Vietjet hợp tác với UPS vận tải hàng hoá giữa châu Á và Mỹ

Nhàđầutư
Hôm thứ Sáu, Vietjet và công ty vận chuyển bưu kiện lớn nhất thế giới USP đã ra thông báo về việc hợp tác nhằm vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không giữa châu Á và Mỹ.
THANH TRẦN
14, Tháng 11, 2020 | 06:33

Nhàđầutư
Hôm thứ Sáu, Vietjet và công ty vận chuyển bưu kiện lớn nhất thế giới USP đã ra thông báo về việc hợp tác nhằm vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không giữa châu Á và Mỹ.

1095

Vietjet hợp tác với UPS vận tải hàng hoá giữa châu Á và Mỹ.  Ảnh: Vietjet

Vietjet và UPS vào tháng 9 đã bắt đầu gộp hàng may mặc, hải sản, hàng y tế và các sản phẩm khác từ Việt Nam, Thái Lan và các nước lân cận rồi vận chuyển chúng từ Hà Nội đến Mỹ trên các chuyến bay hàng tuần quá cảnh ở Incheon, Hàn Quốc.

Vietjet và UPS cũng đã hợp tác để giao hàng giữa Bangkok, Kuala Lumpur, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Giống như các hãng hàng không khác trong thời kỳ đại dịch, Vietjet cũng đã rơi vào khủng hoảng khi nhu cầu vận chuyển và đi lại bằng hàng không sụt giảm nghiêm trọng. Theo Tổng cục thống kê, Việt Nam đã đón 3,8 triệu lượt khách du lịch trong chín tháng đầu năm 2020, giảm 70,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vietjet đã tạm dừng hầu hết các dịch vụ xuyên biên giới, chỉ khai thác 15.000 chuyến bay trong quý III, chủ yếu ở Việt Nam và Thái Lan, giảm từ 34.000 chuyến bay qua 12 quốc gia châu Á trong quý III/2019. Hãng báo lỗ 926 tỷ đồng trong quý III/2020, so với mức lỗ 1,1 nghìn tỷ đồng trong quý II.

Ông Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng giám đốc kiêm Tổng giám đốc điều hành công ty cổ phần Vietjet Air Cargo cho biết: "Vietjet là một trong những hãng hàng không đầu tiên ở châu Á chuyển hướng sang vận chuyển hàng không như một phần của chiến lược kinh doanh mới nhằm ứng phó với đại dịch".

Vietjet là một trong những hãng đầu tiên sử dụng khoang hành khách để vận tải hàng hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Thoả thuận hợp tác với UPS mới đây nhiều khả năng sẽ thúc đẩy Vietjet mở rộng mảng vận tải hàng hoá của mình.

Trong thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất thế giới, đặc biệt khi các chuỗi cung ứng công nghệ bắt đầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Trước 2020, chi phí gia tăng ở Trung Quốc và cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ dần buộc các công ty chuyển hướng sang Việt Nam và các nước lân cận khác.

Đại dịch đã giúp ích nhiều hơn cho Việt Nam, khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn thúc đẩy các doanh nghiệp đa dạng hóa bên ngoài Trung Quốc.

Ông Quang nhấn mạnh: "Việc hợp tác với UPS tạo tiền đề cho Vietjet đưa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bangkok trở thành những trung tâm hậu cần khu vực cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa một cửa từ châu Á đến các điểm đến phương Tây".

Ông Russell Reed, Giám đốc điều hành UPS Việt Nam và Thái Lan, cho biết Việt Nam "sẵn sàng hưởng lợi từ sự thay đổi của dòng chảy sản xuất và thương mại toàn cầu".

Đại dịch đã và đang gây ra mối đe dọa lớn đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế sau khi các hãng hàng không cắt giảm các chuyến bay chở khách, mà các nhà xuất khẩu cũng dựa vào đó để vận chuyển hàng hóa.

Cùng lúc đó, nhu cầu hàng hóa tăng vọt gây ra tình trạng thiếu container. Việc hợp tác với UPS và Vietjet đánh dấu một nỗ lực để điều chỉnh lại ngành logistics trong bối cảnh đại dịch.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ