Dấu ấn Đại tướng Lê Đức Anh trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Đại tướng Lê Đức Anh là người góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc, giải phóng miền Nam vào ngày 30/4/1975.
Đại tướng Lê Đức Anh không chỉ là chứng nhân mà còn là một yếu nhân đã tham gia vào các sự kiện quan trọng của cách mạng và đất nước trong hơn 50 năm của nửa cuối thế kỷ 20 và hai thập niên đầu của thế kỷ 21.
Vị đại tướng in dấu ấn sâu sắc vào nhiều sự kiện trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, vào cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam, làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang ở Campuchia, vào công cuộc đổi mới đất nước cũng như tham gia hoạch định nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta cả về đối nội và đối ngoại.
Đại tướng Lê Đức Anh có cuộc đời hoạt động cách mạng đa dạng, phong phú, đứng ở nhiều vị trí đương đầu với khó khăn, thử thách khắc nghiệt trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.
Đáng chú ý, vị lãnh đạo để lại dấu ấn sâu đậm trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Lúc này, ông là Trung tướng, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh Cánh quân Tây Nam.
Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ tư lệnh chiến dịch ngày ấy gồm 8 người, trong đó có Trung tướng, Phó tư lệnh Lê Đức Anh.
Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tư lệnh chiến dịch), Chính ủy Phạm Hùng, các Phó Tư lệnh gồm: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Đinh Đức Thiện; Phó Chính ủy là Trung tướng Lê Quang Hòa và quyền Tham mưu trưởng là Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền đều đã mất.
Lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch của ta gồm 5 quân đoàn có trên dưới 15 sư đoàn. Các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 có đủ các binh chủng hợp thành, cùng các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và lực lượng nổi dậy của quần chúng ở nông thôn cũng như thành thị.
Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh xác định phải đánh nhanh, quyết liệt, không cho địch co cụm về Sài Gòn; ngược lại, không để cho quân địch ở Sài Gòn chạy về miền Tây. Các cánh quân phải tổ chức các mũi thọc sâu, mũi đánh vòng ngoài kết hợp giữa chủ lực với bộ đội địa phương và kết hợp giữa bộ đội với quần chúng nhân dân, đột phá liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung tướng Lê Đức Anh còn được giao đảm trách chỉ huy và lãnh đạo cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn (đoàn 232), một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.
Thời điểm đó, Bộ Chỉ huy Miền (B2) nhận định hướng Tây - Tây Nam là nơi khó nhất vì sình lầy, nhưng đây là một hướng tiến công rất quan trọng vì nhất định ta phải nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến quốc lộ số 4 để quân địch ở Sài Gòn không thể co cụm xuống cố thủ ở Tây Đô (Cần Thơ).
Đoàn 232 gồm các sư đoàn 3, 5 và 9; bốn trung đoàn độc lập, một trung đoàn đặc công có 3 nhiệm vụ: chia cắt hai lực lượng Sài Gòn và miền Đông với lực lượng ở đồng bằng sông Cửu Long; tấn công Biệt khu Thủ đô và tấn công Tổng nha cảnh sát, sau đó hợp điểm tại Dinh Độc Lập.
Đúng 17h ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các đơn vị hướng Tây - Tây Nam tiến công. Sư đoàn 5 cắt đoạn Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cắt lộ 4 từ Mỹ Tho tới bờ sông Tiền. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, vượt sông Vàm Cỏ. Sư đoàn 9 vượt sông Vàm Cỏ tập kết tại Cầu Bông, Mỹ Thạnh, Đức Hòa.
Ngày 30/4, cánh quân hướng Tây - Tây Nam đã đánh chiếm Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia, Tổng nha cảnh sát, cảnh sát đô thành, các quận Tân Bình, Bình Chánh, hợp điểm tại Dinh Độc Lập.
Đúng 11h30 ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, từ nay đất nước thống nhất, non sông liền một dải.
Công lao to lớn của ông được ghi nhận bằng Huân chương Sao vàng là Huân chương cao quý nhất, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Chiến công và Quân công, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cùng nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng, Nhà nước ta và của các nước.
- Cùng chuyên mục
Phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo nguồn lực cho kinh tế - xã hội
Đề án Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được kỳ vọng sẽ giải quyết những điểm nghẽn về nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Sự kiện - 13/11/2024 08:33
Phó Thủ tướng: Tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, để báo chí phát triển trong thời gian tới, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí.
Sự kiện - 12/11/2024 18:24
Hạn chế tình trạng 'con sâu làm rầu nồi canh' trong báo chí
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để hạn chế tình trạng "con sâu làm rầu nồi canh" trong báo chí, Bộ TT&TT đã có quy định mới, sẽ xử lý trực tiếp tổng biên tập và phóng viên nếu có vi phạm.
Sự kiện - 12/11/2024 18:23
Thủ tướng: Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã và đang đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi.
Sự kiện - 12/11/2024 18:21
Tin giả gây thiệt hại nhiều nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, có những thông tin gây thiệt hại vốn hóa nhiều nghìn tỷ đồng ở trên thị trường chứng khoán.
Sự kiện - 12/11/2024 15:14
Người dùng các mạng xã hội Việt Nam cao hơn Facebook, Youtube, Tiktok
Bộ trưởng TT&TT cho biết, hiện nay, tổng số người dùng của các mạng xã hội Việt Nam cộng lại thì tương đương, thậm chí cao hơn so với các mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, Tiktok.
Sự kiện - 12/11/2024 15:10
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mạng xã hội ra đời 'lấy mất nghề' của báo chí
Bộ trưởng TT&TT cho rằng, khi mạng xã hội ra đời đã "lấy mất nghề" của báo chí vì báo chí tập trung vào đưa tin nhưng mạng xã hội lại đưa tin nhanh hơn.
Sự kiện - 12/11/2024 12:38
Quản lý mạng xã hội, chống tin giả là vấn đề mang tính toàn cầu
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, vấn đề quản lý mạng xã hội, chống tin giả, tin sai sự thật không chỉ ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu.
Sự kiện - 12/11/2024 11:45
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump
Tối 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.
Sự kiện - 12/11/2024 08:24
Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung
Ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Sự kiện - 11/11/2024 17:23
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng giải ngân thấp không phải 'lỗi' của ngân hàng
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng thấp là do phụ thuộc vào các địa phương phải công bố các dự án đủ điều kiện tham gia chương trình theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Đồng thời, khách hàng phải đủ điều kiện vay vốn.
Sự kiện - 11/11/2024 14:51
Nợ xấu của các dự án giao thông, cao tốc chiếm tỷ lệ rất cao
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nợ xấu và nợ nhóm 2 của các dự án giao thông, cao tốc đang chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 20%. Trong đó, một phần nguyên nhân do tiền trả nợ làm đường cao tốc, thường đến từ nguồn thu phí.
Sự kiện - 11/11/2024 13:19
'Ngân hàng không cấm cho vay bất động sản'
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản. Nhưng, việc cho vay tiếp tục của thị trường bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động, đảm bảo an toàn.
Sự kiện - 11/11/2024 11:37
Thống đốc Ngân hàng nêu lý do chỉ bán mà không mua vàng miếng
Trả lời việc chỉ bán mà không mua vàng miếng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đặt mục tiêu tăng cung vàng miếng nên mới chỉ đặt vấn đề bán cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC, chưa đặt vấn đề mua lại.
Sự kiện - 11/11/2024 10:16
Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và 2 Bộ trưởng Y tế và Thông tin – Truyền thông sẽ là những thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Sự kiện - 11/11/2024 06:43
Từ Nghị quyết của Đảng, đột phá chiến lược về hạ tầng đạt kết quả ấn tượng
TS. Trần Du Lịch cho rằng, từ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng thì việc giải quyết đột phá chiến lược về hạ tầng và đạt những kết quả rất ấn tượng. Đó là cơ sở để chúng ta phát triển đất nước theo mục tiêu đề ra.
Sự kiện - 10/11/2024 17:09
- Đọc nhiều
-
1
Thanh Hóa tìm nhà thầu thi công 1,58km đường hơn 800 tỷ
-
2
Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á
-
3
AI có thể vượt qua con người trong 10 năm tới
-
4
[Café Cuối tuần] Luật Kiểm soát sự ảnh hưởng của người nổi tiếng, tại sao không?
-
5
Người nổi tiếng, KOLs... sắp bị 'siết' quảng cáo trên mạng xã hội
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 5 day ago