Cổ phần Viện dệt may hút hàng nhờ đất 'vàng'?

Nhàđầutư
Viện dệt may hiện quản lý và sử dụng 3 lô đất với tổng diện tích hơn 10.000 m2 tại trung tâm Hà Nội và TP. HCM.
MINH TRANG
08, Tháng 03, 2018 | 07:04

Nhàđầutư
Viện dệt may hiện quản lý và sử dụng 3 lô đất với tổng diện tích hơn 10.000 m2 tại trung tâm Hà Nội và TP. HCM.

ipo-vien-det-may

 Trụ sở Viện dệt may tại 478 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hấp dẫn giới đầu tư

Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa thông báo kết quả đăng ký mua cổ phần Việt dệt may.

Theo đó, Viện dệt may có trụ sở tại 478 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vốn điều lệ dự kiến sau cổ phần hoá là 50 tỷ đồng, chia làm 5 triệu cổ phần.

Số cổ phần đưa ra đấu giá là 2,263 triệu cổ phần, tương đương 45,26% vốn điều lệ, giá khởi điểm là 12.583 đồng/ CP.

Thông báo của HNX cho biết có tổng cộng 21 nhà đầu tư, trong đó 4 tổ chức và 17 cá nhân đăng ký mua 14,336 triệu cổ phần, gấp 6,3 lần lượng chào bán.

Với lượng chào mua gấp nhiều lần số cổ phiếu tối đa bán ra, phiên đấu giá cổ phần Việt dệt may diễn ra vào sáng ngày 12/3 được dự báo sẽ khá gay cấn. 

Viện dệt may có lịch sử từ năm 1969, với tên gọi ban đầu là Viện Công nghiệp Dệt sợi, nay là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (từ năm 2006), hoạt động dưới dạng một tổ chức khoa học công nghệ công lập tự chủ tài chính chi thường xuyên. 

Hoạt động chủ yếu của Viện dệt may hiện là nghiên cứu khoa học, dịch vụ giám định, kiểm nghiệm, chứng nhận, đào tào và tư vấn trong lĩnh vực dệt may.

Tổng doanh thu của Viện giai đoạn 2014-2016 đạt trung bình 76,26 tỷ đồng/ năm. Năm 2017, doanh thu của Viện giảm mạnh 25% về 57 tỷ đồng do Bộ Công thương bãi bỏ Thông  tư 37/2017 ngày 30/10/2015 quy định mức giới hạn và kiểm tra hàm lượng Formaldehyt và Amin thơm chuyển hoá từ thuốc nhuộm Azo trong sản phầm  dệt may, khiến doanh thu của Viện theo Thông tư 37 không còn. 

Lãi sau thuế của Viện theo đó giảm mạnh về 608 triệu đồng trong năm 2017, thấp hơn nhiều so với bình quân 2,1 tỷ đồng bình quân 3 năm trước đó.

Sự hấp dẫn từ đất 'vàng' 

Ngoài vị trí đầu ngành trong lĩnh vực, Viện dệt may còn sở hữu tài sản đáng chú ý khác là quyền sử dụng 3 lô đất tại Hà Nội và TP. HCM.

Bao gồm lô đất 2.850,83 m2 hiện đang là trụ sở Viện tại 478 Minh Khai, lô đất 454/24 Minh Khai rộng 5.311 m2 và lô đất 2.219,6 m2 tại 354/128A Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. HCM.

Đây đều là những lô đất sạch hiếm có còn sót lại ở Hà Nội và TP. HCM.

Theo phương án cổ phần hoá được phê duyệt, cả 3 mảnh đất với tổng diện tích trên 10.000 m2 kể trên sẽ tiếp tục phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, thí nghiệm, đào tạo, chứng nhận sản phẩm, sản xuất thực nghiệm và giới thiệu sản xuất như hiện trạng.

Tuy nhiên, một khi đã trở thành công ty cổ phần, việc các chủ sở hữu mới của Viện dệt may có thực hiện đúng cam kết hay không vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Theo phương án cổ phần hoá, bên cạnh IPO 45,26% vốn cổ phần, Viện Dệt may sẽ bán tiếp 45,26% vốn cho nhà đầu tư chiến lược, 9,48% vốn bán ưu đãi cho người lao động. Nhà nước sẽ không giữ cổ phần nào của Viện hậu cổ phần hoá.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ