Chiến lược Kinh tế biển - Cần 'thể chế biển' để mở ra không gian phát triển 'vô tận'

PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN
08:47 30/04/2025

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã 2 lần xây dựng chiến lược kinh tế biển việt nam. Tuy nhiên, triển khai chiến lược hiện nay chưa được nhiều. Muốn xây dựng Chiến lược Kinh tế biển, cần 'thể chế biển' để mở ra không gian phát triển 'vô tận'.

Chiến lược Kinh tế biển - Cần 'thể chế biển' để mở ra không gian phát triển 'vô tận'. Ảnh: TTX

Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã 2 lần xây dựng Chiến lược kinh tế biển Việt Nam. Tuy nhiên, triển khai chiến lược hiện nay chưa được nhiều. Dù nguyên nhân có cả khách quan lẫn chủ quan, song tự bản thân kết quả cho thấy mặc dù chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế biển, song hành động chưa tương xứng.

Đặt ra vấn đề kinh tế biển hiện nay là phù hợp với nhận thức và xu hướng phát triển của loài người. Sự phù hợp đó càng trở nên đặc biệt khi tại thời điểm này, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, một giai đoạn phát triển khác, trong đó, kinh tế biển được đặc biệt quan tâm thúc đẩy, để trở thành động lực mới đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Nhưng vì là “mới”, là “khác”, để làm được, cần có cách tiếp cận mới, đúng tầm, để kinh tế biển phát triển xứng tầm, khắc phục những trở ngại của 20 năm qua, để Việt Nam thực sự trở thành quốc gia mạnh về biển.

Trước tiên, cần trở lại khái niệm “kinh tế biển” nhưng bằng tầm nhìn mới. Trong một bài phát biểu gần đây, Tổng bí thư Tô Lâm nêu yêu cầu “mở không gian phát triển mới”. Chuyện phát triển kinh tế biển thì không có gì mới nhưng ở thời điểm hiện tại, đặt trong bổi cảnh kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thì nội hàm đã có sự khác biệt, nhất là ở khía cạnh “mở không gian phát triển”.

Không gian phát triển mới là gì? Tôi đã nhiều lần nhắc tới vấn đề lâu nay, ta gắn chặt với, cũng có nghĩa là bị trói buộc trong không gian đất liền, mặt bằng hiện đã trở nên vô cùng chật hẹp. Mật độ dân số cao, trình độ công nghệ thấp, hạn chế không gian phát triển, thiếu điều kiện mở mang tầm nhìn và mở rộng cơ hội phát triển.

Theo lối tư duy “đất liền” đó, ngay cả khi đề cập tới phương thức khai thác không gian biển hiện chủ yếu vẫn là theo phương thức khai thác đất liền, với “các thể chế đất liền”, chồng chéo, tắc nghẽn, đầy ắp tranh chấp và xung đột lợi ích. Lực lượng khai thác, phát triển kinh tế biển cơ bản manh mún, nhỏ lẻ, yếu kém, thiếu các doanh nghiệp lớn hiện đại xứng tầm. Cách chúng ta đối xử với lực lượng khai thác biển – đối tượng rất khác, điều kiện rất khác, yêu cầu rất khác – cũng chẳng có gì khác với lực lượng “cày ruộng” trên đất liền. Kinh tế biển đúng nghĩa, chưa nói đến tầm cạnh tranh hiện đại, không thể phát triển trên nền tảng và với cơ chế như vậy.

Tôi cho rằng để phát triển được kinh tế biển, tạo không gian phát triển – mà đây là không gian cơ hội rộng lớn và hầu như hoàn toàn mới mẻ - trước hết phải có tầm nhìn khác thường, cùng với đó là nhận thức về những thách thức khác thường, từ đó mới đặt yêu cầu xây dựng năng lực khác thường và phương thức hành động phù hợp.

Chiến lược kinh tế biển trong giai đoạn này không phải, không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi khai thác biển như quan niệm trước đây, chủ yếu đi từ đất liền ra vùng biển gần bờ. Không gian biển rộng lớn hơn rất nhiều. Chúng ta cần vươn tới tầm nhìn ĐẠI DƯƠNG, với những cơ hội và thách thức mới, khác thường cả về chất lượng, loại hình, cấu trúc mà việc đáp ứng chúng, với tư cách là cơ hội đang mở ra, đòi hỏi phải có năng lực mới, phương thức tiếp cận khác với hệ thống thể chế tốt và lực lượng “Kinh tế biển” hùng mạnh. Nói một cách dễ hiểu là cần tư duy về kinh tế biển đặt trong quỹ đạo của kỷ nguyên vươn mình, thời đại và tầm nhìn mới.

Lâu nay chúng ta chưa định nghĩa thật rõ kinh tế biển. Bây giờ cần một định nghĩa rạch ròi, với các nội hàm trong một hệ thống vận hành – chứ không chỉ là một câu “định nghĩa duy danh” về kinh tế biển. Khi có khái niệm rõ ràng rồi mới có thể đưa ra cấu trúc thể chế đi liền, năng lực và điều kiện bảo đảm phải có tính khác biệt.

Trong khái niệm cần làm rõ kinh tế biển dựa trên những nguồn lực cụ thể - xác định nào, từ đó, sẽ phát triển những ngành kinh tế nào, ở đâu, xu hướng và triển vọng, hệ thống thể chế bảo đảm sự vận hành, cấu trúc lực lượng chủ thể kinh tế biển, …

Do hiện nay chúng ta vẫn chưa định hình rõ thực chất kinh tế biển – từng ngành, từng lớp cấu trúc và tổng thể - theo nghĩa như vậy. Vì vậy, chúng ta vẫn đang ứng xử với – ví dụ - người thợ lặn biển khai thác bào ngư ở độ sâu 30-45 m dưới lòng biển giống như với người nông dân cày ruộng, trong khi điều kiện tự nhiên khác nhau, nguy hiểm phải đối mặt cũng khác nhau, cả thời gian lao động, chất lượng, năng lực lao động, điều kiện bảo hiểm cũng khác nhau. Cần sớm định hình khung khổ để đảm bảo kinh tế biển vận hành được mới có thể tổ chức nguồn lực, cung cấp điều kiện thể chế, nguồn lao động thích hợp.

Cấu trúc tài nguyên của biển rất phong phú, đặc sắc nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa hiểu biết gì nhiều, thiếu các cơ sở để để đánh giá chính xác và thực chất nguồn lực, lợi thế, bất lợi thế, … tiềm năng của biển.

Nhìn ra thế giới có thể thấy, các nền kinh tế biển đã tập hợp rất nhiều tri thức cơ bản về biển, ví dụ độ mặn, nhạt nước biển của từng vùng biển; chế độ sóng, gió, quy luật vận động của dòng hải lưu, của các luồng cá và loại hải sản, những bất thường diễn ra trong lòng biển, … Trong khí đó, tri thức hệ thống về những vấn đề đó chúng ta còn đang rất thiếu. Nói vậy để thấy, có rất nhiều việc, cả những việc tối thiểu, sơ đẳng, vẫn đang chờ chúng ta ở phía trước, cần khẩn trương vào cuộc.

Theo quan sát của tôi, ta vẫn chưa vẽ được bản đồ biển để đáp ứng các yêu cầu hoạch định chiến lược “lớn”, chưa nói giúp phát triển thực tế. Phải điều tra nghiên cứu kỹ càng, có hệ thống, phải xây dựng đội ngũ nhân lực nghiên cứu biển trong các yêu cầu đa dạng của phát triển, sẽ tốn kém rất nhiều tiền của và thời gian. Nói biển là của ta thì ta phải hiểu nó đúng nghĩa là của ta, phải nắm được kỹ càng, chi tiết, trong trạng thái động, từ đó mới phân vùng, mới xây dựng được chiến lược đưa ra lộ trình cụ thể để biến khát vọng thành hiện thực..

Nhiệm vụ đó, cho đến nay chưa làm được nhiều thì bây giờ phải làm và phải biết làm một cách thông minh.

Tiếp theo cần xác định được doanh nghiệp khai thác biển là những loại hình doanh nghiệp nào? Thực lực tới đâu? Cần hiểu rằng, muốn khai thác biển đòi hỏi phải có công nghệ, vốn, điều kiện rất khác so với khai thác đất liền, cần lực lượng doanh nghiệp khai thác biển.

Hiện vận tải biển của – cho chúng ta phần đông là tàu biển nước ngoài. Nếu vậy làm sao xứng đáng quốc gia mạnh về biển? Đánh cá cũng mới dừng ở mức thuyền nhỏ thô sơ, khai thác, đánh bắt nhỏ lẻ, manh mún. Cần đặt mục tiêu sản phẩm, rồi sau đó là lựa chọn công nghệ khai thác, khai thác, chế biến theo chuỗi, từ đó có chuỗi công nghệ. Chưa làm được nhưng phải nghĩ tới để tìm cách làm, chọn mục tiêu ưu tiên để tập trung nguồn lực cho hiệu quả.

Một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng nền kinh tế biển xứng tầm là phải có kết nối, liên kết quốc tế khi lực chúng ta còn yếu, vốn không nhiều, công nghệ còn thấp. Vấn đề đặt ra là kết nối như thế nào để hiệu quả, không thể mãi chỉ là gia công, lắp ráp. Rút kinh nghiệm nhiều năm liên kết quốc tế, chúng ta cần có chiến lược kết nối vừa hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn, an ninh cho biển Việt Nam.

TBT Tô Lâm đã nói, mời các tập đoàn quốc tế đến cũng là giúp Việt Nam không chỉ mạnh lên về kinh tế mà còn giúp chúng ta khẳng định chủ quyền, an ninh kinh tế, khẳng định thế lực của ta trên biển. Trước đây chúng ta đã làm tốt nhưng nay phải làm tốt hơn. Biển đang là “miếng bánh” mà nhiều đối tượng thèm khát, ta cũng đang trong cuộc chơi ấy và cần có sự hợp lực quốc tế, liên kết để vừa giải quyết vấn đề phát triển vừa đảm bảo chủ quyền, tính an toàn, bền vững của phát triển.

Vậy từ bây giờ đến 5-10 năm tới, chúng ta cần làm gì? Theo tôi, mấy việc cần phải làm.

Một là quy hoạch không gian biển phải cụ thể, đúng hướng, đúng tầm. Đúng hướng nhưng không phải là chung chung. Phải định vị được cụ thể, gắn với các địa phương, theo quy hoạch sắp tới, bảo đảm tính ổn định, bền vững. Trong đó cần làm rõ về cấu trúc lãnh hải - độ sâu, chiều cao, chiều rộng, đủ các tầng, nấc; nhận diện cấu trúc địa chất, cấu trúc hải dương, cấu trúc tài nguyên từng vùng, những đặc tính bất thường, dị thường, tổng kết quy luật bão tố, tiếp cận các tài liệu thế giới đã nghiên cứu để làm. Trên nền tảng các nghiên cứu cơ bản đó, định hình tầm nhìn chiến lược từ ngành nghề, sản phẩm… rồi đến xác định công nghệ mới, năng lực thể chế đi kèm.

Hiện nay cấu trúc ngành nghề biển của chúng ta còn khá nghèo. Trong thời gian tới, chiến lược ngành cần gắn với “các ô không gian”, tích hợp các địa phương, tức là tích hợp quy hoạch địa phương với quốc gia, thiết kế mục tiêu ưu tiên gắn với lộ trình, nguồn lực, yêu cầu của quốc gia, thời đại để lựa chọn mục tiêu, và lưu tâm tới thực lực của đất nước. 

Thứ 2 là vấn đề “mở không gian” để có cơ hội cho doanh nghiệp, người dân tiến ra biển. Tôi muốn nhấn mạnh yêu cầu mở không gian, tạo khuyến khích để có lực lượng doanh nghiệp biển phát triển càng nhanh càng tốt. Rút kinh nghiệm từ phát triển trên đất liền, nếu không có sự khuyến khích đúng mức và phù hợp để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng thì rất khó thành công. Đặc biệt, với kinh tế biển phải đặc biệt lưu ý tới sự phối hợp kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Trong đó, kinh tế nhà nước phải hỗ trợ đặc biệt, đột phá mạnh về thể chế. Còn nếu cứ để doanh nghiệp lọ mọ tự tìm hướng đi sẽ rất kém hiệu quả. Vai trò nhà nước kiến tạo sẽ là yếu tố mang tính quyết định tới thành bại của chiến lược biển.

Theo đó, nên có tọa độ mang tính cứ điểm để tạo đầu cầu cho phát triển kinh tế biển, đó có thể là các đảo, cảng biển, đặc biệt là đô thị biển. Cần có tư duy lấn biển một cách bài bản, có chiến lược, để mở rộng không gian phát triển.

Tuy nhiên, cần lưu ý về cách xử lý như thế nào để vừa bảo vệ môi trường biển, vừa giữ được tài nguyên biển, phát huy di sản, vẫn mở rộng về biển. Hiện nay những vấn đề này vẫn đang xung đột nhau. Thậm chí một số câu chuyện không được nhìn nhận 1 cách đầy đủ, thiếu tầm nhìn, cảm tính, gây ra xung đột nhóm xã hội, khiến những người tiên phong đổi mới nản chí, không làm được. Do vậy, cần có cách tiếp cận mang tầm lợi ích quốc gia và có cách nhìn tổng thể để công cuộc lấn biển.

Một phần quan trọng nữa là tích hợp được bước chuyển tiến ra biển với phát huy thế mạnh hiện tại để vừa giải quyết vấn đề của kinh tế đất liền, kết hợp mở ra không gian kinh tế giao thoa đất liền và biển, phát triển cảng biển đi với đô thị biển - đảo, làm sao không gian, tọa độ phát triển thành những cực tăng trưởng để lan tỏa, định hình cấu trúc, hướng tới công cuộc phát triển các ngành công nghiệp biển.

Ví dụ, cần tính tới, khai thác tài nguyên thì phải có chuỗi nhà máy, nối với đất liền như thế nào? Rồi đặt vấn đề phối hợp các tầng không gian khác như không gian bầu trời, không gian số. Làm được như vậy sẽ mở ra không gian phát triển vô tận, thiết lập mối liên hệ, tầng phát triển, không gian phát triển và coi đó là không gian cơ hội.

Tóm lại, trong một kỷ nguyên mới, Chiến lược Kinh tế biển cần có tầm nhìn mới với cách tiếp cận đột phá từ thể chế, lực lượng lao động, liên kết quốc tế và công nghệ. Trên nền tảng đó chúng ta sẽ có một chiến lược quốc gia mạnh về biển trong kỷ nguyên mới. Chúng ta có đủ cơ sở để xây dựng một nền kinh tế biển mạnh nhưng cần có phương pháp luận mới dựa trên yêu cầu cụ thể và xây dựng điều kiện để đảm bảo tính khả thi.

  • Cùng chuyên mục
Tổng giám đốc FPT: Chúng tôi đặt mục tiêu thách thức nhưng không chủ quan

Tổng giám đốc FPT: Chúng tôi đặt mục tiêu thách thức nhưng không chủ quan

Trước những biến động của bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại xuyên quốc gia, mục tiêu tăng trưởng 20% doanh thu và 21% lợi nhuận trước thuế của FPT là con số đầy thách thức. Tổng giám đốc FPT khẳng định sẽ không chủ quan và theo sát diễn biến thị trường để có những kịch bản và hành động ứng phó kịp thời.

Đầu tư - 30/04/2025 08:40

Quảng Nam đề xuất xây dựng Làng đại học Đà Nẵng ở Tam Kỳ

Quảng Nam đề xuất xây dựng Làng đại học Đà Nẵng ở Tam Kỳ

UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh địa điểm quy hoạch xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng hiện nay vào TP. Tam Kỳ.

Đầu tư - 30/04/2025 06:00

Đầu tư hơn 6.200 tỷ làm đường hầm ven biển Nha Trang

Đầu tư hơn 6.200 tỷ làm đường hầm ven biển Nha Trang

Dự kiến, dự án Tuyến đường hầm đường Trần Phú (tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa) dài khoảng 4,3km, tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng và được phân kỳ thành hai giai đoạn.

Đầu tư - 29/04/2025 14:17

Đề xuất đầu tư 43.734 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Đề xuất đầu tư 43.734 tỷ đồng xây cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được đề xuất đầu tư với quy mô 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục, bề rộng nền đường 24,75 m, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Đầu tư - 29/04/2025 10:32

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

FPT hợp tác với các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản trước sự chứng kiến của 2 Thủ tướng

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản đang có hợp tác chặt chẽ và cần bổ khuyết chính nguồn nhân lực tài năng, trẻ và đầy khát vọng.

Công nghệ - 29/04/2025 10:21

Huế sẽ dành loạt ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội

Huế sẽ dành loạt ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội

Huế sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội về chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ phí, lệ phí.

Đầu tư - 29/04/2025 09:56

Khánh thành Bến số 3, cảng quốc tế Lào - Việt tại Hà Tĩnh

Khánh thành Bến số 3, cảng quốc tế Lào - Việt tại Hà Tĩnh

Chiều 28/4, tại Khu kinh tế Vũng Áng, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Lào - Việt tổ chức Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt.

Đầu tư - 28/04/2025 21:09

Cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng đoạn qua Hà Tĩnh chính thức khai thác từ 18h ngày 28/4

Cao tốc Bãi Vọt - Vũng Áng đoạn qua Hà Tĩnh chính thức khai thác từ 18h ngày 28/4

Hai dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh gồm Bãi Vọt – Hàm Nghi, Hàm Nghi – Vũng Áng và các nút giao đã hoàn thành theo thiết kế, chính thức đưa vào khai thác từ 18h hôm nay 28/4.

Đầu tư - 28/04/2025 20:44

Bất động sản xanh 'có giá' hơn sản phẩm thông thường

Bất động sản xanh 'có giá' hơn sản phẩm thông thường

Việt Nam hiện có 559 công trình với 13,6 triệu m2 diện tích sàn đạt chứng chỉ công trình xanh và 31.384 căn hộ, 3.234 nhà ở riêng lẻ đạt chứng nhận xanh. VARS cho biết, các bất động sản xanh có khả năng giữ giá tốt hơn trên thị trường thứ cấp, trong khi các công trình xanh có thể tăng giá trị tài sản lên 7% trong 5 năm, theo WorldGBC.

Đầu tư - 28/04/2025 16:38

Bình Định bố trí 750 tỷ cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định bố trí 750 tỷ cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Tỉnh Bình Định bố trí 750 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Đầu tư - 28/04/2025 14:59

KCP sẽ 'rót' thêm 60 triệu USD cho điện sinh khối, nhà máy đường ở Phú Yên

KCP sẽ 'rót' thêm 60 triệu USD cho điện sinh khối, nhà máy đường ở Phú Yên

Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam đề xuất nâng công suất Nhà máy đường Sơn Hòa lên 15.000 tấn mía/ngày; đồng thời, triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án Nhà máy điện sinh khối KCP Phú Yên với công suất 45MW, tổng mức đầu tư khoảng 60 triệu USD.

Đầu tư - 28/04/2025 07:05

Vì sao nhiều dự án thuỷ điện ở Kon Tum chậm tiến độ?

Vì sao nhiều dự án thuỷ điện ở Kon Tum chậm tiến độ?

Kon Tum là một trong những địa phương có tiềm năng lớn về thủy điện với 82 dự án đã và đang được triển khai, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến loạt dự án chậm tiến độ.

Đầu tư - 28/04/2025 07:05

Sân bay Quảng Trị sẽ vận hành vào tháng 7/2026

Sân bay Quảng Trị sẽ vận hành vào tháng 7/2026

Báo cáo với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, liên danh T&T Group – Cienco 4 cho biết sẽ đưa sân bay Quảng Trị vào vận hành, khai thác vào tháng 7/2026.

Đầu tư - 27/04/2025 20:56

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị

Đà Nẵng tìm nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị

TP. Đà Nẵng sẽ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư triển khai nhiều dự án khu đô thị trong giai đoạn 2025-2026.

Đầu tư - 27/04/2025 13:11

Giá chung cư giảm, người mua vẫn 'lắc đầu'

Giá chung cư giảm, người mua vẫn 'lắc đầu'

Sau nhiều năm liên tục tăng giá và "cháy hàng" ở nhiều phân khúc, thị trường chung cư tại Hà Nội bước vào giai đoạn hạ nhiệt rõ rệt. Giá căn hộ chung cư đang giảm, giao dịch chậm lại, có 47% dự án giảm khoảng 1% so với quý trước.

Đầu tư - 27/04/2025 08:27

Loạt dự án địa ốc mở bán quý II tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Loạt dự án địa ốc mở bán quý II tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Ở quý II, thị trường bất động sản TP.HCM hứa hẹn tích cực hơn so với quý I, với nhiều dự án ra mắt, mở bán. Song, phần lớn các dự án này chỉ làm mới giỏ hàng để bán ở giai đoạn tiếp theo hoặc có những dự án đã mở bán từ trước năm 2020 đến nay mới hoàn thiện pháp lý để triển khai.

Đầu tư - 27/04/2025 07:14