Chân dung các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài - Bài 4: Nhìn lại vai trò của dòng vốn ngoại

Nhàđầutư
Sự tăng trưởng và suy giảm của chỉ số chứng khoán Việt gắn bó chặt chẽ với dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài, tới độ một tỷ lệ không nhỏ nhà đầu tư trong nước "đánh" cổ phiếu theo các quỹ ngoại.
NHÂN TÂM
28, Tháng 08, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Sự tăng trưởng và suy giảm của chỉ số chứng khoán Việt gắn bó chặt chẽ với dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài, tới độ một tỷ lệ không nhỏ nhà đầu tư trong nước "đánh" cổ phiếu theo các quỹ ngoại.

nhadautu - dong von ngoai tren TTCK Viet Nam

Dòng vốn ngoại trên TTCK chưa phát huy hết tiềm năng (Ảnh minh họa: Internet)

Nhìn lại trong quá trình hình thành và phát triển của TTCK, dòng vốn ngoại đã có những tác động quan trọng. Năm 2007, khi VN-Index lần đầu đạt ngưỡng 1.000 điểm, khối ngoại đạt giá trị mua ròng kỷ lục với việc mua hơn 402 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị là 12.334 tỷ đồng.

Cho đến khoảng 1 thập niên sau, vào tháng 11/2017, khi VN-Index ở “chân” sóng tăng trưởng mạnh, cũng chính khối ngoại là yếu tố tác động quan trọng. Thống kê cho thấy, giao dịch nhà đầu tư trong tháng 11/2017 (tính riêng thời điểm đó) trên cả 3 sàn khối này đều lập kỷ lục về giá trị mua ròng. Cụ thể, trên sàn HOSE, khối này đã mua ròng 257,57 triệu đơn vị, giá trị 10.705,52 tỷ đồng; trên sàn HNX mua ròng 17,7 triệu đơn vị, giá trị 359 tỷ đồng và trên sàn UPCoM mua ròng 31,54 triệu đơn vị, giá trị 851,68 tỷ đồng.

Sang tháng 12/2017, nhóm này mua ròng trên tất cả các sàn giao dịch với giá trị 28.000 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và 18,7 ngàn tỷ đồng trái phiếu. Và đến quý I/2018 (giai đoạn VN-Index chuẩn bị “phá đỉnh”, cụ thể là phiên 4/4/2018), khối ngoại mua vào hơn 1,6 tỷ cổ phiếu (khoảng 76.103 tỷ đồng), trong khi bán ra hơn 1,35 tỷ cổ phiếu (khoảng 66.103 tỷ đồng). Tổng khối lượng mua ròng đạt 268,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 10.424 tỷ đồng.

Cho đến khi TTCK suy giảm, cũng gắn liền với cú xoay chiều của khối ngoại. Theo đó, trong tháng 4/2018, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3.000 tỷ đồng.

Đi cùng với sự phát triển của dòng vốn ngoại, lượng tài khoản chứng khoán của nhóm này cũng ngày càng gia tăng. Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, tính đến tháng 6/2007, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 5.000 (chiếm 2,5% tổng số tài khoản) và nắm giữ 25-30% số lượng cổ phiếu niêm yết, thì đến tháng 7/2020, con số này đạt 33.600 tài khoản (trong đó 29.783 tài khoản nhà đầu tư cá nhân và 3.817 tài khoản nhà đầu tư tổ chức), với tổng giá trị giao dịch trong tháng 7/2020 đạt hơn 26,81 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,86% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, do tác động của dịch COVID-19, khối ngoại đã bán ròng gần 4.024 tỷ đồng.

Dòng vốn ngoại chưa phát huy hết được tiềm năng

Dòng vốn ngoại đã có những ảnh hưởng đáng kể tới TTCK Việt Nam, dẫu vậy, vẫn còn đó những điểm nghẽn khiến dòng vốn này chưa đạt được đủ mức tiềm năng như mong muốn.

Nghị định 60/2015 với quy định cho phép sở hữu nhà đầu tư ngoại lên mức tối đa, tùy theo ngành nghề đăng ký kinh doanh, được xem là một bước tiến lớn, kỳ vọng mở cửa tốt hơn thị trường chứng khoán Việt Nam với nhà đầu tư ngoại. Dù vậy, thực tế vẫn chưa được như kỳ vọng.

Trước hết, nguyên nhân chủ quan là nhu cầu của doanh nghiệp niêm yết, cũng như khẩu vị của nhà đầu tư ngoại.

Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thị Việt Hà, Ủy viên chuyên trách Hội đồng quản trị HOSE, một số vướng mắc khác đến từ việc xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nhiều thủ tục; thứ hai là vấn đề liên quan đến tuân thủ Luật Đầu tư 2014 về quy định doanh nghiệp nước ngoài khi sở hữu nhà đầu tư nước ngoài từ 51% vốn điều lệ trở lên; thứ ba là khó khăn trong việc xác định vị trí pháp lý của doanh nghiệp là trong nước hay nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài mua bán cổ phiếu hàng ngày quanh ngưỡng 51% vốn điều lệ.

Do vậy, một số doanh nghiệp Việt dù đã kín room, nhưng không muốn nới nhằm tránh chịu tác động của nhiều quy định, qua đó ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng kinh doanh.

Điều này đã tác động ngược lại với các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài khi họ không thể đầu tư thêm cổ phiếu nhằm gia tăng lợi ích, hoặc bình quân giá quyền do mua phải giá cổ phiếu ở mức cao,….

Trong bối cảnh này, một số giải pháp được đưa ra là mô hình chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (một sản phẩm được đưa vào thị trường Thái Lan từ năm 2000) - NVDR và 2 mô hình cổ phiếu không có quyền biểu quyết (Nhật Bản, Malaysia).

Ở 3 mô hình này, mô hình NVDR được đánh giá là một giải pháp tốt trong bối cảnh hạn chế sở hữu nhà đầu tư tại doanh nghiệp như hiện tại.  

Tuy nhiên, trong trường hợp áp dụng NVDR, điểm quan trọng nhất nằm ở quyền biểu quyết. Theo bà Hà, thông lệ của NVDR của Thái Lan, trong điều lệ có quyền tham dự ĐHĐCĐ nhưng thực tế họ không tham dự và cũng không biểu quyết. Điều này đặt ra vấn đề cho cơ quan quản lý là giả sử tổ chức phát hành 20% NVDR thì tại cuộc họp ĐHĐCĐ, mối tương quan giữa trong nước và nước ngoài là 31% và 49% ảnh hưởng đến các tỷ lệ yêu cầu của Luật doanh nghiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ