Làm gì để khơi dòng vốn FDI?

Các chuyên gia cho rằng dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến thị trường Việt Nam là rất lớn, song đó chỉ mới ở dạng tiềm năng. Để dòng vốn này biến thành hiện thực, Việt Nam cần nhanh chân hơn trong việc tháo các rào cản để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.
DIỆU TRANG
01, Tháng 06, 2020 | 06:37

Các chuyên gia cho rằng dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến thị trường Việt Nam là rất lớn, song đó chỉ mới ở dạng tiềm năng. Để dòng vốn này biến thành hiện thực, Việt Nam cần nhanh chân hơn trong việc tháo các rào cản để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.

smart-city-in-future-large

 

Việt Nam đang ở ngã ba đường

Trong báo cáo "Việt Nam năng động: Tạo nền tảng cho nền kinh tế thu nhập cao" vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định Việt Nam là một câu chuyện thành công về phát triển trong hai thập kỷ qua, cả về kinh tế, xã hội và giáo dục.

Tuy nhiên, WB cho rằng khi môi trường trong nước và quốc tế thay đổi, đặc biệt là với sự xuất hiện của COVID-19, các điều kiện thuận lợi đã giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh có thể biến thành trở ngại. Vì vậy, điều cần làm hiện tại là thay đổi mô hình phát triển.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam đang ở ngã ba đường, khi các động lực tăng trưởng truyền thống dần suy yếu.

"Để đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045, tăng trưởng năng suất phải giữ vị trí then chốt trong mô hình phát triển kinh tế thập kỷ tới. Nói cách khác, Việt Nam cần có quyết sách để không chỉ phát triển nhanh hơn mà còn chất lượng hơn", ông Dione nói.

WB cũng gợi ý Việt Nam cần tập trung vào bốn lĩnh vực ưu tiên. Đó là tăng tính năng động cho doanh nghiệp, cải thiện độ hiệu quả và bền vững của cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, đồng thời quản lý hiệu quả tài nguyên.

Cơ hội không của riêng ai

Trước dư chấn từ COVID-19, dòng vốn của các nhà đầu tư ngoại đang dịch chuyển để tránh phụ thuộc vào một thị trường. Giới chuyên gia đánh giá Việt Nam có rất nhiều cơ hội để đón đầu sự dịch chuyển này.

Phát biểu tại buổi tọa đàm mới đây do Saigon Times tổ chức, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), cho rằng Việt Nam đã thành công trong việc khống chế dịch COVID-19, tạo ra một lợi thế trong khi các nước khác đang gặp khó khăn. Việc này đã góp phần xây dựng và củng cố lòng tin nơi các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, khối ngoại cũng nhìn thấy cơ hội vàng tại Việt Nam nhờ có sự phát triển kinh tế liên tục trong các năm vừa qua, cụ thể là sự tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ của nền kinh tế. Tất cả đang góp phần tạo nên cơ hội vàng cho Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy và dòng vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm.

Tuy nhiên, vẫn có không ít rào càn cần tháo gỡ nếu muốn đón được dòng vốn FDI thành công. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lưu ý, đây là cơ hội nhưng cũng cần tỉnh táo thấy rằng, cơ hội vàng đến tùy nơi, tùy lĩnh vực. Nếu không cẩn thận vàng sẽ có lẫn đất sét.

"Cơ hội không dành riêng cho Việt Nam, mà còn cả cho Ấn Độ, Indonesia... Các nước dành ưu tiên và có mục tiêu rõ ràng, còn Việt Nam vẫn đang đi theo chiến lược có nhiều mũi nhọn. Đây cũng là nguyên nhân Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội", bà Phạm Chi Lan bình luận.

Theo bà Lan, trong trung và dài hạn, cần tính toán đến việc nâng chuỗi giá trị, điều chỉnh chiến lược, chính sách để phát triển nội lực. Nội lực là mảng vô cùng quan trọng trong việc nâng chuỗi giá trị lên và thu hút đầu tư nước ngoài được tốt hơn.

"Nếu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mà nhà đầu tư phải mang hết các thứ từ Trung Quốc và các nguồn khác vào thì Việt Nam không đủ hấp dẫn có thể giữ chân nhà đầu tư nước ngoài lâu", bà Lan đặt vấn đề.

Đồng tình với quan điểm Việt Nam đang có cơ hội lớn, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng muốn đón nhận được thời cơ này cần có giải pháp, chiến lược bài bản để thu hút dòng vốn đầu tư.

"Việt Nam nhìn thấy cơ hội vàng, nhưng có vàng không còn tùy thuộc vào người có biết đãi vàng không. Chúng ta cần biết sốt ruột để tận dụng cơ hội", bà Trang phát biểu.

Theo bà Trang, cơ hội luôn đi kèm thách thức. Thu hút dòng vốn đầu tư đi kèm với thách thức là những ngành sản xuất quan trọng bị thâu tóm vào tay những nhà đầu tư không mong muốn hoặc chất lượng đầu tư kém.

Bà Trang nhấn mạnh, sự chuyển dịch sản xuất cần đi kèm với quyết tâm thoát khỏi hình ảnh nước gia công đơn thuần. Ngoài ra cũng cần lưu ý việc tăng thu hút đầu tư nước ngoài sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp nội địa. Đó là những điều mà Việt Nam phải tính đến.

Theo bà Trang, Nghị quyết 50 chưa đủ để thu hút đầu tư, mà cần có chiến lược bài bản để thu hút dòng vốn từ nước ngoài. Ví dụ, Ấn Độ dành đất đai, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để thu hút, nhận diện nhà đầu tư để tiếp cận, công bố kế hoạch giảm thuế, điều chỉnh môi trường lao động.

"Phải có bài bản và mục tiêu để làm ngay. Nếu đã có nghị quyết mà vẫn từ từ, hành động thủng thẳng thì Việt Nam sẽ bỏ qua cơ hội hàng trăm năm khi các nhà đầu tư sôi sục dịch chuyển sản xuất khi có đại dịch", bà Trang kết luận.

(Theo Cafeland)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ