Chân dung nhà sáng lập FedEx: Từ tham chiến tại Việt Nam đến xây đế chế chuyển phát nhanh
Những kinh nghiệm trong quân ngũ, sự gan lỳ và tự tin đã giúp Frederick W. Smith xây dựng FedEx trở thành một đế chế chuyển phát nhanh.
Với lịch sử hoạt động hơn 5 thập kỷ, FedEx hiện là công ty chuyển phát nhanh lớn thứ hai thế giới về vốn hóa, chỉ sau UPS, với mạng lưới hoạt động tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều này có được nhờ sự kiên trì và nhạy bén của nhà sáng lập Frederick W. Smith.
Thành lập FedEx sau khi tham chiến tại Việt Nam
Nhà sáng lập Tập đoàn FedEx, ông Frederick W. Smith, sinh ngày 11/8/1944 tại một hành phố nhỏ có tên Marks tại tiểu bang Mississippi, phía nam nước Mỹ. Ông có một tuổi thơ đáng buồn khi sớm mồ côi cha năm lên 4.
Khi còn nhỏ, Frederick mắc một bệnh về xương, phải đứng ngoài sân xem bạn bè chơi thể thao. Đến năm 10 tuổi, Frederick trở thành một cầu thủ bóng đá cừ khôi và năm 15 tuổi học lái máy bay.
Năm 1962, ông theo học ngành kinh tế tại Đại học Yale. Trong thời gian ở trường, ý tưởng về dịch vụ chuyển phát nhanh đã manh nha trong một lần làm bài tập. Theo đó, các gói hàng nhỏ sẽ được vận chuyển vào ban đêm khi các sân bay không bị quá tải. Trong một lần trả lời phỏng vấn, ông cho rằng ý tưởng đó không có gì thông minh cả, thậm chí ông còn nhận điểm kém cho ý tưởng đó.

Sau khi tốt nghiệp Yale vào năm 1966, ông tham gia nghĩa vụ quân sự giống như nhiều bạn học thời bấy giờ. Ông phục vụ trong Lực lượng Thủy quân lục chiến trong 4 năm rưỡi, trong đó có 2 lần tham chiến tại Việt Nam. Theo Forbes, ông đã thoát chết trong gang tấc trong một lần bị phục kích.
Chính thời gian tham gia quân ngũ đã giúp ông mường tượng rõ hơn về ý tưởng cho FedEx sau này ở phía cung, giải quyết vấn đề đặt ra trong lần làm bài tập khi còn ở Yale.
Theo ông, có nhiều sự phí phạm trong quân đội thời đó. Các nhu yếu phẩm được chuyển đến doanh trại nhưng lại không được sắp xếp khoa học. Ông đã quan sát kỹ các quy trình mua sắm và phân phối trong quân đội. Từ đó, ông hình thành ý tưởng xây dựng một hệ thống phân phối khác biệt, có sự kết hợp giữa hệ thống trên không và mặt đất.
Giải ngũ, ông thành lập Federal Express vào năm 1971 tại Arkansas với 4 triệu USD tiền thừa kế. Frederick gửi gắm tham vọng hoạt động trên toàn nước Mỹ với từ "Federal". Dịch vụ chuyển phát nhanh ra đời 2 năm sau đó sau khi kêu gọi được số vốn khủng lên đến 91 triệu USD.
Ngày 17/4/1973 đánh dấu mốc lớn khi FedEx bắt đầu vận hành tại thành phố Memphis, bang Tennessee với 389 nhân viên. Vào đêm đó, 14 máy bay chuyển phát 186 gói hàng đến 25 thành phố ở Mỹ. Sở dĩ Memphis được chọn vì thành phố này gần như ở giữa nước Mỹ và các sân bay ít khi đóng cửa vì thời tiết xấu.
‘Hồi sinh’ nhờ tiền thắng bạc
Như nhiều công ty khởi nghiệp khác, Federal Express chật vật trong thời gian đầu. Trong vòng 26 tháng đầu, công ty gánh khoản lỗ 29 triệu USD và đứng trên bờ vực phá sản. Ông gần như để mất hết số tiền của các nhà đầu tư và tiền của chính mình, nhưng đã thương lượng thành công các khoản nợ.

Trong cơn tuyệt vọng, ông bay đến Las Vegas thử vận đỏ đen với 5.000 USD cuối cùng, thắng 27.000 USD và dùng số tiền này trang trải hoạt động của FedEx. Năm 1976, FedEx ổn định trở lại và tạo ra 75 triệu USD doanh thu, nhưng vẫn còn ngập nợ.
Năm 1977, FedEx mua 7 máy bay Boeing 727 sau 2 năm nỗ lực vận động Quốc hội Mỹ nới lỏng ngành vận tải đường không. Một năm sau, FexEx niêm yết trên Sàn Chứng khoán New York với mã FDX.
Mở rộng và cạnh tranh khốc liệt
Với tham vọng vượt ra khỏi lãnh thổ nước Mỹ và hướng sang châu Á, năm 1989, FedEx mua lại hãng vận tải Flying Tiger với giá 880 triệu USD. Việc sáp nhập giữa hai hãng đã khiến lợi nhuận ròng của FedEx giảm từ 185 triệu USD vào năm 1989 xuống còn 6 triệu USD vào năm 1991.
Năm 1997, ông Smith bỏ ra 2,7 tỷ USD mua lại Caliber System, trong đó công ty con RPS có hệ thống vận chuyển bằng xe tải chỉ đứng sau đối thủ UPS. Đội xe tải lên đến 13.5000 chiếc đã giúp tăng biên lợi nhuận của FedEx do chi phí vận tải đường bộ rẻ hơn đường không.

Năm 1998, FedEx mở dịch vụ vận chuyển từ châu Á đến Mỹ với thời gian chỉ 1 ngày làm việc và điều này giúp công ty thu hút thêm khách hàng. Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đem lại doanh thu gấp 3 lần so với dịch vụ trong nước.
Năm 2004, FedEx muy lại Kinko với giá 2,4 tỷ USD để cạnh tranh với UPS sau khi đối thủ này mua lại Mail Boxes Etc. Kinko sau đó được tái cơ cấu thành FedEx Office.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến FedEx chao đảo. Lợi nhuận của tập đoàn này giảm còn 98 triệu USD vào năm 2009 từ mức 2 tỷ USD trước đó 2 năm.
Nhờ thắt chặt chi tiêu, dịch vụ quốc tế tăng trưởng và sự nở rộ của thương mại điện tử, FedEx vượt qua được cơn sóng thần tài chính.
Ông Frederick Smith chia sẻ, những trải nghiệm trong quân ngũ đã giúp ông vững vàng trong những lúc sóng gió nhất. “Tôi chưa từng đánh mất sự tự tin. Tôi rất chắc chắn rằng những gì chúng tôi làm là cực kỳ quan trọng và nhất định thành công”, ông nói trong một lần trả lời phỏng vấn.
Tháng 3/2022, ở tuổi 78, ông nhường lại vị trí Tổng Giám đốc FedEx cho Giám đốc vận hành Raj Subramaniam.
Ông hiện có số tài sản ròng 5,9 tỷ USD, theo số liệu của Forbes.
Theo thông tin từ FedEx, hiện hãng này có 698 máy bay, hơn 200.000 xe vận tải và gần 5.000 cơ sở vận hành. Tập đoàn có đội ngũ nhân sự lên đến 500.000 người trên khắp thế giới, phân phát khoảng 15 triệu gói hàng mỗi ngày tới 220 nước và vùng lãnh thổ.
Trong năm tài khóa 2024 (kết thúc ngày 31/5/2024), FedEx ghi nhận doanh thu hợp nhất 87,7 tỷ USD và lợi nhuận ròng 4,3 tỷ USD.
Tại Việt Nam, FedEx đã hiện diện trong 3 thập kỷ qua và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hà Nội mới đây, Chủ tịch điều hành Tập đoàn FedEx Frederick Smith bày tỏ mong muốn tiếp tục mở rộng hơn nữa hoạt động ở Việt Nam, tiếp tục phát triển hoạt động ở sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, đồng thời nghiên cứu mở rộng hoạt động ở sân bay Long Thành và Gia Bình trong tương lai gần
- Cùng chuyên mục
Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu xa xỉ, thị trường đồ cũ sẽ bùng nổ?
Khi thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cao cấp — từ Patek Philippes đến Porsches — với mức thuế bổ sung hàng chục phần trăm, thị trường hàng xa xỉ đã qua sử dụng dự kiến sẽ bùng nổ ở Mỹ.
Phong cách - 16/04/2025 06:50
Huế kích cầu du lịch thế nào trong năm 2025 ?
Huế sẽ dành các ưu đãi về giá cả, dịch vụ, liên kết các điểm đến, sản phẩm dịch vụ tạo ra các gói kích cầu dành cho khách du lịch.
Phong cách - 16/04/2025 05:25
New York tiếp tục là thành phố giàu có nhất thế giới
New York vẫn là thành phố đứng đầu khi nói đến những thành phố giàu có nhất thế giới bất chấp những cảnh báo gần đây về sự sụt giảm mạnh về chất lượng cuộc sống ở đây.
Phong cách - 15/04/2025 07:57
Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai? (phần cuối)
Steuart Walton cũng có nhiều điểm chung với một số thành viên khác trong gia đình, những người được khuyến khích theo đuổi những đam mê khác nhau của họ bên ngoài công việc kinh doanh của gia đình.
Phong cách - 14/04/2025 11:08
Ngày tàn của lối sống 'phông bạt', giả tạo
Dân mạng ngày càng tỏ ra chán ngán trước những nội dung khoe sự giàu có, xa hoa một cách giả tạo của các ngôi sao mạng.
Phong cách - 13/04/2025 18:30
Steuart Walton, người thừa kế Walmart đầy quyền lực là ai?
Steuart Walton, 43 tuổi, cháu của Sam Walton được định sẵn là người sẽ giám sát tài sản của gia đình. Ông đã tham gia hội đồng quản trị mà không có nhiều sự phô trương kể từ năm 2016.
Phong cách - 13/04/2025 07:24
Cổ phiếu Nvidia có thể đạt 1.000 USD vào năm 2026 không?
Cổ phiếu Nvidia (NVDA) đã phục hồi hơn 15% trong 5 phiên giao dịch vừa qua sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định tạm dừng áp thuế quan qua lại trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia, trừ Trung Quốc.
Phong cách - 12/04/2025 07:11
Lời khuyên của tỷ phú Charlie Munger cho thị trường biến động
Những biến động lớn về giá cổ phiếu là một phần không thể thiếu của việc trở thành nhà đầu tư. Hãy nhớ lại những gì Charlie Munger, người từng là cánh tay phải của Warren Buffett, đã nói.
Phong cách - 11/04/2025 07:31
Các tỷ phú Mỹ đang quay lưng lại với ông Trump
Các tỷ phú, lãnh đạo doanh nghiệp giàu có ở Mỹ đang quay lưng lại với Tổng thống Hoa Kỳ vì thuế quan Trump đối với các đối tác thương mại lớn trên thế giới, theo CNN.
Phong cách - 10/04/2025 11:28
Nghệ An sắp có tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê'
Tỉnh Nghệ An sẽ khánh thành tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Phong cách - 10/04/2025 06:50
New Zealand muốn thu hút người Mỹ giàu có đến sinh sống
New Zealand đã tạo ra một con đường mới, dễ dàng hơn để định cư cho những người giàu có và con đường này đang thu hút sự chú ý của những người Mỹ đang tìm kiếm một lựa chọn thay thế cho việc sống ở Hoa Kỳ.
Phong cách - 09/04/2025 05:07
Đoàn tàu Thống nhất kết nối triệu trái tim
Đôi tàu mang tên 'Đoàn tàu Thống nhất' sẽ xuất phát tối ngày 29/4 tại ga Hà Nội và ga Sài Gòn, hai đoàn tàu sẽ gặp nhau lúc 12h trưa ngày 30/4 tại ga Đà Nẵng.
Phong cách - 09/04/2025 04:13
Thấy gì khi Dior xóa tên Thùy Tiên?
Hành động xoá tên Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên từ phía Dior cho thấy tính chất nghiêm trọng của sự việc liên quan đến pháp lý mà nàng hậu vướng phải.
Phong cách - 08/04/2025 08:27
Những người giàu nhất châu Á mất 46 tỷ USD vì thuế quan Trump
Những người giàu nhất châu Á đã mất hàng chục tỷ USD giá trị tài sản khi thị trường suy giảm sau thông báo về thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Phong cách - 08/04/2025 08:04
10 người da đen giàu nhất thế giới hiện nay là ai?
Oprah Winfrey, Jay-Z, Rihanna và LeBron James không chỉ là một số người nổi tiếng nhất thế giới mà còn là những người da đen giàu nhất.
Phong cách - 07/04/2025 07:48
Thêm một doanh nhân Việt rời danh sách tỷ phú USD
Một doanh nhân Việt vừa ra khỏi danh sách tỷ phú USD của Forbes do tài sản giảm nhanh theo biến động giá cổ phiếu.
Phong cách - 05/04/2025 08:27
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 3 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 4 week ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'