CEO Lộc Trời: Nhiều khách hàng lớn sẽ tìm đến Việt Nam từ ‘sóng’ thị trường gạo quốc tế
Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời nhận định qua những biến động của thị trường gạo thế giới, khách hàng quốc tế lớn sẽ tới Việt Nam, sẵn sàng tìm kiếm cơ hội nghiêm túc, lâu dài.
Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, nhận định qua những biến động của thị trường gạo thế giới, khách hàng quốc tế lớn sẽ tới Việt Nam, sẵn sàng tìm kiếm cơ hội nghiêm túc, lâu dài.
Thưa ông, Ấn Độ - quốc gia chiếm đến 40% xuất khẩu gạo toàn cầu, cùng Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất và Nga lần lượt cấm xuất khẩu gạo, vì sao như vậy?
Ông Nguyễn Duy Thuận: Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo không ổn định dù chiếm hơn 40% tổng sản lượng toàn cầu. Trong vòng 3 năm trở lại đây, Ấn Độ đã hai lần ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng gạo. Động thái này nhằm hạn chế tình trạng lạm phát trong nước đối với giá lương thực, ngũ cốc cũng như đảm bảo an ninh lương thực cho 1,4 tỷ người ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Đối với Nga, tác động của chiến tranh, thiên tai (hạn hán, mưa lũ) cũng dấy lên lo ngại thiếu hụt sản lượng, lệnh cấm xuất khẩu nhằm đảm bảo an ninh lương thực cũng như bình ổn giá lúa gạo và nhiều loại ngũ cốc lương thực tại quốc gia này.
Đối với UAE, nước này nhập khẩu gần 90% lượng lương thực tiêu thụ trong nước, do đó, lệnh cấm này nhằm tạm thời đảm bảo nguồn cung trong nước.
Việc Ấn Độ và một số quốc gia khác cấm xuất khẩu gạo tác động ra sao đến thị trường thế giới và hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam?
Ông Nguyễn Duy Thuận: Những lệnh cấm xuất khẩu mà chúng ta nhìn thấy không ảnh hưởng đến tình hình lúa gạo ở châu Á và châu Phi. Các nước cấm xuất khẩu gạo chủ yếu nhằm bảo vệ thị trường nội địa.
Riêng đối với Việt Nam, chúng ta có khả năng bán được nhiều gạo hơn dựa trên diện tích lúa có thể tăng, đặc biệt là vụ thu - đông này. Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến tăng thêm 50.000-60.000 hecta lúa và sẽ thêm được 100.000-150.000 tấn gạo xuất khẩu ra trường quốc tế.
Theo tôi, đây là dịp để Việt Nam khẳng định một lần nữa sự vững chắc và bền vững của lúa gạo Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp trước những những diễn biến của thị trường thế giới. Theo ông, điều trên có đúng không và những cơ hội đó là gì? Cơ hội có đi kèm với thách thức trong xuất khẩu không?
Ông Nguyễn Duy Thuận: Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội trước những biến động của thị trường gạo thế giới. Giá gạo đang tăng rất cao và đây là lần tăng cao nhất so với kỷ lục là năm 2008. Lần này việc giá gạo tăng dự kiến sẽ kéo dài hơn vì nhu cầu trên thị trường bị thiếu hụt so với nguồn cung, đặc biệt là các loại gạo cao cấp mà Việt Nam và Thái Lan đang sản xuất.
Với nhu cầu này, hiện nay, Việt Nam khẳng định có thể xuất khẩu gạo ổn định, liên tục và đạt chất lượng theo yêu cầu. Đây cũng là lúc chúng ta nhận thấy rằng những khách hàng quốc tế mua những lô lớn và ổn định sẽ kiếm tới Việt Nam, sẵn sàng tìm kiếm cơ hội nghiêm túc, lâu dài và sẵn sàng cùng với Việt Nam để tạo ra nguồn cung ổn định trên thế giới.
Bên cạnh cơ hôi, Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức.
Thứ nhất, giá thị trường quốc tế phụ thuộc vào nguồn cung cấp chung, chủ yếu là 3 nước Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, gần như chỉ có Việt Nam và Thái Lan là có nguồn cung ổn định trong nhiều năm qua. Khách hàng lớn luôn muốn có giá ổn định và Lộc Trời đang tìm kiếm phương thức hợp tác đảm bảo giá bán ổn định trong thời gian dài.
Thách thức thứ hai là đảm bảo được sự cam kết của nông dân khi có sự thay đổi về giá lúa trên thị trường vì Lộc Trời đang cung cấp toàn bộ tín dụng cho bà con nông dân sản xuất trong suốt vụ.
Thách thức thứ ba là doanh nghiệp thiếu nguồn vốn tín dụng để thu múa lúa từ nông dân, mặc dù nguồn cung từ sản xuất lúa tươi của nông dân ổn định và có xu hướng tăng thêm 100.000 tấn.
Theo ông, doanh nghiệp gạo của Việt Nam cần làm gì để có thể tận dụng được thời cơ này?
Ông Nguyễn Duy Thuận: Từ kinh nghiệm của Lộc Trời, để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp có thể tận dụng để phát huy lợi thế thông qua các hoạt động sau.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần mở rộng vùng trồng để tăng sản lượng cho xuất khẩu, xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo cung ứng đầy đủ, theo tiến độ mùa vụ nguồn giống, thuốc, phân, dịch vụ nông nghiệp và bao tiêu đầu ra cho bà con nông dân.
Thứ hai, doanh nghiệp cần đa dạng chủng loại gạo phù hợp thị trường quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn xuất gạo vào các thị trường cao cấp như EU, Mỹ, Canada, Australia.
Thứ ba, doanh nghiệp cần phát triển gạo chất lượng cao yêu cầu nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vận hành tốt các hệ thống quản lý chất lượng như SMETA, BRCGS, FSMA, HACC để xây dựng thương hiệu gạo trên thế giới.
Là một doanh nghiệp lớn trong ngành lúa gạo với doanh thu từ mặt hàng này là hơn 4.200 tỷ đồng, chiếm 67% tổng doanh thu của Lộc Trời trong quý II nay, Tập đoàn phản ứng ra sao trước diễn biến của thị trường?
Ông Nguyễn Duy Thuận: Lộc Trời luôn chuẩn bị cho các trường hợp biến động của thị trường và có đủ lượng hàng trong kho để sẵn sàng cho các đơn hàng đã ký kết. Tới thời điểm này, lượng hàng trong kho của Lộc Trời là 200.000 tấn gạo và chúng tôi đã có những hợp đồng mới để sẵn sàng xuất khẩu từ bây giờ đến giữa tháng 11/2023.
Lúa hè thu và thu đông trong vùng nguyên liệu Lộc Trời gia công, hợp tác với bà con nông dân đã sẵn sàng để thu hoạch. Trong thời điểm này, Lộc Trời đang thu về 50-70 tỷ tiền lúa mỗi ngày và lượng lúa này tiếp tục về đều đặn trong suốt vụ thụ đông đến giữa tháng 11/2023.
Nửa đầu năm, lợi nhuận của công ty đạt 343 tỷ đồng, tăng 147% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 86% kế hoạch đề ra. Đâu là yếu tố giúp lợi nhuận của Lộc Trời đạt được kết quả trên?
Ông Nguyễn Duy Thuận: Việc sở hữu chuỗi giá trị hoàn thiện từ nghiên cứu tới xuất khẩu gạo đã mở ra nhiều cơ hội cho Tập đoàn Lộc Trời khi nhu cầu và giá gạo thế giới tăng cao trong năm 2023. Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng không ngừng trong quy mô sản xuất, kinh doanh, tập đoàn Lộc Trời đã chủ động đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới quan hệ đối tác, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số.
Về nguồn nhân lực, để đảm bảo năng lực tổ chức sản xuất lớn, cung ứng trên 2 triệu tấn gạo mỗi năm cho thị trường, xuất khẩu gạo đến hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới, Lộc Trời đã xây dựng đội ngũ hơn 3.400 cán bộ, nhân viên.
Về cơ sở hạ tầng, tập đoàn đầu tư phát triển hệ thống 16 nhà máy sản xuất sở hữu và liên kết (giống, phân, thuốc, gạo); đầu tư trên 270 máy nông nghiệp nhằm tăng cường hoạt động cơ giới hóa đồng bộ tại 1 triệu ha vùng nguyên liệu. Tập đoàn có gần 200 thiết bị bay không người lái để sả giống/phân, phun thuốc bảo vệ thực vật hỗ trợ bà con nông dân quản lý mùa vụ hiệu quả.
Về chuyển đổi số, trong các hoạt động quản trị, vận hành sản xuất, kinh doanh, Lộc Trời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số, áp dụng công nghệ để tăng năng suất, giảm sức lao động.
Lộc Trời đã mua lại Lộc Nhân. Vậy vai trò của Công ty CP Lương thực Lộc Nhân trong hệ sinh thái của Lộc Trời là gì? Vì sao Lộc Trời lại mua Lộc Nhân?
Ông Nguyễn Duy Thuận: Lộc Trời kết nạp Lộc Nhân vào hệ sinh thái nông nghiệp tập đoàn nhằm tăng cường năng lực sản xuất lúa gạo cho ngành Nông sản của Lộc Trời, ngành chiếm đến hơn 70% tổng doanh thu (năm 2022), cũng như mở rộng mạng lưới đối tác mua hàng lúa gạo.
Theo đó, tổng số nhà máy gạo đã tăng từ 5 lên 8 nhà máy với công suất sấy lúa tươi đạt 10.000 tấn/ngày.
Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp gạo, trong đó cổ phiếu Lộc Trời tăng khoảng hơn 50% so với đầu năm nay. Lộc Trời được hưởng lợi như thế nào trước sức nóng của giá cổ phiếu?
Ông Nguyễn Duy Thuận: Giá cổ phiếu tăng thì cổ đông có lợi, công ty chỉ nhận thêm hình ảnh tích cực về hiệu quả hoạt động.
Thưa ông, tình hình đơn hàng của Lộc Trời hiện nay ra sao?
Ông Nguyễn Duy Thuận: Lộc Trời có nhận nhiều đơn hàng tăng đột biến, tuy nhiên Lộc Trời chỉ đang thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng, sản lượng, chất lượng theo như đã cam kết với các đối tác.
Chiến lược của Lộc Trời ra sao trước những biến động của thị trường?
Ông Nguyễn Duy Thuận: Lộc Trời có chiến lược rõ ràng trong việc phát triển kinh tế lúa gạo, trên cơ sở xác định thị trường tiêu thụ chính, sau đó quy hoạch vùng trồng phù hợp. Tập đoàn cũng nghiên cứu và xây dựng quy trình canh tác, huấn luyện nông dân thực hành đúng, chế biến theo tiêu chuẩn đã đăng ký và xuất hàng đến đúng thị trường đã ký bán từ trước vụ.
Lộc Trời thực hiện các cam kết về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe nông dân trồng lúa, hỗ trợ tài chính và dịch vụ cơ giới hóa, tuân thủ các qui định và hướng dẫn về canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính.
Bên cạnh đó, Lộc Trời hàng năm có phần ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học để luôn có được những giải pháp mới nhất cho nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu thị trường. Lộc Trời hợp tác cùng bà con nông dân triển khai các qui trình mới, kỹ thuật mới.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã cổ phiếu LTG - sàn UPCoM) vừa thông qua phương án trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu LTG sẽ được nhận thêm 25 cổ phiếu mới. Đây là loại cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy với 80,6 triệu cổ phiếu LTG đang được lưu hành trên thị trường, Tập đoàn Lộc Trời dự kiến sẽ phát hành thêm gần 20,15 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức năm 2022. Thời gian thực hiện đợt trả cổ tức này dự kiến diễn ra trong năm nay sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Tính từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu LTG tăng khoảng 55% và hiện đang ở quanh mức 37.000 đồng/cổ phiếu. Đà đi lên của cổ phiếu LTG diễn ra trong bối cảnh Tập đoàn Lộc Trời được hưởng lợi từ giá gạo, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng cao.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa
Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.
Đầu tư - 19/11/2024 11:21
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.
Đầu tư - 19/11/2024 06:30
Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ
Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.
Đầu tư - 19/11/2024 06:00
4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư
Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.
Đầu tư - 18/11/2024 18:22
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.
Đầu tư - 18/11/2024 18:21
Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).
Đầu tư - 18/11/2024 15:43
Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?
Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.
Đầu tư - 18/11/2024 14:49
Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.
Bất động sản - 18/11/2024 14:26
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.
Đầu tư - 18/11/2024 10:32
Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam
(ĐTCK) Theo KBSV, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo thêm động lực cho các công ty lớn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm rủi ro.
Đầu tư - 18/11/2024 10:27
Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND về quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
Đầu tư - 18/11/2024 09:59
Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão
Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh với con số ước tính lên tới 28.000 tỷ đồng, tương đương một nửa ngân sách thu được của toàn tỉnh năm 2023. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ để vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% trong năm 2024.
Đầu tư - 18/11/2024 07:00
Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do hoạt động không hiệu quả.
Đầu tư - 17/11/2024 15:25
Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt
Trong một thập kỷ qua, Quỹ Vì tầm vóc Việt (Quỹ VTVV - tên viết tắt tiếng Anh là VSF) đã chứng minh khả năng kết nối và huy động sức mạnh cộng đồng để tạo nên những thay đổi tích cực, bền vững cho xã hội.
Đầu tư - 17/11/2024 13:22
Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm
Sau nửa năm tương đối im ắng, thị trường văn phòng quý 3/2024 có những chuyển biến tích cực cả về nhu cầu, nguồn cung và công suất, tuy nhiên giá thuê vẫn giảm nhẹ.
Đầu tư - 17/11/2024 13:20
Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore
Nhà máy sản xuất sản phẩm thời trang TnB Việt Nam có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ cho ra thị trường 7 triệu sản phẩm/năm.
Đầu tư - 17/11/2024 08:52
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 2 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago