Các trung tâm kinh tế biển sẽ tạo đà cất cánh cho miền Trung?

NGUYỄN TRI
07:30 14/02/2023

Với lợi thế đường bờ biển dài, miền Trung đang được định hướng để phát triển các cụm liên kết ngành kinh tế biển, hướng đến xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh; đón đầu xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

kinh-te-bien (1)

Với lợi thế đường bờ biển dài, miền Trung đang được định hướng để phát triển các cụm liên kết ngành kinh tế biển. Ảnh: Dũng Nhân

Xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh

Theo Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cả nước có 7 cụm liên kết.

Trong đó, cụm liên kết ngành kinh tế biển ở Trung Trung Bộ (thuộc vùng biển và ven biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) với khu vực trọng điểm phát triển ở Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế sẽ phát triển, gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cụm liên kết ngành kinh tế biển ở Trung Trung Bộ sẽ hình thành cảng biển container trung chuyển trong nước, quốc tế và cảng biển du lịch; vận tải biển quốc tế, trong nước và các dịch vụ gắn với cảng biển, trung tâm là khu cảng biển Liên Chiểu - Tiên Sa - Chân Mây.

Đồng thời, các khu đô thị cảng biển quốc tế, khu khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực kỹ thuật ngành kinh tế biển, khu thương mại, khu trung tâm giao dịch tài chính quốc tế sẽ được hình thành ở vùng TP. Đà Nẵng - TP. Huế - Khu kinh tế Chân Mây, phát triển thành trung tâm dịch vụ cảng biển, khoa học công nghệ, đào tạo, thương mại, tài chính tài quốc tế cao…

Đề án cũng đặt mục tiêu phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển ở Nam Trung Bộ (thuộc vùng biển và ven biển Bình Định - Phú Yên - Ninh Thuận), với khu vực trọng điểm phát triển ở Khánh Hòa - Nam Phú Yên, gắn với việc xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế cao ở Đông Nam Á.

Tại khu vực này, các ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển như: cảng biển tổng hợp trung chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế và cảng chuyên dụng phục vụ du lịch, quốc phòng với trung tâm là khu vực cảng biển Vân Phong - Cam Ranh, kết hợp với cảng Quy Nhơn; dịch vụ hậu cầu cảng biển, hàng hải và dịch vụ logistics quốc tế, hình thành đô thị dịch vụ cảng biển quốc tế gắn với cảng Vân Phong, Cam Ranh.

Cùng với đó, sẽ phát triển các dịch vụ khoa học công nghệ có tầm quốc tế về nghiên cứu biển, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển, dịch vụ đào tạo nhân lực khoa học kỹ thuật về lĩnh vực biển, hàng hải, hình thành khu khoa học công nghệ biển, trung tâm nghiên cứu biển quốc gia ở Khánh Hòa…

Giờ đây, các ngành kinh tế ven biển miền Trung không còn dừng lại ở dạng tiềm năng, mà đã mở toang cánh cửa thu hút dòng vốn đổ về. Để có được điều này, điều đầu tiên phải kể đến từ cơ chế, chính sách.

Tại Kỳ họp thứ ba, khóa XV ngày 16/6/2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 55/2022/QH15 (Nghị quyết số 55) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.

Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, các cơ chế, chính sách đặc thù cho Khu kinh tế Vân Phong tại Nghị quyết số 55 sẽ tạo điều kiện cho tỉnh Khánh Hòa có thể thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược, tạo hiệu ứng "mỏ neo" giúp khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển của Khu kinh tế Vân Phong.

Đồng thời, Nghị quyết số 55 còn giúp địa phương sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế Vân Phong trở thành động lực phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ theo đúng tinh thần tại Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

"Sau khi các cơ chế chính sách đặc thù được áp dụng và triển khai, trong tương lai không xa, Khu kinh tế Vân Phong có thể hướng tới việc trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển, có thể phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, phát triển đột phá của tỉnh và khu vực", ông Tuân nhìn nhận.

Hiện, Khánh Hòa ghi nhận nhiều "đại bàng" đề xuất ý tưởng đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong với nhiều ngành nghề đa dạng, trong đó có nhiều ngành, lĩnh vực phát triển mạnh dựa trên thế mạnh, tiềm năng hiện có, như: lọc hóa dầu, kho cảng nhập khí hóa lỏng, sản xuất năng lượng sạch, khu cảng tổng hợp và trung chuyển quốc tế, khu đô thị biển cao cấp, khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp…

kinh-te-bien (2)

Cánh đồng điện gió trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ảnh: P.L

Năng lượng tái tạo và hạ tầng logistic

Mới đây, tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và xúc tiến đầu tư vùng, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên cho hay, Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ có nhiều lợi thế để đón trước các xu thế phát triển của thời đại.

Cụ thể, chuyển đổi xanh, giảm phát thải dựa trên khai thác tài nguyên gió với mật độ năng lượng khoảng 400 - 600 W/m2, năng lượng sóng 20 - 30 kW/m; đặc biệt là đón dòng vốn 15,5 tỷ USD mà các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo, giúp Việt Nam hòa nhập với các "luật chơi mới" về tăng trưởng xanh toàn cầu.

Đồng thời, xây dựng kinh tế hướng biển với tiềm năng về hàng hải, du lịch, các nguồn tài nguyên, khoáng sản biển sâu, hải sản… dựa trên kinh tế biển xanh và quản trị biển, đại dương bền vững; kết nối mở cửa, hội nhập với quốc tế thông qua vành đai Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương (tuyến hàng hải thứ 2 thế giới) và tiểu vùng Mê Kông - ASEAN để thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực phát triển…

Bên cạnh thời cơ và thuận lợi, Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, miền Trung đang đối diện nhiều khó khăn do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, các loại hình thiên tai xảy ra, nguồn nước vừa thiếu vừa thừa do biến đổi khí hậu; xung đột về môi trường giữa phát triển các ngành du lịch, công nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản…

Để đưa vùng khu vực miền Trung phát triển, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên cho rằng, cần tập trung phát triển nền kinh tế biển xanh, mở cửa hướng ra biển, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch biển, hàng hải, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học biển.

"Ngay từ bây giờ cần triển khai kế hoạch phát triển các trung tâm điện gió, hydrogen xanh để tận dụng hỗ trợ 15,5 tỷ USD theo cam kết của các đối tác phát triển. Miền Trung sẽ là địa bàn trọng điểm, lợi thế để đón dòng vốn hỗ trợ và đầu tư. Cho đến nay đã có hơn 50 nhà đầu tư đề nghị khảo sát để đầu tư", ông Kiên cho hay.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT, khu vực miền Trung cần phát triển hệ thống cảng biển logistics liên vùng, quốc tế với trung tâm là khu cảng biển Vũng Áng - Cửa Lò, khu cảng biển Liên Chiểu - Tiên Sa - Chân Mây, Vân Phong - Cam Ranh, kết hợp với cảng Quy Nhơn.

Đồng thời, các địa phương cần phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây với các vùng trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, khu vực này cần hình thành các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng ở hành lang Nam Thanh Hóa - Bắc Nghệ An, Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh; phát triển trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển và du lịch di sản tại Quảng Bình, Nam Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Bắc Quảng Nam, Nha Trang, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Bình Thuận và phát triển các trung tâm du lịch đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa)…

  • Cùng chuyên mục
Tỷ giá USD tự do giảm mạnh

Tỷ giá USD tự do giảm mạnh

Tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do giảm mạnh cùng chiều giảm giá của chỉ số DXY trên thế giới trong tuần qua. Đồng USD được dự báo tiếp tục suy yếu trong tuần này.

Tài chính - 20/05/2024 12:35

'Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập'

'Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập'

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu rõ, quản lý thị trường vàng thời gian qua còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp.

Sự kiện - 20/05/2024 12:12

Phó Thủ tướng: Làm mới các động lực tăng trưởng

Phó Thủ tướng: Làm mới các động lực tăng trưởng

Để hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ sẽ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, làm mới các động lực tăng trưởng, tiếp tục miễn giảm gia hạn thuế phí...

Sự kiện - 20/05/2024 11:17

Dự án khu du lịch sinh thái xâm phạm hành lang bảo vệ cầu đường sắt Nam Ô

Dự án khu du lịch sinh thái xâm phạm hành lang bảo vệ cầu đường sắt Nam Ô

Ngành đường sắt xác định, một số hạng mục thi công tại dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô đã xâm phạm hành lang bảo vệ cầu đường sắt Nam Ô.

Pháp luật - 20/05/2024 10:35

Phó chủ tịch Quốc hội: Thảo luận kỹ lưỡng để quyết định công tác nhân sự đảm bảo chặt chẽ

Phó chủ tịch Quốc hội: Thảo luận kỹ lưỡng để quyết định công tác nhân sự đảm bảo chặt chẽ

"Quốc hội sẽ xem xét bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội xem xét, thảo luận kỹ lưỡng để việc quyết định công tác nhân sự đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt sự đồng thuận, thống nhất cao", Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội nói.

Sự kiện - 20/05/2024 10:30

Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đang luân phiên đạt mức cao mới

Các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đang luân phiên đạt mức cao mới

Nếu có một điểm tương đồng giữa các thị trường chứng khoán lớn nhất trên thế giới vào thời điểm hiện tại, thì đó chính là mức cao kỷ lục.

Tài chính - 20/05/2024 09:51

Nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký hai dự án hơn 1.600 tỷ đồng tại Quảng Bình là ai?

Nhà đầu tư duy nhất nộp hồ sơ đăng ký hai dự án hơn 1.600 tỷ đồng tại Quảng Bình là ai?

Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Duy Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư và Quản lý BG là 2 pháp nhân cùng góp vốn vào các doanh nghiệp vừa thành lập đang đăng ký thực hiện 2 dự án khu đô thị với tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng ở Quảng Bình.

Đầu tư - 20/05/2024 09:45

'Tâm điểm' bất động sản Hà Nội dịch chuyển từ Tây sang Đông: Hứa hẹn tiềm năng tăng giá lớn

'Tâm điểm' bất động sản Hà Nội dịch chuyển từ Tây sang Đông: Hứa hẹn tiềm năng tăng giá lớn

Phía Đông đang trở thành tâm điểm của Hà Nội khi được hưởng lợi bởi kết nối hạ tầng đồng bộ, nhờ nằm trong tam giác kinh tế lớn nhất khu vực phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây cũng là khu vực được dự đoán có tốc độ tăng giá bất động sản nhanh nhất trong giai đoạn 2023-2025.

Doanh nghiệp - 20/05/2024 09:38

Hệ thống khách sạn hạng sang của BIM Land tăng trưởng trong bối cảnh thách thức của thị trường

Hệ thống khách sạn hạng sang của BIM Land tăng trưởng trong bối cảnh thách thức của thị trường

Trong bối cảnh thách thức của thị trường, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu quốc tế do BIM Land – thành viên Tập đoàn BIM Group phát triển đang đón nhận nhiều điểm sáng tích cực.

Doanh nghiệp - 20/05/2024 08:00

Doanh số bán Rolex cũ tăng vọt tại thị trường 'kém phát triển' ở Mỹ

Doanh số bán Rolex cũ tăng vọt tại thị trường 'kém phát triển' ở Mỹ

Watches of Switzerland cho biết thị trường đồng hồ xa xỉ của Mỹ là 'ổn định' nhất thế giới. Khi giá cổ phiếu tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, nhu cầu trên thị trường đồng hồ xa xỉ tiếp tục ổn định sau thời kỳ bùng nổ và tụt đáy vào năm 2021-2022, đặc biệt là ở Mỹ.

Thị trường - 20/05/2024 07:42

Warren Buffett: 'Tôi chịu trách nhiệm 100%' về vụ đặt cược tồi tệ của Berkshire Hathaway vào Paramount, chúng tôi mất khá nhiều tiền!'

Warren Buffett: 'Tôi chịu trách nhiệm 100%' về vụ đặt cược tồi tệ của Berkshire Hathaway vào Paramount, chúng tôi mất khá nhiều tiền!'

Tỷ phú đầu tư gạo cội Warren Buffett đã có một quyết định tồi tệ khi đầu tư vào tập đoàn truyền thông Mỹ Paramount và cho biết ông đã đảm bảo rằng Berkshire Hathaway đã rút lui trước khi cổ phiếu của công ty này giảm sâu hơn, theo Fortune.

Phong cách - 20/05/2024 07:10

Hàng chục nghìn căn tái định cư bỏ hoang đang 'ngốn' hàng trăm tỷ tiền ngân sách

Hàng chục nghìn căn tái định cư bỏ hoang đang 'ngốn' hàng trăm tỷ tiền ngân sách

Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, trong bối cảnh nhu cầu nhà ở không ngừng gia tăng thì hàng chục nghìn căn hộ phục vụ tái định cư đã hoàn thiện lại đang bị bỏ hoang, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Đầu tư - 20/05/2024 06:30

Hải Phòng có thêm cụm công nghiệp 700 tỷ đồng tại huyện Tiên Lãng

Hải Phòng có thêm cụm công nghiệp 700 tỷ đồng tại huyện Tiên Lãng

Cụm công nghiệp Tiên Cường 2 trên địa bàn huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng được kỳ vọng sẽ là "thỏi nam châm" thu hút đầu tư đa dạng các ngành, lĩnh vực như: Công nghiệp nhẹ, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin và công nghệ cao...

Đầu tư - 20/05/2024 06:30

Ngổn ngang dự án hơn 2.700 tỷ ở Nha Trang đang bị công an điều tra

Ngổn ngang dự án hơn 2.700 tỷ ở Nha Trang đang bị công an điều tra

Sau nhiều năm triển khai, dự án Khu dân cư cồn Tân Lập (tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) có tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng vẫn ngổn ngang. Mới đây, Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị Sở TN&MT cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan đến dự án trên.

Pháp luật - 20/05/2024 06:30

Traveloka 'bắt tay' Cebu Pacific thúc đẩy du lịch Việt Nam - Philippines

Traveloka 'bắt tay' Cebu Pacific thúc đẩy du lịch Việt Nam - Philippines

Cú bắt tay của Traveloka và hãng hàng không giá rẻ của Philippines, Cebu Pacific được cho là động thái thúc đẩy du lịch đến hai trong số những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á hiện tại, Việt Nam và Philippines.

Thị trường - 20/05/2024 06:30

Sáng nay (20/5), Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 7, xem xét công tác nhân sự cấp cao

Sáng nay (20/5), Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 7, xem xét công tác nhân sự cấp cao

Sáng nay (20/5), Quốc hội khóa XV chính thức họp phiên khai mạc kỳ họp thứ 7. Công tác nhân sự cấp cao là một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp.

Sự kiện - 20/05/2024 06:17