CEO eiindustrial.com: Tham vọng đem lại trải nghiệm 'thu mua số hoá' cho doanh nghiệp sản xuất
"Thời điểm mới thành lập công ty chưa phải là công ty công nghệ mà công ty thương mại với sản phẩm đèn LED. Sau đó, phát triển công nghệ phần cứng về kho tự động, robot trong nhà máy… rồi mới phát triển sàn thương mại điện tử B2B công nghiệp hàng đầu Việt Nam như hiện nay", CEO Hồ Phi Ân chia sẻ.
Ra mắt vào năm 2020, EI Industrial là một nền tảng thương mại điện tử B2B nhằm mục đích đẩy mạnh số hóa quy trình thu mua tại Việt Nam. EI Industrial đang phục vụ hơn 500 khách hàng tại Việt Nam, phần lớn là các tập đoàn sản xuất lớn, bao gồm các công ty toàn cầu như: Esquel Group, Heineken, Toshiba, Olam, Aqua, Oishi, Wahl và Central Group.
El Industrial cũng làm việc với hơn 300 nhà bán để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng tăng, đơn cử như: Schneider Electric, Bosch, Honeywell và 3M. Công ty đang tiếp nhận và mở gian hàng cho hàng trăm nhà bán mới với 20 ngành hàng hiện hữu, cùng mục tiêu đạt số lượng sản phẩm (SKUs) trên 1 triệu vào cuối năm 2021.
Số tiền đầu tư này sẽ được sử dụng để đầu tư nhằm xây dựng một nền tảng công nghệ nhanh hơn và thân thiện với người dùng hơn, cũng như mở rộng đội ngũ bán hàng, marketing và công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng.
Nhadautu.vn đã có buổi trò chuyện với Nhà sáng lập kiêm CEO của EI Industrial Hồ Phi Ân để hiểu rõ hơn về câu chuyện chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022.

Nhà sáng lập kiêm CEO của EI Industrial Hồ Phi Ân. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Từ doanh nghiệp thương mại truyền thống chuyển mình thành đơn vị thương mại điện tử và nhận được sự quan tâm của các quỹ ngoại trong thời gian ngắn, ông có nghĩ đây là yếu tố may mắn không?
CEO Hồ Phi Ân: Từ hồi đầu mới thành lập công ty vào năm 2019, công ty chưa phải là công ty công nghệ mà là công ty thương mại với sản phẩm là đèn LED. Sau đó, công ty phát triển công nghệ phần cứng về kho tự động, robot trong nhà máy…
Những ngày đầu tiên bắt đầu gọi vốn là từ những người xung quanh, bạn bè và đối tác đã biết từ lâu. Đến đầu năm 2020 - thời điểm dịch COVID-19 căng thẳng, công ty bắt đầu đưa mô hình đi gọi vốn ở các quỹ đầu tư mạo hiểm. Lúc này những kiến thức, kinh nghiệm của mình về quỹ đầu tư mạo hiểm là con số 0 hoặc có biết chỉ qua truyền thông, báo chí. Nhưng thực tế giữa kiến thức với thực tế lại khác nhau hoàn toàn.
Khi đưa mô hình của công ty đến với các quỹ đầu tư mạo hiểm thì họ đều lắc đầu vì mô hình mà công ty định hướng phát triển chưa thực sự rõ ràng. Mô hình ban đầu của công ty thiếu một điểm rất quan trọng, đó là không thể tăng trưởng theo quy mô lớn trong thời gian ngắn được.
Tuy nhiên, tôi vẫn nhận thấy mô hình lúc đó của công ty vẫn có thể phát triển theo mô hình của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), tức là, "lấy mỡ nó rán nó" - cứ làm đến khi thu về lợi nhuận rồi lại tiếp tục phát triển từ từ. Dẫu vậy, muốn phát triển công ty quy mô hay nói một cách tham vọng là công ty hàng trăm triệu, hàng tỷ USD thì thực sự rất khó. Bằng chứng là những người bạn của tôi cũng phát triển theo mô hình truyền thống đó thì phải mất đến 10 năm mới đạt được con số 100 tỷ đồng.
Nếu tôi cũng làm như vậy thì cũng sẽ như họ. Nhưng tôi có tham vọng lớn hơn rất nhiều và vì thế buộc phải thay đổi. Cuối tháng 6/2020, công ty thay đổi mô hình sang thương mại điện tử cho ngành sản xuất. Ý tưởng này có ngay từ thời điểm thành lập công ty ban đầu nhưng chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, nghiên cứu. Đến tháng 7/2020, công ty tham gia vào quỹ tăng tốc khởi nghiệp của Canada (Zonestartups). Đây là bước tiến để giúp tôi định hình giữa cách vận hành một doanh nghiệp SME và vận hành, khởi tạo một doanh nghiệp công nghệ khác nhau hoàn toàn.
Thông thường ở Việt Nam, có nhiều cách để bắt đầu một công ty startup. Ví dụ như bạn có ít kinh nghiệm, đội ngũ chưa có thì có thể vào lồng ấp, sau đó lên ý tưởng, có sản phẩm sơ sơ rồi thì tham gia vào các quỹ đầu tăng tốc khởi nghiệp để giúp định hình nhanh hơn.
Thời điểm mới vào Zone Startup, công ty tiến bộ rất là nhanh, rồi đến tháng 10/2020, mình ra mắt website thương mại điện tử đầu tiên. Trong quá trình này, mình cũng làm việc lại với các quỹ đầu tư đã từ chối mình trước đó thì họ tỏ ra bất ngờ với sự tiến bộ, thay đổi của công ty. Một trong số các quỹ đầu tư đó đã quyết định đầu tư cho công ty vào đầu năm 2021.
Đây là hành trình ngắn gọn mà mình đã đi gọi vốn như thế nào, may mắn cũng một phần nhưng đó còn là nỗ lực của cả đội ngũ sáng lập.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam có mô hình tương tự như EI Industrial đang gọi vốn như thế nào?
CEO Hồ Phi Ân: Theo góc nhìn của cá nhân tôi, mô hình của một số công ty mang tính công nghệ số hầu hết đều nghĩ ngay đến quỹ đầu tư mạo hiểm. Những nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư cho các công ty công nghệ. Bởi các công ty này tăng trưởng rất nhanh trong thời gian rất ngắn. Ngày xưa có thể mất 10 năm để trở thành công ty tỷ USD nhưng hiện nay chỉ mất khoảng 5 năm, thậm chí là ngắn hơn cũng có.
Mô hình tiếp theo là những công ty mang hơi hướng truyền thống cũng áp dụng công nghệ trong việc vận hành để tối ưu thì thường tìm đến những quỹ đầu tư vốn cổ phần. Họ sẽ đầu tư vào đó để lấy cổ phần rất là lớn. Thông thường những công ty này đã có mặt trên thị trường một khoảng thời gian nhất định, đã sinh lời, có thị phần và có tên tuổi.
Một loại mô hình nữa là khởi nghiệp từ bán buôn, bán lẻ, thời trang… thì gọi vốn từ gia đình, bạn bè hoặc vốn vay.
Nhìn chung, đối với doanh nghiệp như EI Industrial phần lớn sẽ gọi vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài. Những nhà đầu tư nước ngoài họ đã có kinh nghiệm với nhiều mô hình startup khác nhau và thường định giá công ty cao hơn, giá trị đầu tư thường cao hơn vốn đầu tư mạo hiểm trong nước bởi những mô hình này còn khá mới với các quỹ trong nước.
Các quỹ đầu tư nước ngoài đóng vài trò như thế nào trong quá trình phát triển của EI Industrial?
CEO Hồ Phi Ân: Thực ra, thời gian đầu tôi không có nhiều sự lựa chọn. Thời gian đầu tôi lên danh sách 100 quỹ đầu tư ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Sau đó, lựa ra được 50 quỹ đầu tư phù hợp với ngành của công ty bởi các quỹ đầu tư cũng tùy từng ngành họ mới đầu tư, chứ không phải tất cả. Tôi tiếp cận và làm việc với các nhà đầu tư trong nước nhưng mô hình của tôi quá mới trên thị trường nên họ cân nhắc chưa rót vốn vào. Tuy nhiên, với các quỹ đầu tư nước ngoài, họ đã từng đầu tư cho các mô hình khác ở Ấn Độ, Indonesia… cùng lĩnh vực và đã thành công. Do đó, mô hình công ty của tôi cũng quen thuộc hơn với họ.
Bên cạnh đó, thế mạnh của tôi là đã từng làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia nên phong cách làm việc phù hợp với môi trường quốc tế. Điều này giúp tôi dễ dàng tiếp cận cũng như làm việc với các quỹ đầu tư nước ngoài. Hiện tại, El Industrial được góp 670.000 USD từ Công ty đầu tư mạo hiểm Cocoon Capital với sự tham gia của BEENEXT.
Ở Việt Nam, các quỹ đầu tư muốn đầu tư mô hình như El Industrial cũng rất ít, xu hướng họ quan tâm nhiều đến Blockchain hoặc xu hướng khác. Còn các quỹ đầu tư nước ngoài lại quan tâm nhiều hơn đến mô hình như El Industrial.
Thương mại điện tử cần nhiều nguồn lực để thay đổi thói quen, ông có kế hoạch gọi vốn trong năm 2022 của EI Industrial?
CEO Hồ Phi Ân: Hiện nay, đang có hơn 30 quỹ đầu tư khắp trên thế giới, từ châu Âu đến Đông Nam Á cũng đang làm việc EI Industrial cho vòng gọi vốn tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng và các con số trong năm 2021 của EI Industrial khá là đẹp dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Công ty cũng đã hình thành những nhân sự cốt cán và cũng đang có kế hoạch gọi vốn cho năm 2022 với nhiều sự lựa chọn.
EI Industrial cũng đã đưa ra một số ưu tiên và sắp tới sẽ họp HĐQT để chính thức chốt phương án. Các thương vụ gọi vốn này chắc chắn là giúp chúng tôi rất nhiều trong việc định hình lại việc mua bán trong B2B ở Việt Nam trong thời gian tới.
Ông đánh giá như thế nào về thị trường M&A và thị trường rót vốn các doanh nghiệp công nghệ?
CEO Hồ Phi Ân: Các quỹ đầu tư nước ngoài rót vào các công ty công nghệ ở Việt Nam đang tăng khủng khiếp, đâu đó chỉ sau Indonesia. Chắc chắn, Việt Nam là ngôi sao đang lên và sắp tới sẽ vượt qua các nước khác.
Lý do đầu tiên là Việt Nam có lợi thế lớn về CNTT khi mà thế hệ kỹ sư gần đây rất xuất sắc. Nhiều công ty ở trong khu vực Đông Nam Á vẫn tuyển dụng các kỹ sư của Việt Nam. Tiếp theo, trải qua đợt dịch COVID-19, cả thế giới cũng có thể thấy sức mạnh kinh tế của Việt Nam cũng như việc đoàn kết của toàn dân để vượt qua giai đoạn khó khăn. Tăng trưởng kinh tế dương là tạo ra nhiều thuận lợi cho việc phát triển các công ty như mô hình của EI Industrial. Kinh tế số cũng tăng trưởng, trong đó có thương mại điện tử, số hóa và bây giờ xu hướng của các doanh nghiệp là chuyển đổi số từ vận hành, sản xuất kinh doanh cho đến mọi mặt. Nếu không chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể bị tụt hậu.
Dưới góc nhìn của cá nhân tôi, thị trường startup ở Việt Nam sẽ đón nhận nhiều tin vui trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam cũng đang đi tìm cơ hội M&A và rót vốn đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ. Vậy, ông đánh giá như thế nào đối với cuộc cạnh tranh giữa các tập đoàn trong nước và nước ngoài?
CEO Hồ Phi Ân: Năm qua có một vài thương vụ M&A lớn trong ngành công nghệ ở Việt Nam như FPT mua lại Base.vn, mặc dù số tiền không tiết lộ nhưng tôi nghĩ con số bỏ ra không hề nhỏ.
Từ đây, cũng có một vài xu hướng kiểu như là cùng M&A mang tính chiến lược của các doanh nghiệp trong nước để phát triển. Đơn cử như VNG đầu tư 22,5 triệu USD vào Telio để giúp phát triển Zalo Pay.
Thật khó mà dự đoán được tình hình trong thời gian tới sẽ như thế nào nhưng nhìn chung các doanh nghiệp đều muốn tận dụng làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ ở Việt Nam và điều này sẽ tốt cho thị trường.
Các công ty, doanh nghiệp công nghệ nhỏ đang đi gọi vốn và đang muốn các doanh nghiệp khác M&A cần làm gì?
CEO Hồ Phi Ân: Những thành quả EI Industrial còn nhỏ nên tôi không có lời khuyên gì nhiều. Nhưng với các bạn giống như tôi cách đây 1 năm đang chật vật đi tìm nguồn vốn thì hãy cố gắng và đôi khi những lời từ chối lại tốt cho mình. Những lời từ chối giúp mình tìm ra mô hình đúng đắn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thành công phải có sự quyết tâm, quyết liệt của lãnh đạo. Có thể thành công hoặc thất bại nhưng phải làm thì mới tối ưu được cho doanh nghiệp của mình.
Xin cảm ơn ông!
Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn kết hợp cùng NovaGroup tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022" vào lúc 8h30, ngày 11/1/2022 tại Hà Nội (Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số 65 Văn Miếu, phường Văn Miếu, quận Đống Đa).
- Cùng chuyên mục
Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Quảng Nam 'mắc cạn' vì mặt bằng
Thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) có đến 14 khu đất và dự án nhà ở xã hội, song phần lớn đang "mắc cạn" ở khâu giải phóng mặt bằng hoặc dở dang.
Đầu tư - 07/05/2025 15:50
Bất động sản Việt Nam vẫn có thể đứng vững ở nhiệm kỳ 2 của ông Trump
Theo chuyên gia, bất chấp những bất ổn đang diễn ra, thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung vẫn duy trì sự kiên cường.
Đầu tư - 07/05/2025 14:38
Sumitomo được 'bật đèn xanh' xây khu công nghiệp 116 triệu USD
Với dự án sắp được triển khai ở Thanh Hóa, tập đoàn Nhật Bản sẽ mở rộng danh mục bất động sản công nghiệp lên con số 4 trong bối cảnh vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Đầu tư - 07/05/2025 09:36
Quảng Nam có thêm khu công nghiệp hơn 1.433 tỷ đồng
Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng có quy mô 114,78ha, với tổng vốn đầu tư hơn 1.433 tỷ đồng; hoạt động theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành cơ khí.
Đầu tư - 07/05/2025 08:52
Nghệ An chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn
Nghệ An sẽ chủ động tiếp cận, kết nối các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp FDI để kịp thời thu hút dòng vốn đầu tư mới.
Đầu tư - 07/05/2025 08:51
Quý đầu năm 'kém sắc' của các ông lớn xăng dầu
Giá xăng dầu thế giới lao dốc mạnh trong quý đầu năm trước chính sách thuế của Mỹ và xung đột Nga – Ukraina. Lợi nhuận BSR, Petrolimex hay PV OIL đều giảm mạnh.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Mục tiêu tăng trưởng của Quảng Trị gặp thách thức bởi các dự án điện gió chậm tiến độ
Các dự án điện gió chậm tiến độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Quảng Trị, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng ở mức 8% của năm 2025, và hai con số trong các năm tiếp theo.
Đầu tư - 07/05/2025 07:00
Bất chấp 'cú sốc' thuế quan, Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Trước lo ngại thuế quan Mỹ, số liệu thống kê cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư mới 2,84 tỷ USD vào Việt Nam trong tháng 4/2025; vốn thực hiện lên tới 1,78 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ.
Đầu tư thông minh - 07/05/2025 07:00
Nhiều 'ông lớn' bắt tay làm mạng Blockchain của người Việt
Không chỉ là một công nghệ, mạng Blockchain "make in Việt Nam" sẽ là hạ tầng số phi tập trung cho dữ liệu công, dịch vụ công, tài chính số và các ứng dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho kinh tế số Việt Nam.
Công nghệ - 06/05/2025 14:16
Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại 3,8 tỷ USD trong 4 tháng
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu bốn tháng đầu năm 2025, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 123,71 tỷ USD, chiếm tới 88,2%.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Đà Nẵng 'chạy nước rút' giải phóng mặt bằng cho siêu dự án Làng Vân
Cơ quan chức năng sẽ cưỡng chế thu hồi đất theo quy định để làm dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân với các hộ dân quá thời gian thông báo thực hiện đối thoại giải tỏa.
Đầu tư - 06/05/2025 14:10
Bắc Ninh chắc ngôi đầu về thu hút FDI
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2025 ước đạt 6,74 tỷ USD, cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Đầu tư - 06/05/2025 11:58
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản trong dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải những ý kiến phản biện của giới chuyên gia nếu áp dụng thực tế.
Đầu tư - 06/05/2025 10:53
Sumitomo bán 50% vốn công ty sở hữu Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1
Thông tin về bên nhận chuyển nhượng cũng như giá trị của thương vụ này không được Sumitomo công bố do các điều khoản bảo mật.
Đầu tư - 06/05/2025 06:35
Muốn mua nhà ở xã hội tại Bình Định, người ngoại tỉnh phải đáp ứng gì?
Để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại Bình Định, các đối tượng đang đăng ký thường trú nơi khác phải đang làm việc tại tỉnh và thời gian làm việc tại địa phương từ 1 năm trở lên.
Đầu tư - 06/05/2025 06:00
Sản xuất nông nghiệp bền vững: Khoa học và công nghệ phải là 'binh chủng' quan trọng
Lần đầu tiên sau sáp nhập, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) sẽ tổ chức "đại hội" khoa học công nghệ, trong đó xác định để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thì khoa học và công nghệ phải là "binh chủng" quan trọng.
Đầu tư - 05/05/2025 20:34
- Đọc nhiều
-
1
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
2
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
3
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
-
4
Mặt bằng bán lẻ đường phố TP.HCM vẫn 'ế' dù hạ giá thuê
-
5
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago