Chủ động trước "cơ hội vàng" thu hút vốn FDI: Chọn ngành nghề mang lại giá trị cao
Việt Nam cần chiến lược bài bản và chính sách ưu đãi mới theo hướng chọn lọc và chặt chẽ hơn
Ưu đãi đầu tư là một trong những nội dung quan trọng trong Luật Đầu tư (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận để thông qua tại kỳ họp này. Nhiều ý kiến cho rằng cần chính sách ưu đãi thu hút mới nhằm tận dụng tốt hơn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển kinh tế, tạo ra sự liên kết với doanh nghiệp (DN) nội địa và nâng giá trị gia tăng cho khu vực kinh tế trong nước.
Chọn lọc ngành nghề
Theo dự thảo luật, các ưu đãi về tài chính tập trung vào 3 lĩnh vực: ưu đãi về thuế thu nhập DN; thuế xuất nhập khẩu; tài chính, đất đai; khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Để bảo đảm thu hút đầu tư có chọn lọc, chất lượng, dự thảo luật quy định các ngành, nghề được ưu đãi đầu tư, bao gồm: hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ôtô, phụ tùng ôtô; đóng tàu; sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm; nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản; thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải…
Khi thẩm tra về dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng các ngành, nghề được đưa vào dự thảo luật nhằm phù hợp với định hướng thu hút đầu tư tại Nghị quyết số 50/NQ-TW của Bộ Chính trị. "Đây là những ngành, nghề có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao, nếu được ưu đãi đầu tư sẽ thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, mang lại nguồn thu lớn hơn cho ngân sách nhà nước" - ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhấn mạnh.

Sản xuất ôtô là một trong những ngành được ưu đãi đầu tư theo dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) Ảnh: TẤN THẠNH
Việc quy định ưu đãi đầu tư sắp tới cũng sẽ được áp dụng có thời hạn, trên cơ sở kết quả thực hiện dự án. Dự luật sắp được Quốc hội thông qua sẽ đề nghị Chính phủ quy định chi tiết danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn đầu tư phải bảo đảm nguyên tắc thu hút vốn có chọn lọc, phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn, tránh áp dụng tràn lan.
Bà Lê Thu Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cho rằng việc quy định ưu đãi đầu tư theo hướng áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập DN được miễn, giảm có thời hạn hoặc cả đời dự án; ưu đãi được áp dụng cho cả dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng... sẽ đặt ra tình huống một công ty có thể đồng thời có nhiều dự án hoặc cấu phần với các mức thuế suất được ưu đãi khác nhau. "Việc này vô tình khuyến khích DN chuyển giá, chuyển lợi nhuận từ dự án cấu phần đầu tư có mức thuế suất cao sang dự án cấu phần đầu tư có mức thuế suất thấp để trốn thuế" - bà Hà lo ngại.
Từ đó, bà Lê Thu Hà kiến nghị đưa ra các ưu đãi để thu hút FDI cần cân nhắc áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế dựa trên chi phí như các nước đã bắt đầu áp dụng như khấu hao nhanh, tăng mức chiết trừ thu nhập chịu thuế. Cơ chế này bảo đảm rằng chỉ khi dự án đi vào thực hiện có đầu tư thực tế, có chi phí thực tế thì mới được hưởng ưu đãi, từ đó chống được hiện tượng đầu tư ảo và khai vống vốn đầu tư.
Một số ý kiến cũng cho rằng chỉ nên dành ưu đãi vượt trội cho những lĩnh vực mới, công nghệ mới vào Việt Nam. Còn với những lĩnh vực đã đầu tư phổ biến ở Việt Nam nên áp dụng ưu đãi như mức thông thường.
Sớm lên lộ trình rõ ràng để hành động ngay
Bên cạnh chính sách ưu đãi đầu tư, để tranh thủ tận dụng được dòng dịch chuyển vốn FDI trong bối cảnh các nhà đầu tư đang dịch chuyển sản xuất trong và sau đại dịch, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần chiến lược bài bản và có lộ trình rõ ràng để thu hút FDI.
TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), phân tích nếu chỉ đơn thuần nhà đầu tư dịch chuyển sản xuất sang cho gia công thì Việt Nam sẽ tiếp tục rơi vào bẫy gia công.
"Như Ấn Độ, họ đang dành đất ở các bang để sẵn sàng cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư FDI; lựa chọn ngay 3-4 ngành ưu tiên cần thu hút vốn ngoại; nhận diện khoảng 1.000 đầu tư của Mỹ và lên kế hoạch tiếp cận ngay. Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội và để biến thành hiện thực cũng cần một chiến lược bài bản, mục tiêu rõ ràng nhằm hành động ngay. Nếu không, cơ hội sẽ vụt qua" - TS Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh.
Từ cơ hội đến thực tế luôn có khoảng cách nhất định. Do đó, TS Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, nhấn mạnh định hướng chính sách, thực lực và sự chuẩn bị của Việt Nam mới quyết định số lượng và quan trọng hơn là cơ cấu và chất lượng dòng vốn FDI mà nền kinh tế thu hút được. Nếu không có chính sách và cơ chế khuyến khích đúng đắn, Việt Nam lại chỉ thu hút được các dự án FDI gia công, công nghệ cũ - điều này góp phần làm trầm trọng thêm cơ cấu hiện tại và cản trở nỗ lực tái cơ cấu.
GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, cũng lưu ý việc lựa chọn đầu tư FDI cần hướng đến dự án chất lượng cao, thân thiện môi trường, công nghệ hiện đại phù hợp với Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị. Cụ thể, việc lựa chọn, sàng lọc các dự án FDI cần chặt chẽ, thay đổi tư duy và hành động rồi đề ra chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý với từng dự án, từng địa phương và từng giai đoạn phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương. Việt Nam cũng cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để thu hút được các nhà đầu tư có tầm cỡ.
Phải có chế tài xử lý
Ông Trần Văn Tiến, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, kiến nghị trong cơ chế ưu đãi đầu tư, nên nghiên cứu bổ sung quy định rõ về trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết thì phải có chế tài xử lý, thu hồi các khoản ưu đãi, hỗ trợ mà họ được hưởng để bảo đảm chặt chẽ và công bằng.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, chính sách ưu đãi được xây dựng và áp dụng có thời hạn, bảo đảm hiệu quả và chất lượng, đạt được mục tiêu thu hút đầu tư. Đối tượng muốn hưởng ưu đãi phải dựa vào kết quả thực hiện dự án.
Châu Á cạnh tranh đón vốn FDI
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhiều nhà sản xuất toàn cầu dần giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc để tránh gián đoạn và các nước khu vực châu Á đang được cân nhắc là sự lựa chọn thay thế.
Để đón dòng vốn dịch chuyển này, Malaysia đã phát triển các nền tảng cơ bản mạnh mẽ bao gồm cơ sở hạ tầng, mạng lưới chuỗi cung ứng, kết nối và tài năng giúp nước này trở thành điểm đầu tư hấp dẫn trong khu vực. Ông Azman Mahmud, Giám đốc điều hành của Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia, nói với tờ The Malaysian Reserve: "Chúng tôi biết khá nhiều công ty bày tỏ ý định chuyển khỏi Trung Quốc và đã thuyết phục họ. Vấn đề duy nhất là thời gian". Quan chức này khẳng định Malaysia sẵn sàng chào đón các tập đoàn đa quốc gia một khi họ rời Trung Quốc.
Bà Wira Jalilah Baba, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Crewstone International Sdn Bhd (Malaysia), nói sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài thành lập trụ sở khu vực ASEAN của họ tại Malaysia với nhiều hình thức ưu đãi thuế. Song song đó, Malaysia cũng sẽ "trải thảm đỏ" cho các công ty sản xuất công nghệ hiện đại, những bộ phận và linh kiện có giá trị cao cần thiết cho ngành công nghiệp ở Malaysia.
Không đứng ngoài cuộc, Ấn Độ mới đây đã tuyên bố nới lỏng các chính sách nhằm mời chào những tập đoàn lớn như Apple mở rộng sản xuất tại quốc gia này. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định loại bỏ và thay đổi một số điều khoản trong chính sách khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) tại quốc gia này. PLI là một gói hỗ trợ nhằm khuyến khích Apple của Mỹ, Samsung của Hàn Quốc hay một số hãng khác biến Ấn Độ trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu của họ. Những nhà sản xuất thiết bị điện tử sẽ được hưởng ưu đãi trên doanh số gia tăng bán hàng khi sản xuất tại Ấn Độ trong thời gian 5 năm. Apple rất có thể sẽ là công ty đầu tiên được hưởng chính sách ưu đãi mới này. Một số nhà cung ứng linh kiện của Apple như Wistron, Pegatron và Foxconn có thể sẽ sớm chuyển một phần dây chuyền sản xuất sản phẩm sang Ấn Độ.
Theo tờ Policy Times (Ấn Độ), 27 công ty Mỹ sẽ di dời nhà máy từ Trung Quốc đến Indonesia trong thời gian tới. Chính phủ Indonesia cũng chuẩn bị 4.000 ha đất tại khu công nghiệp Brebes, thuộc tỉnh Trung Java để đón các công ty từ Mỹ.
Xuân Mai
(Theo NLD)
- Cùng chuyên mục
Vì sao Khu Kinh tế Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính mới?
Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai mới dự kiến sẽ đưa trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Khu Kinh tế Nhơn Hội (thuộc Bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình Định hiện nay) với kỳ vọng tạo cú hích cho khu vực này.
Đầu tư - 13/05/2025 18:06
Hacom Holdings muốn làm 6.000 căn nhà ở xã hội tại Nghệ An
CTCP Đầu tư Hacom Holdings đề xuất xây dựng 6.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2026 – 2030 thuộc dự án khu đô thị phường Hưng Dũng, TP. Vinh.
Đầu tư - 13/05/2025 18:05
Hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Hoa Kỳ
Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 100 doanh nghiệp (DN) trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ - SelectUSA Investment Summit 2025 đang có hoạt động giao lưu, đối thoại tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Đầu tư - 13/05/2025 15:40
Tháng 5 khởi sắc: Sóng cổ phiếu ngành dẫn dắt đang hình thành
Cơ hội đầu tư đang mở ra khi sóng tăng mới dần hình thành trên thị trường chứng khoán.
Đầu tư thông minh - 13/05/2025 12:27
Đà Nẵng tiếp tục chi hơn 100 tỷ nâng cấp khu phố Tây
Dự án Khu phố du lịch An Thượng - giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng; nơi đây sẽ tổ chức các hoạt động văn hoá, vui chơi giải trí, mua sắm cả ngày lẫn đêm cho du khách...
Đầu tư - 13/05/2025 11:09
Vĩnh Phúc muốn hãng luật Hàn Quốc kéo thêm nhiều doanh nghiệp đồng hương đến đầu tư
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa đề nghị một công ty luật của Hàn Quốc tư vấn để đưa thêm nhiều doanh nghiệp từ xứ sở kim chi đến đầu tư tại đây.
Đầu tư - 13/05/2025 08:56
Nghị quyết 68: Cơ hội cho doanh nghiệp bất động sản bứt phá
Nghị quyết 68 được đánh giá sẽ tạo ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt cho khối kinh tế tư nhân, đồng thời cũng mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường, doanh nghiệp bất động sản trong trung và dài hạn.
Đầu tư - 13/05/2025 07:34
Bình Định làm cơ quan chủ quản dự án thành phần cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Bình Định là cơ quan chủ quản để triển khai thực hiện dự án thành phần 1, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku dài khoảng 22 km.
Đầu tư - 12/05/2025 16:00
Kiến nghị phê duyệt dự án đầu tư có vốn 1,533 tỷ USD tại Khoái Châu, Hưng Yên
Dự án Khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân gôn Khoái Châu được triển khai trên địa bàn 7 xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có tổng vốn đầu tư khoảng 39.787 tỷ đồng, tương đương 1,533 tỷ USD
Đầu tư - 12/05/2025 15:59
'Petrolimex sẽ cố gắng triển khai ngay trạm dừng nghỉ khi được bàn giao mặt bằng'
Petrolimex sẽ triển khai sớm dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu khi được địa phương bàn giao mặt bằng theo như thời hạn cuối là tháng 5/2025.
Đầu tư - 12/05/2025 15:31
Bức tranh tươi sáng - Triển vọng đầy hứa hẹn của ngành điện năm 2025
Ngành điện Việt Nam năm 2025 dự báo tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ điện bùng nổ, trong khi nguồn cung chưa theo kịp. Nhiều doanh nghiệp đầu ngành như GEG, PC1, REE, HDG đứng trước cơ hội bứt phá lợi nhuận.
Đầu tư thông minh - 12/05/2025 12:23
TikTok Việt Nam mở lớp đào tạo pháp lý, quảng cáo TMĐT cho doanh nghiệp, nhà bán hàng
TikTok Việt Nam và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) kỳ vọng tạo dựng hệ sinh thái TMĐT lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên số.
Công nghệ - 12/05/2025 10:53
Dự án sân bay Long Thành vừa được điều chỉnh những gì?
Bộ Xây dựng đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) với diện tích sử dụng đất khoảng 5.000ha.
Đầu tư - 12/05/2025 10:44
Nghệ An 'thúc' mặt bằng trạm dừng nghỉ 340 tỷ trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An yêu cầu trong tháng 5 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Đầu tư - 12/05/2025 09:22
Sáp nhập Bình Định - Gia Lai, bất động sản Quy Nhơn 'tăng nhiệt'
Thông tin về việc sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai đã tạo cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản tại TP. Quy Nhơn, khiến giá đất và lượng giao dịch tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Đầu tư - 12/05/2025 07:32
'Ông lớn' dầu khí Nga cùng PVN xây dựng chuỗi cung ứng khí hóa lỏng tại Việt Nam
Zarubezhneft và PVN cũng đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các dự án năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi và hydrogen xanh.
Đầu tư - 12/05/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
'Siêu' đô thị mới của vùng Đông Nam Bộ sau sáp nhập
-
2
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh giá thận trọng việc đánh thuế nước ngọt
-
3
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực quan trọng với thị trường chứng khoán
-
4
'Cần lộ trình đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt để doanh nghiệp thích ứng'
-
5
APEC 2027 có phải là 'liều thuốc tiên' cho bất động sản Phú Quốc?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago