Chuyện tình người chỉ huy chiếm giữ sân bay Tân Sơn Nhất

Nhàđầutư
Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Đình Kiệt - người chỉ huy mũi tấn công chiếm giữ sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4/1974. Ký ức hào hùng của 40 năm ùa về, lần đầu tiên ông kể chuyện tình giữa mình với cô gái từ Bắc vào Nam làm cán bộ tăng cường sau ngày thống nhất đất nước.
SỸ TÂN
30, Tháng 04, 2019 | 06:39

Nhàđầutư
Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Đình Kiệt - người chỉ huy mũi tấn công chiếm giữ sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4/1974. Ký ức hào hùng của 40 năm ùa về, lần đầu tiên ông kể chuyện tình giữa mình với cô gái từ Bắc vào Nam làm cán bộ tăng cường sau ngày thống nhất đất nước.

Ngôi nhà nhỏ của hai vợ chồng Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Đình Kiệt nằm sâu trong con ngõ nhỏ trên đường Cao Lỗ, thuộc khối Trung Mỹ, phường Lê Mao (TP Vinh) lặng lẽ và khiêm nhường như chính chủ nhân của nó vậy. Là người chỉ huy một trong những mũi tấn công đánh từ Mặt trận Tây Nguyên vào giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, song ông Nguyễn Đình Kiệt lại rất ít người biết đến bởi từ sau khi nghỉ hưu, hai ông bà sống lặng lẽ để giữ lại những ký ức hào hùng thời chiến trận, riêng một góc trời.

IMG_0310

 Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Đình Kiệt

Ký ức chiếm giữ sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4

Tháng 10/1063, khi vừa tròn 20 tuổi, anh lính trẻ Nguyễn Đình Kiệt rời quê nhà Nghi Thu (TX. Cửa Lò) lên đường vào Nam nhập ngũ, đến tháng 6/1965 thì được phiên chế bổ sung vào Tiểu đoàn 27 công vệ của Mặt trận Tây Nguyên. Sau chiến dịch Mậu Thân, ông được điều động về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66 Mặt trận Tây Nguyên.

Năm 1974, ông Nguyễn Đình Kiệt giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66, được điều động lên Tây Nguyên để trực tiếp đánh giặc và trong thời gian này, ông Nguyễn Đình Kiệt là người đã có công rất lớn khi ở cương vị chỉ huy của 3 đơn vị là Đại đội 2, Tiểu đoàn 7 và Trung đoàn 66 đều xây dựng trở thành đơn vị anh hùng, trong đó Trung đoàn 66 là đơn vị 3 lần anh hùng.

Trở lại với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tháng 3/1975, khi ấy ông Nguyễn Đình Kiệt đang là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66, nhận lệnh đánh vào Buôn Mê Thuột vào đêm ngày 9/4, ông đã chỉ huy phối hợp các lực lượng binh chủng hợp thành đánh thẳng vào căn cứ Đức Lập của ngụy quân Sài Gòn đang chiếm đóng tại đây và đến rạng sáng ngày mồng 10 thì ta làm chủ hoàn toàn căn cứ này.

Từ đây, Trung đoàn 66 tiếp tục cơ động về phía Tây của mặt trận, theo đường 21 đánh vào các căn cứ Khánh Dương, Chư Cúc, đèo Phượng Hoàng và sân bay Hòa Bình để mở đường vào các tỉnh phía Nam.

Lúc hành quân vào đến Khánh Hòa thì ông Nguyễn Đình Kiệt được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 (Mặt trận Tây Nguyên cũ), làm nhiệm vụ mở đường mới cơ động đánh chiếm cầu Bông và cầu Súng, là điểm giao thông trọng yếu nằm ở phía bắc Hóc Môn, một trong cửa ngõ quan trọng để tiến vào nội thành Sài Gòn.

IMG9866_1

Khoảnh khắc cắm lá cờ đỏ sao vàng tại sân bay Tân Sơn Nhất trong ngày 30/4

Trong 2 ngày 26 và 27/4, Sư đoàn 10 đã đánh chiếm được hai căn cứ này, Rạng sáng ngày 28/4, Sư đoàn 10 nhận nhiệm vụ đánh vào Sân bay Tân Sơn Nhất và Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn. 3 giờ 50 phút rạng sáng ngày 29/4, đã đồng loạt tấn công vào các cứ điểm của địch ở sân bay Tân Sơn Nhất và đến khoảng 9 giờ 45 phút ngày 30/4 thì làm chủ hoàn toàn nơi này, Sở chủ huy không quân của Mỹ tại đây cũng do ta làm chủ.

Lúc lá cờ được cắm lên hiên ngang giữa sân bay Tân Sơn Nhất, tiếng súng cũng lặng dần. Đến 11 giờ ngày 30/4, nhiệm vụ khi cắm lên nóc Tổng tham mưu ngụy quyền Sài Gòn lá cờ đỏ sao vàng phấp phới cũng đã hoàn thành.

Trong khí thế ngập tràn chiến thắng này, Mặt trận đã phát lệnh sau 11 giờ ngày 30/4, tất cả các đơn vị phải cho bộ đội thay toàn bộ quần áo mới để chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn. Là ngưởi chỉ huy trưởng, làm nhiệm vụ đi trước dẫn đường để Sư đoàn tiến vào Sài Gòn, cho đến bây giờ, sau 40 năm ông Nguyễn Đình Kiệt vẫn không thể nào quên được giây phút làm chủ đất nước sau 30 năm bền bỉ đấu tranh ấy. Càng tiến sâu vào nội thành Sài Gòn bao nhiêu càng thấy khí thế giải phóng rầm rộ, người dân đổ ra hai bên đường, ai có cờ cầm cờ, ai có hoa mang hoa, thậm chí nhiều người còn cởi áo, đưa khăn vẫy vẫy chào mừng bộ đội khi thấy lá cờ đỏ sao vàng cắm trên nóc xe tăng.

Nhiều người bỏ cả họp chợ để hòa vào dòng người tiến về thành phố. Trước cảnh tượng ấy, ông Kiệt thấy rất bâng khuâng, xúc động và không ngờ ngụy quyền Sài Gòn lại sụp đổ nhanh chóng đến như vậy. “Quân ngụy từ các nơi đổ về thành phố, trà trộn vào nhân dân để trốn tránh, bỏ lại giày dép, quần áo, tư trang ngổn ngang hai bên đường. Nhiều tên thậm chí chỉ mặc áo phông, quần đùi. Nhiều người dân đổ ra đường, thấy xe của bộ đội đi qua liền ném lên xe những gói cơm còn nóng hổi được bọc sẵn trong bao để tiếp tế vì sợ bộ đội đói”, ông Kiệt bồi hồi nhớ lại.

IMG_0306

Nguyễn Đình Kiệt đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 1975

Và chuyện tình lãng mạn

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông Nguyễn Đình Kiệt được điều động đi học bổ túc tại Đà Lạt và nhờ lớp học này mà ông gặp một nửa của cuộc đời mình. Bà là Trần Thị Minh (SN 1952), là cán bộ miền Bắc tập kết làm nhiệm vụ tại đây. Bà Minh quê ở Nam Đàn (Nghệ An), là cử nhân có trình độ nên sau ngày giải phóng được điều động tăng cường vào Nam, làm cán bộ tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) dể giúp bà con nơi đây ổn định chính quyền. Hai người gặp nhau và trong thời gian ít ỏi tại đây, tình cảm đã nảy sinh.

Ông Kiệt kể: “Chúng tôi vừa mới bén duyên nhau thì tôi được lệnh phải về đơn vị để hành quân sang Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế thiêng liêng. Chia cắt nhau nhưng hai đứa vẫn thư từ, liên lạc để thường xuyên động viên nhau”. Đến giữa năm 1977, ông Nguyễn Đình Kiệt lại được điều động về đơn vị để chuẩn bị sang Liên Xô học nâng cao trình độ. Trong thời gian chờ làn thủ tục, chính sách thay đổi nên ông Kiệt không đi Liên Xô nữa mà ra Hà Nội để tham gia lớp học cao cấp tại học viện Quốc phòng.

Lúc này, nhận thấy nếu đi học trở về thì sẽ quá muộn để lo chuyện gia đình nên ông Kiệt đã mạnh dạn báo cáo với chỉ huy đơn vị về chuyện tình của mình với chị Minh và được đơn vị đồng ý, cử một phó tham mưu trưởng làm chủ lễ để tổ chức lễ cưới cho hai người ngay tại đơn vị. Bà Trần Thị Minh nhớ lại, dó là lễ cưới đầu tiên sau chiến tranh của Sư đoàn nên được tổ chức rất trang trọng, ai cũng chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc bền lâu đến đầu bạc răng long.

“Cho đến bây giờ, mỗi lần đến ngày kỷ niệm ngày cưới, vợ chồng tôi lại bồi hồi xúc động khi nhớ lại khoảnh khắc tuyệt vời ấy. Là lễ cưới đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất của Sư đoàn nên vợ chồng chúng tôi luôn được anh em, đồng đội luôn nhớ đến”, bà Minh không giấu nổi niềm hạnh phúc sau gần 40 năm sống trọn nghĩa vợ chồng với nhau.

Sau khi tốt nghiệp Học viện cấp cao, ông Nguyễn Đình Kiệt trở về làm Sư trưởng Sư đoàn 341 Quân khu 4, làm Phó hiệu trưởng trường Quân chính Quân khu 4, Phó chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) và Chánh thanh tra Quốc phòng trước khi nghỉ hưu vào năm 2012 với quân hàm Đại tá. Giã từ nghiệp lính, song hai vợ chồng ông Kiệt, bà Minh vẫn rất tự hào khi cả hai đứa con đều nối gót cha để tiếp tục cống hiến trong ngành. Cô con gái đầu Nguyễn Thị Nam Hương hiện là Chuyên viên Quốc phòng của Cục Hậu cần Quân khu 4.

Trong khi đó, cậu trai út Nguyễn Vi Tùng hiện đang theo học tại trường Sĩ quan lục quân I. Ông Kiệt về với đời thường, tham gia công tác cựu chiến binh của phường và là ngõ trưởng ngõ văn hóa, ngày ngày cần mẫn cầm chổi đi quét từng chiếc lá rụng, nhặt từng sợi rác bẩn. Hình ảnh thân thiện của vị đại tá về hưu đã khiến cho hai vợ chồng luôn được bà con khối phố yêu quý, tin tưởng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ