'Chuyển sang mô hình kinh doanh tuần hoàn, doanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ'

Nhàđầutư
TS. Võ Trí Thành cho rằng, muốn chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp phát triển theo hướng kinh doanh tuần hoàn cần sự đồng hành, hỗ trợ từ Chính phủ. Đó có thể coi là chi phí chuyển đổi của nền kinh tế từ nâu sang xanh, từ tuyến tính sang tuần hoàn.
ĐÌNH VŨ
20, Tháng 08, 2022 | 06:30

Nhàđầutư
TS. Võ Trí Thành cho rằng, muốn chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp phát triển theo hướng kinh doanh tuần hoàn cần sự đồng hành, hỗ trợ từ Chính phủ. Đó có thể coi là chi phí chuyển đổi của nền kinh tế từ nâu sang xanh, từ tuyến tính sang tuần hoàn.

20220819_091614

Hội thảo công bố báo cáo Mô hình kinh doanh tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và áp dụng tại Việt Nam. Ảnh: NT

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM, Bộ KH&ĐT) vừa tổ chức Hội thảo công bố báo cáo Mô hình kinh doanh tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và áp dụng tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, từ kinh nghiệm châu Âu, Đan Mạch và nhiều quốc gia khác cho thấy kinh doanh theo hướng tuần hoàn đang trở thành một xu hướng trên phạm vi toàn cầu và được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo Phó Viện trưởng CIEM, trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành các mô hình kinh doanh tuần hoàn, vai trò của Nhà nước là đặc biệt quan trọng, trước hết trong xây dựng khung pháp luật, chính sách nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt qua những thách thức, khó khăn khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ tuyến tính sang tuần hoàn.

Ở Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đã đề ra định hướng "xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường" và "khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường" và "khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất". 

Chiến lược cũng đề ra nhiệm vụ "xây dựng lộ trình, cơ chế chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn". Cụ thể hoá các chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoa Cương cho biết, trên thực tế, ở nước ta đã có nhiều doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng tuần hoàn trên cơ sở các quy định và chính sách về phát triển bền vững như: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp,...

Giới thiệu về báo cáo Mô hình kinh doanh tuần hoàn do CIEM biên soạn, ông Trịnh Đức Chiều, Phó trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, CIEM cho biết, báo cáo dựa trên nghiên cứu hơn 500 doanh nghiệp trên cả nước.

Qua nghiên cứu cho thấy, 60-70% doanh nghiệp nhận thức kinh tế tuần hoàn là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiểu biết của doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn còn rất hạn chế với chỉ khoảng 20-30% doanh nghiệp hiểu về kinh tế tuần hoàn và cũng chỉ có 3-6% doanh nghiệp là hiểu rõ. 

Đáng chú ý, ông Chiều cho biết, dù xác định kinh tế tuần hoàn là tất yếu nhưng để phát triển kinh doanh tuần hoàn hiện còn rất nhiều rào cản về khung pháp luật chính sách, nguồn lực, công nghệ - môi trường hay cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, cho tới thời điểm hiện tại tỷ lệ doanh nghiệp đã áp dụng kinh tế tuần hoàn được nhận hỗ trợ là rất thấp.

Đánh giá cao về báo cáo, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, báo cáo đã góp phần vào hiểu biết thực tiễn kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và đưa ra được một số kiến nghị cho doanh nghiệp, chính sách pháp luật cho Chính phủ.

Theo ông Thành, đây là thời điểm thích hợp và quan trọng để có những nghiên cứu sâu, sát với thực tiễn về kinh tế tuần hoàn khi Việt Nam đã cam kết chuyển đổi phương thức phát triển từ nâu sang xanh và cam kết Net zero vào năm 2050 tại COP26.

Để thực hiện các mục tiêu về kinh tế tuần hoàn, TS. Võ Trí Thành cho rằng, cần nhận thức rõ rằng, xu hướng của thế giới là hướng tới phát triển xanh, nhân văn, bền vững và tăng khả năng chống chịu. 

Cùng với đó, thực tế cho thấy, quan trọng hơn cả xu hướng, cam kết chính trị là yêu cầu của thị trường đòi hỏi chúng ta phải chuyển đổi sang phát triển kinh tế tuần hoàn. Với yêu cầu này, nếu doanh nghiệp tham gia cuộc chơi thì có lợi còn không thì về trung - dài hạn sẽ chịu thiệt. Điều này xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, từ lối sống của thế hệ trẻ.

Ngoài ra, việc thực hiện các cam kết FTA cũng mang tới yêu cầu nhanh chóng chuyển đổi khi bên cạnh tính hợp tác, các FTA còn có những tiêu chí riêng và yêu cầu đặt ra là các thành viên phải thoả mãn các tiêu chí mới trong quá trình sản xuất, lao động, môi trường và khí thải.

TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn đang là một vấn đề nổi trội trong quan hệ quốc tế và khu vực. Asean cũng đang đẩy mạnh thừa nhận lẫn nhau về các tiêu chí xanh, tuần hoàn trong 4 lĩnh vực năng lượng, xây dựng, vận tải và nông nghiệp.

"Doanh nghiệp hay Chính phủ khi thừa nhận kinh tế tuần hoàn là tất yếu cũng phải nhận thấy cần có chi phí chuyển đổi nền kinh tế. Theo nhiều nghiên cứu, những nước nào có chất xanh càng cao thì về trung, dài hạn sẽ càng có lợi thế. Vì vậy, muốn doanh nghiệp chuyển sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ. Đó có thể coi là chi phí chuyển đổi", ông Thành nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ