Chuyển đổi số không thể như 'cá vàng đeo vây cá mập'

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ TT&TT nhấn mạnh chuyển đổi số nếu không xuất phát từ nhận thức, tư duy của người đứng đầu doanh nghiệp thì chỉ như "cá vàng đeo vây cá mập", bộ máy thêm cồng kềnh, gấp đôi công việc lên.
N.THOAN
24, Tháng 12, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ TT&TT nhấn mạnh chuyển đổi số nếu không xuất phát từ nhận thức, tư duy của người đứng đầu doanh nghiệp thì chỉ như "cá vàng đeo vây cá mập", bộ máy thêm cồng kềnh, gấp đôi công việc lên.

nguyen-trong-duong

Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ Thông tin & Truyền thông. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp.

Ngày 23/12, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức diễn đàn “Chuyển đổi số doanh nghiệp – Hiểu đúng, để làm đúng”.

Trao đổi tại diễn đàn, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) khẳng định chuyển đổi số là quá trình không thể đảo ngược, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cách sống, cách làm việc dựa trên công nghệ số không phải chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin.

Đặt vấn đề chuyển đổi số là việc của ai? Đại diện Bộ Thông tin & Truyền thông nhấn mạnh, vai trò của người đứng đầu, lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình định hướng, quyết định, là người chịu trách nhiệm với chuyển đổi số của một cơ quan hay doanh nghiệp. 

Lấy hình ảnh so sánh khá thú vị, ông Đường ví quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp như thầy trò Đường tăng đi lấy Kinh. Đường tăng có thể gần như không làm gì nhưng lại là người định hướng, kiên định với con đường đã chọn dù trên đường đi gặp rất nhiều lực cản, cũng giống như ý chí của một lãnh đạo doanh nghiệp trong chuyển đổi số.

Cùng với đó, chuyển đổi số không phải chỉ là vấn đề công nghệ mà là vấn đề chuyển đổi trong nhận thức, thói quen và quy trình. "Nếu không thể chuyển đổi số trong nhận thức con người thì chuyển đổi số chỉ như "con cá vàng đeo vây con cá mập", nhìn qua tưởng là cá mập nhưng thực tế chỉ thêm vướng víu, gấp đôi công việc phải làm mà không bao giờ bơi được như cá mập", đại diện Bộ Thông tin và truyền thông nói.

Ngoài ra, ông Đường nhấn mạnh, dù chúng ta có làm hay không thì chuyển đổi số vẫn diễn ra nhưng nếu chủ động thì chúng ta sẽ làm chủ còn bị động thì sẽ thành người đi sau, lệ thuộc vào những quốc gia đi trước, người đi trước.

Theo đó, trong giai đoạn khủng hoảng thì không còn là chuyện "cá lớn nuốt cá bé" nữa mà là "cá nhanh nuốt cá chậm". Vì vậy, thời gian là rất quan trọng, thích ứng nhanh, chuyển đổi nhanh thì có thể dẫn đầu, đi trước. COVID đưa tới cơ hội, vượt qua COVID không chỉ để sống sót mà còn để thịnh vượng.

Năm 2020, Bộ TT&TT đã xây dựng Bộ chỉ số chuyển đổi doanh nghiệp với 3 chỉ số thành phần bao gồm chỉ số chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), chỉ số cho doanh nghiệp lớn và chỉ số cho các tập đoàn, tổng công ty.

“Thông qua bộ chỉ số, các doanh nghiệp sẽ có bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số; xác định được đang ở giai đoạn nào, các khâu mạnh yếu theo từng trụ cột; hỗ trợ đưa ra lộ trình, kế hoạch chuyển đổi số phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện. Đồng thời, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp, đưa ra các khuyến nghị về chuyển đổi số cho từng doanh nghiệp”, ông Đường nói.

Theo đại diện Bộ TT&TT, có nhiều nguyên nhân dẫn tới quá trình chuyển đổi số thời gian vừa qua thất bại. Tuy nhiên, vấn đề tuan trọng hơn cả hiện nay là phải có sự đồng thuận, đồng hành của tất cả các đơn vị, doanh nghiệp. Giống như câu nói của Henry Ford: "Nếu tất cả mọi người cùng nhau tiến về phía trước thì thành công sẽ tự nó đến".

nguyen-duc-hai

Ông Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công ty LitCommerce. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp.

Đại diện doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công ty LitCommerce chia sẻ, có nhiều ý kiến cho rằng, rào cản lớn nhất của chuyển đổi số là văn hóa, chứ không phải là công nghệ. Vì công nghệ hiện tại đã tương đối đầy đủ để các doanh nghiệp áp dụng trong lĩnh vực chuyển đổi số nhưng sự sẵn sàng của những người có quyền trực tiếp quản lý doanh nghiệp, sau đó đến sự sẵn sàng của đội ngũ thực thi mới là quan trọng nhất.

“Chúng ta phải có tư duy, thì mới áp dụng được chuyển đổi số. Khi các lãnh đạo nghe về chuyển đổi số ngoài xã hội cũng sốt ruột chuyển đổi số, nhưng không hiểu chuyển đổi số là gì, hoặc nghe cấp dưới, người nào đó tư vấn và áp dụng, nhưng áp dụng không trúng, không có phản biện một cách cặn kẽ vấn đề, để xem chuyển đổi số đó có thực sự phù hợp hay phù hợp đến đâu với doanh nghiệp của mình", ông Hải nói.

Khi áp dụng không đúng, sẽ khiến bộ máy của doanh nghiệp cồng kềnh hơn, nhân sự ở dưới thực thi chuyển đổi số một cách ép buộc. Khi đó, họ sẽ không thể làm tốt và không phát huy được hiệu quả của chuyển đổi số.

Về tư duy trong chuyển đổi số, ông Nguyễn Đức Hải cho biết nên tư duy theo hai hướng là đầu vào và đầu ra. Tức là phải xác định đầu vào cần gì, đầu ra cần gì, sau đó mô hình hóa tất cả các khâu từ nhân sự, CEO, đến marketing và phát triển sản phẩm, quản trị chăm sóc khách hàng... rồi áp dụng chuyển đổi số.

Ông Hải cho rằng, một khâu quan trọng mà các mô hình truyền thống làm rất kém là kiểm soát kết quả của chuyển đổi số đổi. Thông thường ở các doanh nghiệp truyền thống, sếp sẽ giao việc cho nhân viên, bằng giấy, bằng miệng sau đó quên luôn không có người kiểm soát, đến khi nhớ ra thì nhân viên cũng đã bỏ qua không thực hiện. Do đó, chuyển đổi số giúp số hóa luồng công việc và báo cáo chi tiết, đo lường hiệu quả công việc, đo độ hài lòng của khách hàng.

Cũng theo vị doanh nhân, sau khi chuyển đổi số, có một số lợi ích mà chúng ta có thể nhìn thấy rõ là, từ cấp trên xuống cấp dưới, chúng ta hiểu và áp dụng được công nghệ, mà không phải chỉ những người làm công nghệ mới áp dụng được công nghệ. Bên cạnh đó, chuyển đổi số thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp, bằng chứng là cấp lãnh đạo sẽ luôn luôn biết được người cấp dưới mình đang làm gì, làm đến đâu, kiểm soát được các quy trình công việc của từng cấp nhân viên.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ