GS. TS Trần Đình Hòa: Khơi thông, nạo vét sông Cổ Cò cần tính đến yếu tố môi trường, sinh thái

Nhàđầutư
Khơi thông sông Cổ Cò không chỉ giúp các mặt kinh tế - xã hội phát triển, việc này còn giúp cho địa hình thành nên một trung tâm du lịch, sinh thái mới tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Tuy nhiên, dòng sông cần phải được bảo vệ, khai thác và phát huy tối đa năng lực sử dụng theo hướng đa mục tiêu.
PHƯỚC NGUYÊN
08, Tháng 01, 2021 | 16:22

Nhàđầutư
Khơi thông sông Cổ Cò không chỉ giúp các mặt kinh tế - xã hội phát triển, việc này còn giúp cho địa hình thành nên một trung tâm du lịch, sinh thái mới tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Tuy nhiên, dòng sông cần phải được bảo vệ, khai thác và phát huy tối đa năng lực sử dụng theo hướng đa mục tiêu.

Tại hội thảo “Khơi thông sông Cổ Cò: Đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam và Đà Nẵng”, GS.TS. Trần Đình Hòa, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam cho biết, hầu hết các dòng sông được hình thành bắt đầu từ thượng nguồn, nhận nguồn nước từ các khe, sông, suối và đổ ra biển tại các cửa sông. Do đó, tùy thuộc vào sự biến động của tự nhiên, hoặc sự can thiệp của con người, sẽ làm cho hình thái sông bị biến động theo. Sự thay đổi có thể là hình dạng sông, vị trí sông, hoặc độ lớn của con sông. Thậm chí, nhiều trường hợp có thể làm mất hẳn cả một con sông.

Theo đó, việc điều chỉnh, thay đổi hình thái sông có thể do tự nhiên hoặc cũng có thể do sự can thiệp của con người. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, sự biến đổi hình thái sông đều phải tuân theo quy luật tự nhiên là mối quan hệ giữa lưu lượng, vận tốc và hình dạng mặt cắt sông.

“Đối với mỗi con sông hình dạng mặt cắt sông sẽ biến động theo từng mùa trong năm và từng giai đoạn phát triển của lưu vực sông đó. Việc bồi lấp và xói lở là quy luật muôn đời của tự nhiên, khi vận tốc dòng chảy quá lớn (thường về mùa lũ) vượt quá giới hạn gắn kết của đất sẽ gây ra xói lở, khi dòng chảy giảm dần không đủ sức chuyển tải bùn cát thì sẽ gây lắng đọng, bồi lấp”, GS.TS. Trần Đình Hòa cho hay. 

anh-bai-3

 

Ngoài ra, ông Hòa còn cho biết thêm, mức độ bồi lấp hay xói lở phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và sự can thiệp của con người. Qua đó, nhiệm vụ của các con sông là thực hiện chu trình tuần hoàn của nguồn nước, cung cấp nguồn nước cho đời sống, sản xuất và góp phần duy trì, cải tạo môi trường hệ sinh thái. Chính vì vậy, dòng sông cần phải được bảo vệ, khai thác và phát huy tối đa năng lực sử dụng theo hướng đa mục tiêu.

Nói về đặc điểm tự nhiên sông Cổ Cò, theo GS.TS. Trần Đình Hòa, sông Cổ Cò là một nhánh sông cổ được biết đến với cái tên Lộ Cảnh Giang. Bên cạnh đó, con sông nổi tiếng trong lịch sử giao thương của xứ Đàng Trong trước đây.  Chính vì vậy, sông Cổ Cò đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa nguồn nước về mùa lũ (phân lũ, chậm lũ) và cấp nước về mùa khô, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội cho vùng.

“Sông Cổ Cò chạy dọc ven biển từ Đà Nẵng đến Quảng Nam, nối cửa Hàn (hạ lưu sông Vu Gia - Đà Nẵng) với cửa Đại (hạ lưu sông Thu Bồn – Quảng Nam). Do đó, chế độ thủy văn, dòng chảy mùa lũ, mùa kiệt, xâm nhập mặn, bùn cát, xói lở, bồi lắng cửa sông Cổ Cò có sự tương đồng nhất định với lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn”, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam thông tin.

Do sự xâm nhập mặn vào mùa kiệt, đầu sông Cửa Hàn và cửa Đại phải phụ thuộc vào dòng chảy thượng nguồn từ sông Vu Gia và sông Thu Bồn. Còn về mùa lũ, thủy lực dòng chảy phức tạp hơn do sự lệch pha lũ giữa sông Vu Gia và sông Thu Bồn, nên khả năng bồi lấp trở lại cả về mùa khô lẫn mùa mưa là rất lớn. Vì vậy, chế độ dòng chảy trong năm không tạo được vận tốc khởi động để đẩy bùn cát di chuyển về cửa sông.

GS.TS. Trần Đình Hòa cho rằng, vấn đề khơi thông là rất cần thiết cả về kỹ thuật và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, việc khơi thông cần được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ các yếu tố và trên quan điểm phát triển đa mục tiêu và bền vững.

Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho địa phương trong quá trình khơi thông dòng chảy là không bị tái bồi lấp khi dòng chảy về ít (mùa kiệt) hoặc vận tốc dòng chảy nhỏ (mùa lũ) và không ảnh hưởng ngập lụt, sạt lở về mùa lũ, bảo đảm sinh thái, môi trường, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, cũng cần hết sức lưu ý các giải pháp phòng chống xâm nhập mặn cho các vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của dòng sông Cổ Cò.

“Hiện nay, trên thế giới việc sử dụng các bãi ven sông, lấy trục sông làm trục phát triển, trung tâm thành phố du lịch, thành phố sinh thái đã được xem xét và áp dụng một cách mạnh mẽ và mang lại hiệu quả rất cao. Qua đó, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trong việc quyết định đề xuất nhiều hình thái sông và mặt cắt sông sau nạo vét, cải tạo nhằm đảm bảo môi trường, hệ sinh thái và khai thác hiệu quả theo hướng đa mục tiêu, phát triển bền vững”, GS.TS. Trần Đình Hòa nhận định. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ