Chính phủ các nước đang làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong đại dịch COVID-19?

THANH THẮNG
12:18 20/03/2020

Các chính phủ trên toàn cầu đang nỗ lực hết sức để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Cần bao nhiêu tiền để bơm vào các nền kinh tế? Làm thế nào để có được số tiền đó, và liệu từng đó sẽ đủ?

CAXBW5A4QFYUT67AOW5BIEXNYI

Chính quyền ông Donald Trump đang nỗ lực hết sức để cứu lấy nền kinh tế nước Mỹ. Ảnh: CNN

Các quan chức từ Paris đến Washington DC đã áp dụng các biện pháp được sử dụng ở châu Á nhằm làm chậm sự lây lan của đại dịch COVID-19: Họ đã hạn chế việc đi lại và trấn áp các cuộc tụ họp công cộng. Mặc dù các biện pháp đó có khả năng làm giảm các trường hợp nhiễm virus, nhưng chúng cũng sẽ làm tổn hại đến triển vọng kinh doanh của nhiều công ty và gây ra sự gián đoạn đồng bộ trên toàn thế giới.

"Chỉ riêng ở Mỹ, gói kích thích tài khóa có giá trị 750 tỷ USD sẽ là khởi đầu tốt cho vòng một", ông Kenneth Rogoff, nhà kinh tế học của Harvard cho biết. Các khách sạn, hãng hàng không, nhà hàng và các doanh nghiệp nhỏ sẽ cần sự viện trợ để vượt qua tình trạng hỗn loạn, theo cựu giám đốc IMF.

Ông Rogoff đề nghị tập trung tiền vào những người có thu nhập thấp, những người sẽ sử dụng nó một cách nhanh chóng, và mức chi tiêu ở Mỹ và châu Âu cần phải ở mức 1 nghìn tỷ USD.

Chính phủ và các tổ chức khác trên thế giới đang tìm cách 'câu giờ' cho đất nước của họ cho đến khi cuộc khủng hoảng được ngăn chặn:

Mỹ

Chính quyền ông Trump đang thảo luận về gói kích thích trị giá khoảng 1 nghìn tỷ USD để hỗ trợ ngành hàng không, các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Khoản tài trợ khẩn cấp 8 tỷ USD đã được phê duyệt trước đó được coi là quá nhỏ.

Kho bạc nhà nước đang có kế hoạch trị giá 250 tỷ USD để thanh toán trực tiếp cho người Mỹ, trong khi Thượng viện đang thực hiện một gói cứu trợ thậm chí còn lớn hơn vào ngày 18/3. Thượng viện đã thông qua dự luật nhằm mở rộng bảo hiểm thất nghiệp và cung cấp tiền nghỉ ốm cho nhân viên.

Kế hoạch phát tiền mặt đang nhận được sự ủng hộ tại Quốc hội, với việc Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, ông Mitt Romney, đề xuất một tờ séc trị giá 1.000 USD cho mỗi người Mỹ trưởng thành.

Kho bạc nhà nước đang hoãn trả thuế mà không tính lãi hoặc các khoản phạt cho một số cá nhân và doanh nghiệp.

Tập đoàn thương mại ngành hàng không Airlines for America đang thúc đẩy hơn 50 tỷ USD cho các hãng hàng không Mỹ dưới hình thức tài trợ và cho vay.

Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0, và cũng cam kết mua 700 tỷ USD trái phiếu.

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, nơi bùng phát dịch COVID-19, chính phủ được cho là đang lên kế hoạch khoảng 394 tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng, được hỗ trợ bởi trái phiếu chính quyền địa phương.

Các ngân hàng được chính phủ chấp thuận cho các khoản vay, nới lỏng các quy định về nợ quá hạn, tránh báo cáo các khoản nợ quá hạn và cho người vay bỏ qua việc thanh toán.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm yêu cầu dự trữ ngân hàng tại các ngân hàng để giải phóng 79 tỷ USD cho các công ty gặp khủng hoảng và nói rằng họ sẽ giảm lãi suất cho người vay.

Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói chi tiêu khoảng 4 tỷ USD tập trung vào các công ty vừa và nhỏ. Ngoài ra, Ngân hàng Nhật Bản sẽ mua các quỹ giao dịch trao đổi trị giá hơn 100 tỷ USD, gấp đôi cam kết trước đó, đồng thời tập trung tiền để duy trì hoạt động của thị trường.

Đức

Chính phủ ở Berlin đang cam kết một gói hỗ trợ trị giá ít nhất 550 tỷ euro (608 tỷ USD) và cung cấp tín dụng không giới hạn để giữ cho các doanh nghiệp hoạt động.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho biết, "Chúng tôi sẽ không thất bại vì thiếu tiền và ý chí chính trị. Chúng tôi sẽ tiếp tục chuẩn bị các nguồn lực khác nếu cần thiết".

Tây Ban Nha

Các quan chức nước này đã sẵn sàng để cung cấp tới 219 tỷ USD viện trợ, trong đó bao gồm 106 tỷ USD bảo lãnh cho các khoản vay của công ty và 18 tỷ USD hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp.

Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết các nguồn đầu tư tư nhân sẽ cung cấp hơn 88 tỷ USD tiền viện trợ.

Anh

Chính phủ Anh cho biết vào ngày 17/3 rằng họ đã tập hợp một quỹ cứu trợ trị giá 330 tỷ bảng Anh (400 tỷ USD) tương đương 15% tổng sản phẩm quốc nội, để cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp. Các nhà khai thác nhỏ trong bán lẻ, khách sạn và giải trí sẽ đủ điều kiện nhận các khoản trợ cấp tiền mặt lên tới 25.000 bảng.

Các quan chức ở London đã cam kết chi 30 tỷ bảng cho chi tiêu khẩn cấp vào ngày 11/3. Bao gồm một quỹ phản ứng khẩn cấp trị giá 5 tỷ bảng cho Dịch vụ Y tế Quốc gia, tiền lương theo luật định cho những người được yêu cầu tự cách ly và hoàn trả tiền bệnh tật cho các công ty với ít hơn 250 nhân viên.

Ngân hàng Anh đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,1% và tăng chương trình mua trái phiếu lên 230 tỷ USD, vào ngày 19/3. Ngân hàng trung ương trước đó đã triển khai một chương trình tín dụng giá rẻ và hỗ trợ các ngân hàng tăng thêm phạm vi cho vay.

Pháp

Các quan chức Pháp sẽ chi 45 tỷ euro để giúp các doanh nghiệp nhỏ và nhân viên của họ. Trong khi đó, Tổng thống Emmanuel Macron cho biết sẽ có viện trợ không giới hạn cho các doanh nghiệp nước này.

Chính phủ đã phê duyệt 25 tỷ euro (49 tỷ USD) hỗ trợ cho các công ty và người lao động, bao gồm thêm tiền cho hệ thống y tế, tăng trợ cấp thất nghiệp, đóng băng thuế và các khoản thanh toán cho vay, và đình chỉ thanh toán thế chấp.

Ấn Độ

Chính phủ nước này được cho là đang thúc đẩy các ngân hàng của mình phê duyệt tới 600 tỷ rupee (8,1 tỷ USD) cho các khoản vay vào cuối tháng 3.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã công bố hoạt động repo dài hạn (LTRO) để giảm lãi suất và tăng cường cho vay.

Canada

Chính phủ Canada đang lên kế hoạch cho gói viện trợ trị giá 56,7 tỷ USD bao gồm 18,6 tỷ USD hỗ trợ cho các cá nhân và công ty và 37,9 tỷ USD cho việc hoãn thuế tạm thời cho các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Ngân hàng Canada đã cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản xuống 0,75% vào ngày 13/3.

EU

Các nhà chức trách đang xem xét tái sử dụng quỹ cứu trợ của họ, ban đầu được thiết kế để chống lại cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền của khu vực đồng euro, để bù đắp tác động của suy thoái kinh tế. Quỹ cơ chế ổn định châu Âu (ESM) hiện có hơn 400 tỷ euro không sử dụng đến.

Ủy ban Châu Âu đang đánh giá sáng kiến ​​đầu tư ứng phó với virus Corona trị giá 37 tỷ euro được sử dụng để chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  • Cùng chuyên mục
Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.

Sự kiện - 03/06/2025 07:04

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Sự kiện - 02/06/2025 12:00

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Tiêu chí nào để lựa chọn tư nhân làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Một số chuyên gia cho rằng, bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí: Công nghệ, kỹ thuật; năng lực tài chính và phương án huy động tài chính khả thi; năng lực quản trị và vận hành; khả năng kiểm soát rủi ro, đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Sự kiện - 01/06/2025 08:38

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia

Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện Quỹ Nhà ở quốc gia

Một số chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị có thể sử dụng những dự án nhà ở tái định cư hoặc loại hình khác nhưng chưa triển khai, chưa sử dụng hiệu quả, để làm NOXH.

Sự kiện - 31/05/2025 10:05