Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: ‘Thành phố còn nhiều khu đất vàng, quản không tốt dễ tiêu cực’

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Thành Phong, trên địa bàn thành phố hiện còn nhiều mảnh đất đẹp, nằm ở vị trí đắc địa, được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nếu quản lý không tốt dễ rơi vào tình trạng tiêu cực.
NGỌC NGÀ
13, Tháng 11, 2017 | 10:17

Nhàđầutư
Theo ông Nguyễn Thành Phong, trên địa bàn thành phố hiện còn nhiều mảnh đất đẹp, nằm ở vị trí đắc địa, được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nếu quản lý không tốt dễ rơi vào tình trạng tiêu cực.

Dat-vang-TP.HCM

TP.HCM có chủ trương đấu giá các mảnh đất vàng, không dùng chúng để thanh toán cho các dự án BT tránh tình trạng lợi ích nhóm 

Khi bàn về cơ chế thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công tư (BT) và giải pháp tạo quỹ đất, nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, hiện thành phố đang có chủ trương đấu giá các mảnh đất vàng, chứ không dùng để thanh toán cho các dự án BT.

“Thành phố hiện còn nhiều mảnh đất đẹp, nằm ở vị trí đắc địa, được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Nếu quản lý không tốt, dễ rơi vào tình trạng tiêu cực”, ông Phong nói.

Đơn cử như vùng lõi của Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hiện có những lô đất rất đẹp, đã được Nhà nước bỏ tiền giải phóng mặt bằng. Rất nhiều nhà đầu tư theo đuổi, muốn thực hiện các dự án BT để có được các mảnh đất này.

“Với tư cách là Trưởng Ban chỉ đạo Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tôi yêu cầu đấu giá chúng. Không có BT. Việc đấu giá các lô đất này là phù hợp với cơ chế thành phố, tạo nguồn thu cho TP.HCM phát triển”, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, từ năm 2016 - 2010, TP.HCM có nhu cầu đầu tư lớn với tổng vốn khoảng 850 ngàn tỉ đồng, trong đó khả năng ngân sách chỉ đáp ứng được 20%. Để huy động nguồn lực xã hội hóa như hình thức BT, theo Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong, phải tính toán hết sức cẩn thận, chặt chẽ để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. “Suy cho cùng, đất đai rất quan trọng vì bản chất nó là ngân sách. Khi triển khai BT phải tính toán kỹ để có hiệu quả cao nhất”, ông Phong nói.

Ngoài ra, vị lãnh đạo TP.HCM cũng đưa ra nhận xét, có 5 nhân tố chính tác động đến các dự án BT.

Thứ nhất, việc xây dựng một khung pháp lý minh bạch là bộ khung cho dự án BT, đảm bảo hiệu quả, phân chia rủi ro, hạn chế rủi ro tiềm tàng.

Thứ hai, thành công của dự án BT phụ thuộc vào sự lựa chọn các đối tác tư nhân phù hợp. Những doanh nghiệp có năng lực vững mạnh, đủ vốn thiết kế, xây dựng, thi công… thì hiệu quả BT cao.

Thứ ba, nhận dạng và phân bổ rủi ro thích hợp, hạn chế các rủi ro tiềm tàng, đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước - Người dân - Doanh nghiệp.

Thứ tư, phải minh bạch trong các dự án BT. Điều này giúp tránh đi lợi ích nhóm, thân hữu và phòng ngừa được tiêu cực, tham nhũng trong các hợp đồng của khu vực nhà nước.

Thứ năm, công tác quản lý các dự án BT nếu tồn tại tình trạng tham nhũng, quan liêu, điều hành quản lý của một số đơn vị kém hiệu quả, sự cưỡng chế thực thi hợp đồng hiệu lực thấp cần được tăng cường quản lý. Các dự án BT chỉ chú trọng vào các vị trí đất đẹp, ở trung tâm, có khả năng thu về lợi nhuận nhanh, ít rủi ro… sẽ khiến mô hình BT không hoạt động tốt.

Vì vậy, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu Sở KH&ĐT hoàn chỉnh Quy định về quản lý đầu tư dự án theo hình thức BT theo hướng tăng cường phân cấp, công khai, minh bạch; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong triển khai dự án, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước - Người dân - Doanh nghiệp.

Sở TN&MT phải xây dựng danh mục quỹ đất để công bố công khai làm cơ sở thanh toán cho hợp đồng BT các dự án; đưa đấu giá, đấu thầu thành phương thức chính cho việc phân bổ đất công trên địa bàn TP.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ