây quỹ giúp tránh việc các nhà tài trợ bí mật ghi âm ông Trump và làm rò rỉ các nhận xét của ông.

Những người biết các chi phí liên quan đến ngân sách cũng chả lạ gì với việc ông Parscale sử dụng một ô tô và một lái xe riêng, khoản chi khá bất thường đối với một quản lý chiến dịch tranh cử. Khi giới thiệu ông Stepien thay thế cho ông Parscale, Tổng thống Donald Trump vui vẻ nói: "Ông Stepien chấp nhận giảm lương khi được tổng thống giao việc".

Những chỉ trích trong quản lý chiến dịch tái tranh cử của ông Trump đều cho rằng việc chi tiêu xa hoa là không cần thiết và kém hiệu quả. Ông Trump đều hụt hơi so với đối thủ trong hầu hết các cuộc thăm dò ở phạm vi toàn quốc, và điều đáng nói hơn là ông Biden đã 'vượt mặt' ông Trump trong các hoạt động gây quỹ vào tháng 8 vừa qua, với con số kỷ lục 365 triệu USD. Cùng lúc, chiến dịch tranh cử của ông Trump lại 'im bặt' về các con số gây quỹ của mình trong tháng 8.

Trump Latrobe NYT

Chiến dịch tái tranh cử của ông Trump đến nay đã tiêu 800 triệu USD, nhưng kết quả thu được lại không như ý. Ảnh Anna Moneymaker chụp riêng cho The New York Times

Ed Rollins, một chiến lược gia kỳ cựu của Đảng Cộng hòa, người điều hành một siêu ủy ban hành động chính trị (PAC) ủng hộ ông Trump, cho biết: "Khi bạn chi tới 800 triệu USD và lại bị tụt đến 10 điểm so với đối thủ, tôi nghĩ bạn phải trả lời được câu hỏi: Kế hoạch trò chơi là gì?". Chính ông Rollins là người buộc tội ông Parscale chi tiêu “như một thủy thủ nát rượu”.

"Rất nhiều tiền đã được vung tay thái quá trong khi không thu hút được sự chú ý của cử tri", ông Rollins nhấn mạnh.

Về phần mình, ông Parscale, người hiện vẫn là cố vấn cấp cao của chiến dịch, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng hoạt động của Trump đã đầu tư rất nhiều vào việc thu hút các nhà tài trợ nhằm xóa bỏ lợi thế lớn mà đảng Dân chủ đã xây dựng được bằng các công nghệ kỹ thuật số sau những năm ông Obama cầm quyền tổng thống.

"Chúng tôi đã thu hẹp được khoảng cách và việc chi tiêu sớm là lý do duy nhất giúp các thành viên của đảng Cộng hòa gần gũi với nhau, ít nhất trong việc huy động quỹ trực tuyến", ông Parscale giải thích.

Ông Parscale, người vốn là giám đốc phụ trách công nghệ số hồi 2016 nói thêm: "Tôi đã điều hành chiến dịch tranh cử như những gì tôi từng làm trong năm 2016, bao gồm cả các công việc tiếp thị, chiến lược và tất cả các khoản chi tiêu trong chiến dịch đều được những người thân cận của Tổng thống giám sát. Không có bất cứ mục chi tiêu nào được thực hiện mà không có sự đồng ý của họ"

Jared Kushner, con rể của ông Trump, với cương vị là trợ lý cấp cao ở Nhà Trắng là người giám sát toàn bộ các hoạt động của chiến dịch tranh cử. Vào năm 2016, tạp chí Forbes cũng đã từng có một ấn phẩm trong đó hình ảnh của Kushner chễm chệ trên trang bìa, lúc đó anh ta cũng đã là người điều hành chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump.

"Kể từ năm 2016, mọi khoản chi tiêu đều đã được thỏa thuận với RNC, cụ thể là với bà Ronna McDaniel, người mà tôi luôn coi là một đối tác chiến lược và một người bạn", ông Parscale nói.

Về khoản chi tiêu cho quảng cáo trong trận đấu Super Bowl, ông Parsacle nói mức chi thực tế là chưa tới 11 triệu USD, bởi vì một số ngân khoản trong đó được chuyển cho phần trò chơi hậu chương trình truyền hình.

Nicholas Everhart, một chiến lược gia của Đảng Cộng hòa, người sở hữu một công ty chuyên đặt lịch cho các quảng cáo chính trị, cho biết 800 triệu USD được chi tiêu cho đến nay cho thấy "mối hiểm họa của việc bắt đầu sớm một chiến dịch bầu cử, chỉ vài tuần sau chiến thắng của ông Trump".

"Một chiến dịch tranh cử tổng thống tốn rất nhiều tiền. Trên thực tế thì chiến dịch đã chi tiền không ngừng nghỉ trong suốt 4 năm trở lại đây", ông Everhart phân tích.

Soát xét lại ngân sách

Ngay trên đầu tấm bảng trắng đặt trong văn phòng của ông Stepien là các con số mới nhất về ngân sách còn lại cho chiến dịch tranh cử của ông Trump, và ông Stepien đã thực hiện một số thay đổi kể từ khi được thăng chức từ vị trí phó giám đốc chiến dịch. Một đề xuất chi tiêu 50 triệu USD cho các nhóm liên minh đã bị bác bỏ. Ý tưởng chi 3 triệu USD cho một chiếc xe đua mang tên ông Trump trong giải đua NASCAR cũng đã bị gạt đi.

Số lượng các nhân viên được phép đi lại trong các sự kiện chính thức cũng đã được tiết giảm đến mức tối thiểu nhằm tránh điều mà một viên chức cấp cao trong chiến dịch gọi là 'những kỳ nghỉ được trả tiền'.

Các chuyến đi trên chiếc Không lực số 1 (Air Force One), trước được sử dụng khá phổ biến vì chúng giúp các trợ tá được làm việc trực tiếp với ông Trump, giờ cũng đã bị giảm bớt bởi chiến dịch phải trả tiền cho các hoạt động khá đắt đỏ này.

"Chú ý đến ngân sách là công việc làm hằng ngày của tôi", ông Stepien nói trong một cuộc phỏng vấn ngắn. Ông này từ chối thảo luận về ngân sách cụ thể nhưng khẳng định rằng chiến dịch có đủ tiền để đi tới chiến thắng.

Tuy vậy, điều có thể dễ dàng quan sát là chiến dịch tranh cử cho ông Trump đã cắt giảm chi tiêu cho quảng cáo truyền hình trong tháng 8 vừa qua, đặc biệt là bỏ các đoạn phim quảng cáo chiếu trong dịp các đại hội của cả đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân chủ. Trong hai tuần cuối của tháng 8, chiến dịch tranh cử của ông Biden đã chi 35,9 triệu USD cho các quảng cáo trên truyền hình, so với chỉ vẻn vẹn 4,8 triệu USD cho ông Trump, theo các số liệu của Advertising Analytics.

Jason Miller, chiến lược gia cấp cao của Trump, cho biết: “Chúng tôi đã nắm giữ tiền mặt để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ có đủ sức mạnh cần thiết” cho mùa thu. Ông cho rằng việc phát sóng quảng cáo trong các đại hội đảng có thể gây lãng phí cho ông Biden. "Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chúng tôi đang tiết kiệm tiền cho các mục xứng đáng phải chi. Lúc nào cần chi, chúng tôi sẽ chi", ông Miller nhấn mạnh.

Tuy vậy, ông Miller lại bảo vệ quyết định chi tiền cho các quảng cáo trên truyền hình hồi mùa xuân và đầu mùa hè này. Ông cho rằng đó là một quyết định 'khó khăn nhưng cần thiết" để giúp ông Trump đảm bảo được sức cạnh tranh trong bối cảnh nước Mỹ phải hứng chịu đại dịch và đối đầu với suy thoái kinh tế.

Biden NYT

Joseph R. Biden Jr., ứng cử viên của đảng Dân chủ tại một sự kiện ở Pittsburgh hồi đầu tháng 9. Chiến dịch tranh cử của ông đã thu hút được 365 triệu USD tiền tài trợ chỉ trong tháng 8 vừa qua. Ảnh Amr Alfiky/The New York Times

Ở chiều ngược lại, một trong những lý do giúp ông Biden phá bỏ được lợi thế ban đầu của ông Trump là việc ông đã tiết chế được các chi tiêu trong những tháng tồi tệ nhất của đại dịch.

Trong khi các quan chức phụ trách tranh cử của ông Trump bỉ bôi, chế nhạo 'chiến lược từ tầng hầm' của ông Biden nhưng lại không biết rằng chính từ tầng hầm đó, ông Biden đã thu hút được những tài trợ cho mình nhờ phần mềm Zoom, và đã có đến 720.000 USD ủng hộ cho chiến dịch tranh cử của ông Biden được thực hiện thông qua phần mềm thần thánh này.

Một sự kiện gây quỹ ảo thế này thường chỉ mất chưa đầy 90 phút cho ứng viên tranh cử, nhưng lại có thể huy động được hàng triệu USD và điều đáng nói là hầu như chả mất chi phí gì cả. Nhưng ông Trump lại gần như hoàn toàn từ chối các đợt gây quỹ như vậy và các trợ lý nói ông không thích cách gây quỹ kiểu này.

Gõ cửa để giành cử tri

Một số viên chức cấp cao trong chiến dịch tranh cử của ông Trump cho rằng số tiền tài trợ cho ông Trump trong hai tháng vừa qua thực sự có nhiều hơn nhờ các tài trợ được tiến hành trực tuyến và việc cắt bỏ các quảng cáo trên tivi là một việc làm thiển cận. Chiến dịch công bố đã chi tiêu tổng số tiền 76 triệu USD trong 4 ngày diễn ra đại hội của đảng Cộng hòa.

Một số người khác lại cho biết chiến dịch cũng đã mường tượng được từ trước tốc độ thu hút tài trợ thấp trong giai đoạn vừa rồi và đang tính toán số tiền có được từ 5.600 tấm chi phiếu mới thu. Họ cũng cho rằng việc tài trợ không thu được kết quả khả quan bởi cách mà họ thu hút tài trợ chủ yếu đến từ các hoạt động gặp gỡ trực tiếp cử tri, điều khó mà thực hiện được trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành.

Một số viên chức khác của chiến dịch tranh cử của ông Trump lại khá thận trọng khi bình luận về các khoản chi tiêu sớm, trong đó có các chi phí để mở rộng các hoạt động thực địa trong khi mạng lưới các nhà tài trợ trực tuyến lại đang thiết lập các kỷ lục mới về gây quỹ.

Đảng Cộng hòa (GOP) hiện có hơn 2.000 nhân viên tại 100 văn phòng khác nhau trên khắp nước Mỹ và họ tuyên bố rằng mỗi tuần các tình nguyện viên của đảng Cộng hòa gõ cửa khoản 1 triệu căn nhà mỗi tuần. Trong khi đó, chiến dịch tranh cử của ông Biden lại 'lãng quên', không thực hiện việc gõ cửa gặp cử tri từ hồi đại dịch bùng phát đến nay.

"Chiến dịch tranh cử của ông Biden đang tích trữ tiền và họ hy vọng rằng những quảng cáo trên truyền hình trong mùa thu giúp họ vượt lên phía trước", Richard Walters, giám đốc điều hành của RNC nhận xét. "Nhưng khi chỉ 1 bang như Michigan đã có số phiếu bầu tụt giảm tới 10.700 phiếu thì việc tiếp xúc trực tiếp với cử tri, bằng cách gõ cửa và nói chuyện với họ, theo chúng tôi là rất quan trọng", ông Walters nói thêm.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump hiện đang tiến hành rà soát lại các khoản chi tiêu dưới thời ông Parscale. Trong số các thay đổi, có việc đóng một chiến dịch quảng cáo sử dụng các tài khoản mạng xã hội của cá nhân ông Parscale để đăng các quảng cáo ủng hộ ông Trump.

Hơn 800.000 USD đã được dùng để thúc đẩy các trang Facebook và Instagram của ông Parscale. Những quảng cáo đó đã ngừng hoạt động 1 ngày sau khi ông ấy dời khỏi vị trí quản lý của chiến dịch.

Ông Parscale thì nói trang Facebook không phải là 'sáng kiến của ông ta' và luôn cần phải có 'sự chấp thuận từ phía gia đình (của ông Trump). "Tôi đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng vững chắc chưa từng có với đảng Cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của gia đình này từ năm 2016, và tôi tự hào vì những gì đã đạt được", ông Parscale nói trong một tuyên bố với tờ The Times.

Một số chi tiêu làm hài lòng ông Trump

Trump at Mar-a-Lago NYT

Tổng thống Trump tiếp Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trong một sự kiện lễ tân tại Mar-a-Lago vào tháng 3 vừa qua. Ảnh T.J. Kirkpatrick chụp cho The New York Times

Một số các chi tiêu dường như được thực hiện, ít nhất một phần nào đó là nhằm thỏa mãn cho chính các đòi hỏi của ông Trump, trong đó có khoản chi tiêu cho quảng cáo Super Bowl, vốn được mua như một phần trong cuộc chạy đua quảng cáo với quý ngài Bloomberg. Hai quảng cáo cho trò chơi trong ngày đã tốn hơn toàn bộ các quảng cáo được chiến dịch tranh cử của ông Trump chi cho 4 bang chiến trường chính, tính đến hết tháng 7 gồm: Wisconsin (3.9 triệu USD), Michigan (3,6 triệu USD), Iowa (2 million USD) và Minnesota (1,3 triệu USD).

Một chi tiêu khác làm hài lòng ông Trump. Đó là khoản hơn 1 triệu USD chi cho các quảng cáo phát sóng tại Washington D.C, một khu vực không có khả năng cạnh tranh vào mùa thu nhưng lại là nơi cư trú của tổng thống, một người tiêu dùng nổi tiếng phàm ăn với các chương trình truyền hình.

Ông Trump, người từng hài hước rằng ông có lẽ là ứng cử viên đầu tiên kiếm tiền được từ các hoạt động tranh cử, cùng với đảng Cộng hòa đã điều hướng khoảng 4 triệu USD chi tiêu vào các doanh nghiệp gia đình của ông, kể từ năm 2019. Trong số đó hàng trăm nghìn USD đã chảy vào câu lạc bộ Mar-a-Lago của ông ở Florida, các nhà tài trợ cũng rút lui khỏi các bữa tiệc xa hoa ở các Khách sạn Trump, và hàng nghìn USD khác được chi cho các bữa ăn bít tết ở khách sạn mang tên ông Trump ở Washington.

Nhiều chi tiết về chi tiêu của ông Trump đã không rõ ràng. Kể từ năm 2017, chiến dịch của ông Trump và RNC đã chuyển cỡ 227 triệu USD chỉ cho 1 công ty trách nhiệm hữu hạn có liên quan tới các viên chức phụ trách tranh cử của ông Trump. American Made Media Consultants, tên của công ty đó, đã được sử dụng để đặt các quảng cáo truyền hình và kỹ thuật số, và cũng chính công ty này là đối tượng của một khiếu nại gần đây tới Ủy ban Bầu cử Liên bang vì cho rằng công ty được sử dụng để che dấu các điểm đến cuối cùng trong chi tiêu, bao gồm cả tiền lương của Lara Trump và Kimberly Guilfoyle, những cô vợ của hai con trai lớn của ông Trump.

Hàng triệu USD khác được cho là chuyển tới các công ty liên kết với RNC và các viên chức có liên hệ với ông Trump. Trong đó có tới 39 triệu USD được chuyển tới Parscale Strategy LLC và Giles-Parscale, hai công ty thuộc sở hữu của ông Parscale kể từ đầu năm 2017.

Về phần mình, ông Parscale nói ông không 'sở hữu hoặc có các lợi ích tài chính trong AMMC' và ông đã thương lượng được 1 hợp đồng với giá trị tương đương 1% các chi tiêu quảng cáo số, nhưng kể từ khi trở thành người quản lý chính của chiến dịch tranh cử thì ông đã không còn bất cứ phần trăm nào nữa.

Tiêu tiền để kiếm tiền

CDV ong Trump NYT

Những cổ động viên cho ông Trump tại một sự kiện ở Phoenix. Ảnh Doug Mills/The New York Times

Có rất ít nghi vấn được đặt ra với việc ông Parscacle đã giúp chiến dịch tranh cử của ông Trump xây dựng được một hoạt động chưa từng thấy giúp đảng Cộng hòa thu hút được các nhà tài trợ nhỏ lẻ trên mạng. Ông này đã chỉ đạo đưa một khoản đầu tư trị giá tới 9 con số vào các quảng cáo kỹ thuật số và trong danh sách xây dựng đó, hầu hết các khoản chi tiêu đã được thực hiện. Một số cố vấn của Tổng thống Trump cho rằng trong những tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử, số tiền phải chi tiêu vẫn rất lớn, và trong tháng 7, tổng thống và đảng của ông ta đã huy động được 165 triệu USD, con số nhiều hơn số tiền của bất cứ tháng nào trong năm 2016.

Ông Walters giải thích: "Chúng tôi phải tiêu tiền thì mới kiếm thêm tiền được. Chúng tôi đã có được các khoản thu lớn từ các hoạt động gây quỹ trực tuyến và gửi thư trực tiếp".

Tuy nhiên, chi phí cho các hoạt động gây quỹ của GOP quả thực là cực lớn.

Từ năm 2019, ông Trump, RNC và các ủy ban liên quan khác của họ đã chi 145 triệu USD cho các chi phí liên quan tới việc gửi thư vận động trực tiếp, gần 42 triệu USD cho việc mua hoặc thuê các danh sách kỹ thuật số (để mở rộng đối tượng gửi email) và hàng chục triệu USD khác cho các quảng cáo trực tuyến nhằm thu hút các nhà tài trợ mới trên mạng.

Chỉ nội việc duy trì hoạt động cho các cỗ máy bán đồ dùng có tên ông Trump cho những người ủng hộ cũng đã tốn kém bộn tiền. Hai công ty đảm nhiệm cho phần việc này của chiến dịch đã được trả tổng cộng hơn 30 triệu USD kể từ năm 2019.

Dưới sự chỉ đạo của ông Trump, đảng Cộng hòa đã sử dụng phương pháp tiến cận 'Chia sẻ không tốn chi phí" để duy trì liên lạc với các nhà tài trợ và RNC đã chi tới 6 triệu USD cho các 'vật kỷ niệm dành cho nhà tài trợ'. Các khoản chi được trả cho các cửa hàng văn phòng phẩm, Hiệp hội Lịch sử của Nhà Trắng (538.000 USD), nhà sản xuất sô cô la Hershey (337.000 USD), các loại bánh kẹo mang nhãn hiệu Nhà Trắng để tặng cho cử tri của cả 2 đảng.

Trên thực tế, ông Trump quả thật đã có rất nhiều chi phí bất thường cho chiến dịch tái tranh cử của mình.

Chẳng hạn, các đảng viên của đảng Cộng hòa đã phải trả thêm hơn 21 triệu USD, tính từ năm 2019, cho các chi phí điều tra luận tội về ông Trump, và cả cho chính phiên tòa luận tội ông. RNC cũng đã thanh toán hóa đơn trị giá 666.666,67 USD cho Reuters News & Media vào cuối tháng 6 vừa qua. Cả Reuters lẫn RNC đều từ chối bình luận về khoản chi này khi được tờ New York Times yêu cầu. Trong khi đó, về mặt chính thức thì khoản chi được thực hiện dưới cái nhãn 'các thủ tục pháp lý-giải quyết quyền sở hữu trí tuệ'. Điều này cho thấy khoản chi này có liên quan tới một vụ kiện tiềm tàng về quyền sở hữu trí tuệ.

Cũng có những chi phí khác khá lãng phí được thúc đẩy bởi những ham muốn đôi khi khá tàn nhẫn của ông Trump, vẫn theo điều tra của tờ New York Times. Ông Trump đã hai lần thay đổi kế hoạch tổ chức đại hội đảng và điều này khiến phát sinh nhiều chi phí liên quan đến việc đi lại cho các đảng viên. Thí dụ như vào tháng 7 vừa qua, RNC đã phải trả khoản chi phí 325.000 USD cho khu resort Ritz-Carlton Amelia Island nằm gần Jacksonville, nơi dự định tổ chức đại hội của đảng Cộng hòa nhưng nó đã không xảy ra. Đảng Cộng hòa dự kiến sẽ không bao giờ có thể lấy lại được khoản đặt cọc khá tốn tiền này...

(Còn tiếp)

  • Cùng chuyên mục
Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sắp diễn ra chung kết Press cup 2024

Sau 7 mùa giải với những thành công vang dội và nhiều dấu ấn khó quên, Giải bóng đá các Cơ quan Báo chí toàn quốc Press Cup đã trở thành sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước.

Sự kiện - 22/11/2024 17:01

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Bổ nhiệm lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An

Tổng cục Hải quan vừa công bố các Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và cục trưởng Hải quan các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.

Sự kiện - 22/11/2024 14:21

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân dịp kỷ niệm Giải phóng Thủ đô

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã quyết định tặng Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Sự kiện - 22/11/2024 11:46

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB đề xuất lộ trình đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, WB cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.

Sự kiện - 22/11/2024 10:10

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

340 doanh nghiệp Quảng Ninh cùng tham gia kích cầu du lịch

Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” sẽ được triển khai từ nay đến hết quý I năm 2025 với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ dành cho khách du lịch được ưu đãi sâu lên đến 50%.

Sự kiện - 22/11/2024 08:00

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Hà Nội hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06

Theo Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, đối với 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tổ công tác Chính phủ giao, TP. Hà Nội hiện đã cơ bản hoàn thành 19/19 nhiệm vụ.

Sự kiện - 22/11/2024 07:30

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Bốn điểm nghẽn thể chế cần tháo gỡ để thúc đẩy phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chỉ ra bốn điểm nghẽn thể chế cần khắc phục để thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.

Sự kiện - 22/11/2024 06:26

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp VNeID và iHanoi

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập trên ứng dụng iHanoi.

Sự kiện - 21/11/2024 23:28

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu Hà Nội: Thí điểm nghị quyết, liệu có tạo ra một mặt bằng giá đất mới

Đại biểu đoàn TP. Hà Nội bày tỏ băn khoăn khi thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Sự kiện - 21/11/2024 23:25

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'

Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.

Sự kiện - 21/11/2024 17:22

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Sự kiện - 21/11/2024 17:06

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI

Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.

Sự kiện - 21/11/2024 16:21

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh

UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.

Sự kiện - 21/11/2024 12:09

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06

Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".

Sự kiện - 21/11/2024 10:59

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa

Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Sự kiện - 21/11/2024 10:42

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Sự kiện - 20/11/2024 22:56