Chênh vênh số phận đất vàng 160 Trần Quang Khải

Nhàđầutư
Được chấp thuận hợp tác đầu tư từ tháng 10/2009, nhưng đến nay, dự án tòa cao ốc văn phòng tại số 160 Trần Quang Khải (sau đổi thành dự án hỗn hợp văn phòng, khách sạn cao cấp và căn hộ cho thuê) vẫn chỉ nằm trên giấy.
HÓA KHOA
01, Tháng 04, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Được chấp thuận hợp tác đầu tư từ tháng 10/2009, nhưng đến nay, dự án tòa cao ốc văn phòng tại số 160 Trần Quang Khải (sau đổi thành dự án hỗn hợp văn phòng, khách sạn cao cấp và căn hộ cho thuê) vẫn chỉ nằm trên giấy.

91950706_211915123473217_4812079146530242560_n

Dự án 160 Trần Quang Khải tới nay vẫn chưa được triển khai, hiện mặt đường Trần Quang Khải đang là một văn phòng của VNPost. Ảnh: Nguyễn Na

Ngày 2/10/2009, CTCP bất động sản tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC Land, nay là CTCP Dầu khí Đông Đô) được chấp thuận hợp tác đầu tư để xây dựng tại số 160 Trần Quang Khải một tòa cao ốc văn phòng 21 tầng nổi, 3 tầng hầm (sau này kế hoạch đổi thành 12 tầng theo chính sách hạn chế chiều cao tầng của TP Hà Nội – PV).

Với quy mô khu đất lên đến 1.578 m2, giới đầu tư địa ốc không khỏi kỳ vọng một dự án tươi mới sẽ hình thành trên khu đất cách không xa Hồ Gươm. Hy vọng này càng được củng cố khi dự án tòa cao ốc văn phòng có sự góp mặt của các tập đoàn tư nhân lớn.

Theo dữ liệu của Nhadautu.vn, tổng vốn đầu tư dự án là 564 tỷ đồng. PVFC Land góp phần vốn là 51% chi phí đầu tư; 49% còn lại do 3 doanh nghiệp tư nhân, định chế tài chính góp, đó là: Tập đoàn Đầu tư Tiến Lộc (10%), CTCP Địa ốc Phú Long (28%) và HDBank (11%).

Dù vậy, khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn khiến dự án không thể hoàn thành đúng tiến độ ban đầu (quý IV/2009 – quý IV/2013). Do đó, PVFC Land vào năm 2014 phải rẽ hướng sang phương án giảm tỷ lệ phần vốn góp.

Đáng chú ý, dự án cũng được đổi sang phương án mới là xây dựng tòa nhà hỗn hợp văn phòng, khách sạn cao cấp và căn hộ cho thuê với chiều cao tầng dự kiến 9-12 tầng.

Những chuyển động tại dự án số 160 Trần Quang Khải dần rõ ràng hơn tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 của PVFC Land. Khi đó, bà Lã Thị Lan - Chủ tịch Tập đoàn Tiến Lộc cho rằng: ”PVC Đông Đô chỉ nên giữ tỷ lệ thấp 5-10% thôi (PV - tỷ lệ tại dự án 160 Trần Quang Khải)”.

Cũng tại cuộc họp này, Tổng giám đốc PVFC Land, ông Hoàng Hữu Tâm (Phó Giám đốc tại Tập đoàn Tiến Lộc) cho biết, có một số đơn vị sẵn sàng chia sẻ với PVFC Land các chi phí đã bỏ ra để thay thế thực hiện dự án. “Tuy nhiên, Công ty chuyển cho Tập đoàn Tiến Lộc, ủy quyền Ủy viên HĐQT Lã Thị Lan thực hiện”, ông nói. 

Tuy nhiên, Tiến Lộc lại không gắn bó lâu với dự án, 7 tháng sau (cụ thể là ngày 25/11/2016), Tiến Lộc và PVFC Land đã thống nhất chuyển nhượng phần vốn góp và quyền vốn góp trong dự án cho CTCP Địa ốc Phú Long và các bên theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh đã ký kết. 

Đến ngày 4/1/2017, PVFC Land chính thức ký hợp đồng với Địa ốc Phú Long về chuyển nhượng quyền góp vốn tại dự án 160 Trần Quang Khải. Theo đó, Địa ốc Phú Long cam kết thanh toán 50% giá trị thương quyền còn lại của 3 đơn vị cho PVFC Land sau khi hợp đồng hợp tác mới được ký kết với Phú Long hoặc một pháp nhân do Phú Long chỉ định. 50% giá trị thương quyền còn lại được thanh toán sau khi quy hoạch 1/500 của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Những tưởng sau khi đổi chủ, dự án 160 Trần Quang Khải sẽ sớm tái khởi động. Dù vậy, ghi nhận của PV cho thấy, dự án tới nay vẫn chưa được triển khai.

Những biến động tại PVFC Land sau khi dự án 160 Trần Quang Khải đổi chủ

Ở một diễn biến đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và Lã Thị Lan đều rời ghế Thành viên HĐQT PVFC Land nhiệm kỳ mới (2017 – 2022) vào ĐHĐCĐ năm 2017. 

ĐHĐCĐ vào tháng 4/2017 đã thống nhất bầu ông Nguyễn Khánh Trung – Giám đốc dự án tại CTCP Địa ốc Phú Long, vào vị trí Thành viên HĐQT (tỷ lệ 82,82%). Ở một diễn biến tương tự, ông Hoàng Thanh Tùng (sinh ngày 20/1/1969), cá nhân tính đến năm 2018 làm tại CTCP Giám đốc Ferocrom Việt Nam (công ty thành viên của Tập đoàn Đầu tư Tiến Lộc), được các cổ đông PFL bầu nắm vị trí này (tỷ lệ 84,28%).   

Hiện tại, Địa ốc Phú Long vẫn đang nắm gần 3,4 triệu cổ phiếu PFL, tương đương tỷ lệ 6,79%. Trong khi đó, CTCP Tập đoàn Đầu tư Tiến Lộc nắm 2,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ