Chung cư Mường Thanh: Xảy ra cháy ai chịu trách nhiệm?

Nhàđầutư
Nhiều cư dân sống ở các khu chung cư do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư đang hoang mang khi nghe thông tin nơi mình ở không đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy (PCCC).
NHÂN HÀ
11, Tháng 07, 2017 | 14:40

Nhàđầutư
Nhiều cư dân sống ở các khu chung cư do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư đang hoang mang khi nghe thông tin nơi mình ở không đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy (PCCC).

xala

Vụ cháy chung cư CT4 khu đô thị Xa La (Hà Đông - Hà Nội) 

Sai phạm không thể khắc phục

Trong danh sách 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng vừa được công bố hồi tháng 6 vừa qua, doanh nghiệp có nhiều công trình vi phạm nhất là Tập đoàn Mường Thanh (13 công trình - PV).

Mặc dù các công trình của Tập đoàn Mương Thanh của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản  đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nay, tuy nhiên, với những thông tin liên quan đến PCCC vừa được công bố khiến hàng ngàn cư dân đang sinh sống không khỏi hoang mang.

Trước đó, cảnh sát PCCC TP. Hà Nội đã cương quyết xử lý vi phạm hành chính về PCCC (theo quy định tại Điều 36, Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với một số hạng mục, công trình có nguy hiểm về cháy, nổ trên địa bàn Hà Nội. 

Thậm chí, có những dự án chung cư cao tầng của tập đoàn Mường Thanh dù đã được Cảnh sát PCCC Hà Nội nhiều lần nhắc nhở nhưng không khắc phục các tồn tại, thiếu sót về PCCC. 

Một số chuyên gia thi công hệ thống PCCC cho các tòa nhà chung cư ở Hà Nội nhận định: Với kết cấu, quy hoạch bị phá vỡ, không gian xung quanh chật hẹp, hệ thống bể nước, bơm áp, thiết bị thiếu quy chuẩn do chủ đầu tư không chịu đầu tư từ đầu, dẫn đến hệ lụy là các sai phạm luôn luôn diễn ra. Vì vậy các chung cư này không đủ điều kiện để cấp phép PCCC.

Trước đó, khoảng 19h30 tối 11/10/2015, tại tầng hầm của tòa nhà CT4A và CT4B (khu đô thị Xa La, Hà Đông - Hà Nội) đã xảy ra hỏa hoạn nghiêm trọng. Trong chốc lát, khói bốc lên dữ dội khiến hàng trăm hộ dân sống tại tòa nhà này hoảng loạn.

Lực lượng chức năng đã huy động nhiều xe chữa cháy, xe thang đến hiện trường để giải cứu người dân và tổ chức dập lửa. Sau hơn 4 giờ đồng hồ, đám cháy mới được dập tắt và toàn bộ cư dân sống ở tòa nhà nói trên thời điểm đó được giải cứu an toàn.

Theo kiểm đếm của Ban quản lý, có gần 300 xe máy bị cháy rụi, 38 chiếc bị hỏng phần nhựa; 5 xe đạp điện hỏng nhẹ, một ô tô móp phần đuôi do lửa.

Bên cạnh đó, một số chung cư của Tập đoàn Mường Thanh từng xảy ra sự cố về cháy như PV5 hồi cuối tháng 10/2015, chung cư HH Linh Đàm, hay cháy bể bơi Khu đô thị Xa La hồi cuối năm 2016.

Anh Hạnh, sống tại tòa cư HH3A Linh Đàm lo lắng: “Chúng tôi thực sự không yên tâm bởi nếu chẳng may có sự cố cháy nổ xảy ra thì rất khó để các đơn vị chức năng làm nhiệm vụ tiếp cận hiện trường ở đây vì các tòa nhà quá gần nhau”.

Đồng quan điểm trên, ông Sơn, cư dân sống ở tòa CT10 chung cư Đại Thanh (Thanh Oai - Thanh Trì) lo lắng: "Chúng tôi mong muốn Cảnh sát PCCC Hà Nội tiếp tục tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư khắc phục các thiếu sót, tồn tại về PCCC để cư dân yên tâm sống và sinh hoạt”.

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có sự cố xảy ra

Ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm chi trả, đền bù thiệt hại cho cư dân khi dự án chẳng may xảy ra cháy nổ là câu hỏi được khá nhiều cư dân sống ở các khu chung cư của Tập đoàn Mường Thanh nêu ra.

Lẽ dĩ nhiên đó chính là các chủ đầu tư, và cơ quan quản lý nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm tùy vào mức độ sự cố xảy ra.

Luật sư Nguyễn Huy Long từng đề cập trên báo chí rằng: “Có nhiều vụ cháy chung cư gây nhiều thiệt hại về tài sản của cư dân trong tòa nhà. Để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức cụ thể, cần phải tìm hiểu nguồn gốc của vụ hỏa hoạn này, nó phát ra từ đâu, do tổ chức hay cá nhân nào quản lý, từ đó lần ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại về người và tài sản của cư dân trong tòa nhà”.

Theo quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của UBND TP. Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP. Hà Nội có quy định: "Nhà chung cư phải có Ban quản trị. Ban quản trị gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng và là người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu và những người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư".

Luật sư Nguyễn Huy Long cũng đã từng chia sẽ với báo giới, việc ai sẽ bồi thường xe và nhà cho cư dân có rất nhiều trường hợp xảy ra như chủ đầu tư sẽ bồi thường toàn bộ, chủ đầu tư sẽ hỗ trợ một phần hoặc chủ đầu tư sẽ không phải bồi thường. 

Về trường hợp chủ đầu tư sẽ phải bồi thường toàn bộ, nếu như giữa cư dân của tòa nhà và đơn vị trông giữ quản lý xe của tòa nhà có hợp đồng gửi - giữ tài sản. Cụ thể ở đây là hợp đồng trông giữ xe, thì bên đơn vị trông giữ, quản lý xe của tòa nhà sẽ phải bồi thường vì trong hợp đồng gửi - giữ tài sản, bên nhận gửi - giữ tài sản phải có trách nhiệm bảo quản tài sản nguyên vẹn. Tuy nhiên, giữa cư dân và bên đơn vị quản lý trông giữ xe đều không có hợp đồng này, thay vào đó là một dạng đơn giản của hợp đồng gửi giữ: vé xe. Nhưng nếu do nguyên nhân cháy là sự kiện bất khả kháng, thì đơn vị này sẽ không phải chịu trách nhiệm do không lường trước được hỏa hoạn xảy ra.

Theo khoản 1 Điều 161 BLDS (tức khoản 1 Điều 170 BLDS năm 1995): "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Theo BLDS, khi có sự kiện bất khả kháng làm cản trở việc thực hiện hợp đồng thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, điều này cần phải chờ bên cơ quan công an điều tra làm rõ nguyên nhân cháy là do sự kiện bất khả kháng hay không. Nếu là nguyên nhân bất khả kháng thì trách nhiệm của đơn vị vận hành, quản lý, trông coi hoặc chủ đầu tư được loại trừ. Còn nếu nguyên nhân do các đơn vị này thì phải có bồi thường cho cư dân bị hại.

Việc bồi thường dựa trên thỏa thuận của hai bên, nếu cư dân thấy không thỏa đáng thì có thể khởi kiện để đòi quyền lợi. Tuy nhiên, ở trong trường hợp này thì cư dân nên có cái nhìn chia sẻ với chủ đầu tư, đơn vị vận hành thì kết quả xử lý mới có thể nhanh và hài hòa.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ