Chủ tịch Quảng Nam Lê Trí Thanh: 'Khuyến khích nhà đầu tư yếu chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư có tiềm lực'

Nhàđầutư
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng, nhà đầu tư nào đã có dự án ở khu vực sông Cổ Cò rồi mà năng lực yếu, gặp những khó khăn về tài chính… thì có thể chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư lớn có năng lực hơn.
THÀNH VÂN
10, Tháng 01, 2021 | 08:32

Nhàđầutư
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng, nhà đầu tư nào đã có dự án ở khu vực sông Cổ Cò rồi mà năng lực yếu, gặp những khó khăn về tài chính… thì có thể chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư lớn có năng lực hơn.

Tại hội thảo "Khơi thông sông Cổ Cò: "Đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam và Đà Nẵng", do Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức cùng sự phối hợp của UBND tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - ông Lê Trí Thanh đánh giá rất cao những góp ý của các doanh nghiệp.

Theo Chủ tịch Quảng Nam, sự manh mún ở trong quy hoạch đã nghĩ đến từ 8 năm trước đây. Sự manh mún chia ra nhiều dự án sẽ gây ra hệ luỵ rất lớn và điều đó là phải trả giá.

"Hiện nay tỉnh Quảng Nam đang làm việc đấy và trước hết phải điều chỉnh quy hoạch, sau khi ổn định về mặt quy hoạch về không gian, về cảnh quan, về tất cả mọi thứ rồi thì chúng tôi không yêu cầu nhưng mà chúng tôi khuyến khích nhà đầu tư nào đã đầu tư rồi mà năng lực yếu, gặp những khó khăn về tài chính… thì có thể thực hiện việc chuyển nhượng lại cho các nhà đầu tư lớn có năng lực hơn vì luật cho phép. Còn về mặt chủ trương là chúng tôi ủng hộ việc đó, làm sao đầu tư cho bài bản, ra tấm ra món", ông Thanh khẳng định. 

Ngoài ra, ông Lê Trí Thanh cũng cho biết, về vấn đề phát triển dịch vụ trên sông Cổ Cò, trong quy hoạch thiết kế cảnh quan, tỉnh đã đặt nặng vấn đề này. Không chỉ về mặt kiến trúc, về mặt hạ tầng… mà cái quan trọng là khai thác nó như thế nào về sau này.

"Đấy là nội dung sẽ làm sống động được khu vực sông Cổ Cò. Chúng tôi đã có trong quy hoạch, sau này quy hoạch ổn định sẽ bàn với Đà Nẵng để tổ chức các hoạt động khai thác tối đa các dịch vụ trên sông", ông Thanh nhấn mạnh. 

Đáp lại kỳ vọng của người đứng đầu tỉnh Quảng Nam, ông Bùi Đức Long, Chủ tịch Tập đoàn Vicoland - Nhà sáng lập thương hiệu bất động sản nghỉ dưỡng Risemount cho biết, với tư cách là nhà đầu tư, ông Long mong muốn địa phương phải sớm thực hiện giải phóng mặt bằng để tiến độ dự án sớm hoàn thiện. Từ đó, tạo điều kiện để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp phép.

Ông Bùi Đức Long cho rằng, tỉnh Quảng Nam với Đà Nẵng, có một số dự án phía sau mặt sông Cổ Cò bị manh mún trong quy hoạch từ các nhiệm kỳ trước. Với kinh nghiệm là nhà đầu tư chúng ta nên chọn những nhà đầu tư lớn để thảo luận lại với các nhà đầu tư nhỏ. Ví dụ Tập đoàn Vicoland chúng tôi có thể mua lại các dự án để quy hoạch, xây dựng lại tốt hơn, giải quyết được vấn đề môi trường, giải quyết được vấn đề quy hoạch cục bộ, tạo được diện mạo quy mô hơn, đẹp hơn.  

"Trước đây, ở Quảng Nam đang bị chuyện đó ở sông Cổ Cò, và cũng đã có những kiện tụng về phân lô bán nền không có sổ đỏ, nếu chính quyền có thể làm được điều đó thì các nhà đầu tư lớn chúng tôi sẽ tham dự các hội thảo, hội nghị đó để thoả thuận. Nếu nhà đầu tư không có năng lực hoặc chốt được lợi nhuận mong muốn, các tập đoàn Đất Xanh, Vingroup, Sungroup, Vicoland… sẽ làm việc này", ông Long nói. 

137396792_188038886354921_593528435136118106_n

Hội thảo "Khơi thông sông Cổ Cò: Đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam và Đà Nẵng".

Đối với khu vực Đà Nẵng, ông Long cho rằng, để đầu tư sông Cổ Cò ngoài bất động sản ra phải có dịch vụ trên sông, khi dòng sông được khơi thông sẽ khai thác được dịch vụ bến du thuyền từ bến Bạch Đằng vào bến sông Hoài. Nếu chính quyền làm được việc này thì rất là tuyệt vời.

"Ngay bây giờ, Đà Nẵng và Quảng Nam cần đưa ra những đề án để các công ty du lịch, lữ hành triển khai, để hàng trăm chiếc thuyền di chuyển ra vào Hội An - Đà Nẵng và ngược lại. Bản thân tập đoàn chúng tôi cũng đang nghiên cứu về chuyện đó. Chúng tôi cũng cần có những quy hoạch cụ thể để doanh nghiệp triển khai", ông Long cho hay. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ