Chân dung các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài - Bài cuối: Giải bài toán vốn ngoại 'mùa' COVID-19

ĐÌNH VŨ
07:00 29/08/2020

Dòng vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán (TTCK) góp phần rất lớn cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nhiều năm trở lại đây. Đây tiếp tục được hứa hẹn là kênh dẫn vốn quan trọng thúc đẩy TTCK và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp Việt.

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển kể từ khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (sau này được đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM - HOSE) có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000, đến nay thị trường chứng khoán đã có những chuyển biến lớn cả về quy mô và chất lượng sản phẩm.

Năm 2019, TTCK Việt Nam ghi nhận mức tăng điểm cao nhất khu vực Đông Nam Á với quy mô vốn hóa của thị trường tăng mạnh, đạt 4.384 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2018, tương đương 72,6% GDP, với trên 30 doanh nghiệp niêm yết đạt giá trị vốn hoá trên 1 tỷ USD. TTCK Việt Nam đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế.

Sự tăng trưởng mạnh của TTCK Việt Nam có sự đóng góp rất lớn từ dòng vốn ngoại bền bỉ trong suốt hàng chục năm. Theo UBCKNN, năm 2019, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 7.516 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và mua ròng hơn 13.738 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài lên khoảng 36,4 tỷ USD, tăng 11,6% so với cuối năm 2018. Dòng vốn gián tiếp vào ròng ước đạt 2,7 tỷ USD, tương đương năm 2018, thể hiện sự đánh giá lạc quan của cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài đối với TTCK Việt Nam.

ti-truong-chung-khoan

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục nhận được sự ưu ái của nhà đầu tư ngoại khi Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19

Năm 2019, số lượng tài khoản của nhà đầu tư tiếp tục gia tăng, đạt hơn 2,36 triệu tài khoản, tăng 8,1% so với cuối năm 2018, trong đó số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tăng 12,8%.

Tính đến cuối tháng 11/2019, tổng số lượng mã số giao dịch đang hoạt động là 32.762, trong đó có 28.239 cho nhà đầu tư cá nhân và 4.523 cho nhà đầu tư tổ chức, tăng 11,2 % về số tổ chức và 14,2% về số cá nhân so với cùng kỳ năm 2018.

Ông Don Lam – Tổng giám đốc VinaCapital cho biết, yếu tố khiến nhà đầu tư ngoại muốn tìm cơ hội ở Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, giá trị đồng nội tệ biến động không đáng kể so với một số thị trường khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia…

Theo thống kê của VinaCapital, các cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX đang được định giá thấp hơn khá nhiều so với sàn HOSE. Cụ thể, các doanh nghiệp trên HOSE có chỉ số P/E bình quân 16,7 lần, còn sàn HNX chỉ đạt 7,3 lần.

Tuy vậy, so với giá trị vốn hóa thì thanh khoản của sàn HNX lại cao gấp đôi sàn HOSE, lần lượt ở mức 0,2% và 0,1%/ngày.

Đáng chú ý, tỷ lệ sở hữu bình quân của khối ngoại tại HNX là 16,4%, trong khi tại HOSE là 24,7%. Điều này cho thấy khối các nhà đầu tư nước ngoài mới chỉ chú trọng vào các doanh nghiệp trên HOSE, chưa khai phá cơ hội ở khối doanh nghiệp niêm yết vừa và nhỏ.

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cho rằng, thực tế, vốn ngoại rất “mênh mông” nhưng các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư không phải vì cổ phiếu mà là đặt cược vào chính những người điều hành công ty. Do đó, khả năng lãnh đạo, minh bạch thông tin là điều mà khối ngoại soi xét rất kỹ.

Trong khi đó, rất ít doanh nghiệp vốn hóa vừa và nhỏ đáp ứng được tiêu chuẩn này. Có một nhà quản lý quỹ tại Việt Nam đã từng chia sẻ rằng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đưa ra câu hỏi về việc tại sao nợ xấu ở Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng nhưng không ai chịu trách nhiệm? Do không có giải thích thỏa đáng nên nhiều nhà đầu tư ngoại rất dè dặt đổ vốn vào thị trường.

Bởi vậy, bên cạnh yếu tố đầu tiên là sự ổn định và tăng trưởng cao của nền kinh tế vĩ mô, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ngoài việc thúc các doanh nghiệp đại chúng lên sàn còn phải giám sát các doanh nghiệp minh bạch và quản trị theo quy chuẩn pháp luật, để tăng sức hấp dẫn dòng vốn đầu tư.

Thách thức từ dịch bệnh COVID-19

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới kinh tế, chính trị toàn cầu, dòng vốn đầu tư vào TCTK Việt Nam đầu năm 2020 có sự sụt giảm. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm, khối ngoại mua vào 46.290 tỷ đồng, nhưng bán ra 62.480 tỷ đồng. Con số mua vào (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…) trên TTCK 4 tháng đầu năm nay tương đương 2,1 tỷ USD, nằm trong tổng số 2,5 USD mà vốn ngoại góp vốn, mua cổ phần (thống kê trên TTCK chỉ dành cho các doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp có cổ phiếu giao dịch trên sàn UPCOM, không tính đến các doanh nghiệp ngoài sàn). Xét riêng về giá trị đầu tư gián tiếp, 4 tháng đầu năm nay, vốn ngoại giảm tới 65,3% so với cùng kỳ 2019.

Việc nhà đầu tư nước ngoài rút vốn là xu hướng chung của nhiều TTCK thế giới trong bối cảnh đại dịch gây nên nỗi lo sợ trên toàn cầu.

Dự báo từ cơ quan quản lý TTCK cũng cho rằng, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên bình diện quốc tế thì khả năng một số nhà đầu tư trung và dài hạn cũng có thể rút vốn cả trên thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu.

Mức rút vốn kể cả trong kịch bản xấu, có thể vẫn chưa gây sức ép lên dự trữ ngoại hối, nhưng nếu xảy ra tình huống nhà đầu tư bán dồn dập vào một thời điểm ngắn thì sức cầu trong nước sẽ khó hấp thụ, hệ lụy có thể làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán.

Bên cạnh các giải pháp khôi phục lại nền sản xuất trong nước, diễn biến vốn ngoại vào ít, rút ra nhiều như trên khiến nhiều ý kiến từ thị trường cho rằng, Chính phủ cần có sự quan tâm và có giải pháp chính sách, có thông điệp để giữ chân dòng vốn ngoại ở lại với doanh nghiệp Việt Nam.

Dòng vốn này không chỉ cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp, mà còn có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện chất lượng quản trị, mở rộng thị trường, hòa nhập nhanh hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Một tin vui mới đây, theo Bloomberg, các nhà quản lý quỹ toàn cầu đang bắt đầu quay trở lại với cổ phiếu của Việt Nam khi Việt nam đang nổi lên sau thành công kiểm soát được đại dịch COVID-19.

Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại tại thị trường Việt Nam trong tháng 6, là tháng mua ròng đầu tiên tiên kể từ tháng 1/2020.

Theo Bloomberg, một trong những yếu tố kích thích dòng vốn ngoại trở lại với chứng khoán Việt Nam là đồng nội tệ ổn định và căng thẳng leo thang giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới giúp thúc đẩy sự quan tâm lớn đến Việt Nam như một sự thay thế trong chuỗi cung ứng rẻ hơn so với Trung Quốc.

Ông Andrew Brudenell, nhà quản lý quỹ tại Ashmore thì cho biết: "Hành động quyết liệt của Chính phủ đối với COVID-19 và sau đó là sự tăng tốc đầu tư của Chính phủ là tín hiệu tích cực đối với kinh tế Việt Nam”.

  • Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Doanh nghiệp xi măng chưa thoát khó

Nhiều doanh nghiệp xi măng tiếp tục báo lỗ trong kỳ BCTC quý III/2024, do ảnh hưởng từ sự trầm lắng của thị trường bất động sản trong nước, xuất khẩu khó khăn...

Tài chính - 12/11/2024 06:47

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Dòng tiền phân hóa mạnh, cổ phiếu logistics nổi sóng

Trong khi nhóm ngân hàng giao dịch kém tích cực và gia tăng sức ép lên thị trường chung, thì các cổ phiếu công nghệ và logistics nổi sóng lớn trong phiên 11/11.

Tài chính - 11/11/2024 15:26

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Tín dụng tăng hơn 146.500 tỷ đồng trong tháng 10

Đến ngày 31/10/2024, tín dụng tăng 10,08% so với cuối năm 2023 và tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nếu so sánh với cuối tháng 9, tín dụng đã tăng 1,08% trong tháng 10, tương ứng tăng hơn 146.500 tỷ đồng.

Tài chính - 11/11/2024 07:40

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Gói kích thích kinh tế vĩ mô lớn của Trung Quốc và những tác động tới Việt Nam

Với vai trò là đối tác chiến lược toàn diện và là đối tác lớn thứ hai của Trung Quốc trong khối ASEAN, nền kinh tế Việt Nam sẽ có những tác động nhất định từ gói kích thích kinh tế của Trung Quốc.

Tài chính - 11/11/2024 07:00

Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á

Những thương vụ nội bộ của hệ sinh thái Kiến Á

Không dừng lại ở vai trò chủ đầu tư/nhà phát triển dự án, sợi dây liên hệ giữa nhóm Vĩnh Phú và Kiến Á còn thể hiện ở loạt giao dịch chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng hợp tác đầu tư, góp vốn…

Tài chính - 11/11/2024 07:00

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Trái chiều lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước miền Trung

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành nước ở miền Trung ghi nhận sự phân hóa trong quý III/2024, trong đó có không ít doanh nghiệp đã về đích lợi nhuận chỉ sau 9 tháng đầu năm 2024.

Tài chính - 10/11/2024 09:40

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Minh bạch thông tin là điều kiện then chốt để giữ vững niềm tin trên thị trường chứng khoán

Việc công bố thông tin và minh bạch hoạt động của doanh nghiệp là điều kiện then chốt để duy trì niềm tin thị trường, góp phần vào sự vận hành thị trường hiệu quả, công bằng và phát triển bền vững

Tài chính - 09/11/2024 13:44

Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu

Doanh nghiệp bất động sản từng bước mua lại trái phiếu

Hoạt động phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn đang diễn ra sôi động, tập trung vào nhóm bất động sản.

Tài chính - 09/11/2024 13:39

Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?

Ngành ngân hàng Mỹ hưởng lợi sau bầu cử?

Ngành ngân hàng Mỹ được dự đoán sẽ hưởng lợi lớn khi cựu Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Tài chính - 09/11/2024 13:38

Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding

Lãnh đạo VSDC: Cơ chế CCP mới là giải pháp căn cơ xử lý 'nút thắt' Prefunding

Thông tư 68 là giải pháp kỹ thuật xử lý vấn đề Prefunding cho khối ngoại. Tuy nhiên cơ chế CCP (mô hình thanh toán, bù trừ) mới là yếu tố căn cơ để giải quyết vấn đề này.

Tài chính - 09/11/2024 13:37

Yến sào Khánh Hòa điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2024 do bão Yagi

Yến sào Khánh Hòa điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2024 do bão Yagi

Yến sào Khánh Hòa muốn điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 do suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao, vấn nạn hàng giả, hàng nhái và tình hình kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi.

Tài chính - 09/11/2024 06:30

3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500

3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500

Agribank, BIDV và Vietinbank là 3 ngân hàng nằm trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024. Trong Top 10 Bảng xếp hạng VNR500 năm 2024 đối với doanh nghiệp tư nhân cũng chỉ có 3 ngân hàng là VPBank, Techcombank và Sacombank.

Tài chính - 08/11/2024 16:20

Cổ phiếu công nghệ viễn thông ngược dòng tăng mạnh

Cổ phiếu công nghệ viễn thông ngược dòng tăng mạnh

Điểm sáng thị trường phiên 8/11 là nhóm cổ phiếu công nghệ viễn thông khi hầu như đều tăng mạnh như ABC, MFS, ICT tăng trần, VTK tăng 13,4%, ONE tăng 7,4%,…

Tài chính - 08/11/2024 16:18

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chính sách ưu đãi không chỉ từ vốn tín dụng

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Chính sách ưu đãi không chỉ từ vốn tín dụng

Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai cơ chế tín dụng ưu đãi đối với chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao và mong muốn những chính sách khác được triển khai một cách đồng bộ để tạo ra hiệu ứng tốt hơn.

Tài chính - 08/11/2024 16:10

Giá vàng trong nước tăng trở lại

Giá vàng trong nước tăng trở lại

Giá vàng trong nước tăng trở lại sau khi giá vàng thế giới bật tăng mạnh, vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce.

Tài chính - 08/11/2024 09:54

Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp

Fed giảm lãi suất lần thứ 2 liên tiếp

Đúng như dự báo của thị trường, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất lần thứ hai trong năm nay, với mức 25 điểm cơ bản (0,25%).

Tài chính - 08/11/2024 08:46