11, Tháng 05, 2024 | 21:46

Câu chuyện về hai cây cầu và cách Trung Quốc, Ấn Độ tranh giành ảnh hưởng lên Maldives

CHÍ THÀNH
07:15 13/12/2020

Ở trung tâm Ấn Độ Dương, có một cây cầu dài 2,1 km nằm vắt vẻo trên một đảo san hô bình dị, nối thủ đô Malé của Maldives với sân bay quốc tế của đảo quốc này.

Cầu hữu nghị Trung Quốc-Maldives, được xây dựng với khoản kinh phí 200 triệu USD, chủ yếu do Trung Quốc tài trợ, chỉ là một trong số các dự án ngày càng nhiều của Trung Quốc đầu tư vào đảo quốc nhiệt đới Nam Á, vốn là một nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng với các bãi biển đầy cát trắng và nhiều đầm phá tự nhiên màu ngọc lam.

maldives-sinamale-bridge

Hoàn thành năm 2018, cầu hữu nghị Trung Quốc-Maldives là dự án biểu tượng cho sự bùng nổ các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại Maldives. Ảnh Xinhua/Alamy

Nhưng khi các dấu chân của người Trung Quốc ngày càng nhiều tại Maldives, thì nước láng giềng Ấn Độ ngay cạnh đó lại càng cảm thấy bất an, khi khu vực vốn chịu ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ đang bị kéo dần ra khỏi phạm vi quỹ đạo của nước này.

Trong một hành động được nhiều người cho là nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Ấn Độ vào tháng 8 vừa qua đã công bố gói tài chính trị giá 500 triệu USD cho dự án xây dựng cây cầu của nước này cho Maldives.

Được quảng cáo là 'dự án cơ sở hạ tầng dân sự lớn nhất' được xây dựng ở Maldives, cây cầu và đường trên cao có chiều dài tới 6,7 km sẽ nối thủ đô Malé với 3 hòn đảo ở gần đó, và làm lu mờ cây cầu hữu nghị Trung Quốc-Maldives, cả về chiều dài lẫn trị giá xây dựng.

Cuộc chạy đua vào việc đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng chỉ là một minh chứng cho thấy sự leo thang về cạnh tranh địa chính trị đang gia tăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong những tháng gần đây, xung đột đã bùng phát dọc theo các khu vực tranh chấp biên giới giữa hai nước đông dân nhất thế giới trên dãy Himalaya. Căng thẳng cũng gia tăng ở Ấn Độ Dương, nơi mà Ấn Độ đang hết sức cảnh giác với việc Bắc Kinh thâm nhập 'sân sau' của mình.

Dưới thời của vị tổng thống mạnh mẽ Abdulla Yameen, người lên nắm chính quyền vào năm 2013, Maldives đã quay lưng lại với Ấn Độ và xích lại gần Bắc Kinh.

Quần đảo này đã nhận được hàng trăm triệu USD tiền tài trợ của Trung Quốc để phát triển các đảo san hô. Nhưng thất bại bất ngờ trong cuộc bầu cử vào cuối năm 2018 của Yameen đã tạo điều kiện cho Ấn Độ hàn gắn lại quan hệ với đồng minh truyền thống, trong khi quốc đảo này vẫn nợ Trung Quốc khoảng 1,5 tỷ đến 3 tỷ USD.

maldives-yameen-xi-jinping-2017

Cựu Tổng thống Maldives Abdulla Yameen (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau lễ ký kết các văn bản hợp tác tại Bắc Kinh vào năm 2017. Ảnh AFP/Getty Images

"Đối với Ấn Độ, có rất nhiều lo lắng liên quan đến Trung Quốc", Manoj Joshi, thành viên xuất sắc tại Quỹ Nghiên cứu Người quan sát, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại New Delhi, cho biết.

Ông nói thêm: “Maldives quá quan trọng đối với chúng tôi, đơn giản bởi đảo quốc này nằm gần bờ biển phía tây của Ấn Độ. Không có gì Ấn Độ có thể làm ở Maldives để ảnh hưởng đến an ninh của Trung Quốc, nhưng có rất nhiều điều mà Trung Quốc có thể làm ở Maldives để ảnh hưởng đến an ninh của Ấn Độ".

Thay đổi quan hệ

Là một quần đảo với gần 1.200 hòn đảo san hô thấp và ít hơn nửa triệu dân, Maldives là quốc gia châu Á nhỏ nhất cả về diện tích đất liền và dân số. Nhưng nó trải rộng trên một vùng biển quan trọng chiến lược và các tuyến vận tải biển ở Ấn Độ Dương.

Theo một số ước tính, một nửa thương mại bên ngoài và 80% năng lượng nhập khẩu của Ấn Độ vận chuyển qua các tuyến đường biển gần Maldives. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Trung Đông và châu Phi - tính đến năm ngoái chiếm 62% tổng kim ngạch nhập khẩu - cũng đi theo các tuyến đường này.

Với sự gần gũi về địa lý và mối quan hệ lịch sử và kinh tế mạnh mẽ, Ấn Độ là đồng minh thân cận nhất của Maldives trong nhiều thập kỷ. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận Malé sau khi nó giành được độc lập từ tay Anh vào năm 1965.

Ấn Độ cũng giúp Maldives ngăn chặn âm mưu đảo chính chống lại nhà độc tài lâu năm của đất nước Maumoon Abdul Gayoom vào năm 1988, cử lính dù đến giải cứu Gayoom và lập lại trật tự. Và vào năm 2004, Ấn Độ đã điều động ba tàu hải quân để mang hàng viện trợ đến Maldives sau trận sóng thần ở Ấn Độ Dương.

Nhưng các mối quan hệ trở nên rạn nứt sau khi Yameen - một người anh cùng cha khác mẹ của Gayoom - lên nắm quyền vào năm 2013 trong một cuộc bầu cử tranh chấp.

Trong nước, Yameen bị cáo buộc làm xói mòn nền dân chủ non trẻ và mong manh của Maldives, khi ông đàn áp những người bất đồng chính kiến, giành quyền kiểm soát các thể chế nhà nước và bỏ tù các nhà lãnh đạo đối lập.

Về chính sách đối ngoại, nhà lãnh đạo độc tài đã đẩy Malé rời khỏi Delhi và hướng tới Bắc Kinh, thu hút đầu tư của Trung Quốc theo Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) - một chương trình cơ sở hạ tầng toàn cầu trị giá hàng nghìn tỷ USD được công bố ngay trước khi Yameen nhậm chức.

Trước cuối năm 2011, Bắc Kinh thậm chí còn không có đại sứ quán ở Malé. Nhưng nhờ BRI, Maldives đã nổi lên như một "mắt xích quan trọng" trong Con đường tơ lụa trên biển - một tuyến đường biển cổ đại nối Trung Quốc với châu Âu và châu Phi.

Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ Trung Quốc tới đảo quốc này, mở đường cho một loạt dự án đầu tư của Trung Quốc sẽ động thổ trong những năm tiếp theo, bao gồm cả việc mở rộng sân bay quốc tế trị giá 800 triệu USD.

Vào năm 2016, một dự án nhà ở công cộng gồm 7.000 căn hộ trên hòn đảo Hulhumalé đã được bắt đầu gần Malé, và dĩ nhiên, cả cây cầu hữu nghị Trung Quốc-Maldives.

maldives-bridge

Cầu Hữu nghị Trung Quốc-Maldive nối liền đảo Hulhule với đảo Hulhumalé. Ảnh Wires/Alamy

Cây cầu Trung Quốc

Hoàn thành vào năm 2018, cây cầu được Yameen ca ngợi là "cột mốc" trong quan hệ song phương của hai nước.

"Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc, điều đã biến giấc mơ của người dân Maldives thành hiện thực", Yameen nói tại lễ khánh thành cây cầu - một buổi tối có pháo hoa và âm nhạc mà ông đã cử hành với một đặc phái viên do Bắc Kinh cử tới.

Ý tưởng về một cây cầu xuyên biển giữa Malé và đảo sân bay Hulhulé lần đầu tiên được Gayoom công bố như một cam kết tranh cử vào năm 2008, khi ông tìm cách kéo dài ba thập kỷ nắm quyền trong cuộc bầu cử tổng thống tự do đầu tiên của đất nước. Cây cầu sẽ kết nối Malé không chỉ với sân bay mà còn với hòn đảo dân cư liền kề Hulhumalé.

Nằm trong một hòn đảo nhỏ hơn công viên trung tâm của New York, Malé là nơi sinh sống của khoảng 150.000 cư dân - khoảng một phần ba dân số cả nước - khiến nó trở thành một trong những thành phố đông dân nhất trên thế giới.

Gayoom khởi động Hulhumalé, một dự án cải tạo đất khổng lồ, nhằm giảm bớt tình trạng quá tải ở thủ đô vào năm 1997. Hiện đây là nơi sinh sống của 50.000 cư dân và cuối cùng được lên kế hoạch sẽ chứa 240.000 người.

Trong nhiều năm, cách duy nhất để đi giữa hai hòn đảo là bằng phà. Trong thời gian cao điểm đi lại, xếp hàng để đi xe 20 phút từ Hulhumalé đến Malé có thể mất hàng giờ. Tuy nhiên, trong khi một số người Maldives hoan nghênh sự tiện lợi của cây cầu, những người khác lại đặt câu hỏi về tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của nó.

Cây cầu sẽ phải đứng trên những rạn san hô mỏng manh, và những người phản đối lập luận rằng chi phí xây dựng của nó không bao giờ có thể thu hồi được thông qua thu phí.

Cuối cùng, Gayoom không thể xây dựng cây cầu, thua cuộc bầu cử năm 2008 vào tay Mohamed Nasheed, một nhà hoạt động chính trị đã phải ngồi tù một thời gian dài dưới sự cai trị chuyên quyền của Gayoom.

Thay vào đó, chính phủ của Nasheed bắt đầu xây dựng vào năm 2011. Nhưng kế hoạch đó cũng thất bại, và chỉ hai tháng sau khi tuyên bố, Nasheed buộc phải từ chức trong điều mà ông mô tả là một cuộc đảo chính của quân đội và cảnh sát - một tuyên bố sau đó bị bác bỏ bởi một cuộc điều tra do Khối thịnh vượng chung hậu thuẫn tiến hành.

maldives-coronavirus

Hai nhân viên an ninh đứng trước một khu nhà công nhân đến từ Banladesh trong đợt cách ly xã hội tháng 5/2020. Ảnh AFP/Getty Images

Cây cầu cuối cùng được xây dựng dưới thời Yameen, bằng tiền, công nhân và bí quyết kỹ thuật của Trung Quốc. Cuối cùng, nó tiêu tốn 200 triệu USD, trong đó Trung Quốc cung cấp 116 triệu USD viện trợ không hoàn lại và 72 triệu USD cho vay, và phần còn lại do chính phủ Maldives trả.

Giờ đây, bạn chỉ mất vài phút lái xe qua cầu và đi lại giữa Malé và Hulhumalé.

Zimaam, một cựu cư dân Malé và là công nhân xây dựng, đã chuyển đến Hulhumalé sau khi cây cầu này khánh thành vào năm 2018. Hiện anh sở hữu một ga ra sửa chữa xe máy ở Hulhumalé. Anh cho biết, công việc kinh doanh tốt và hàng ngày anh vẫn đến Malé để mua đồ.

"Trước đây chúng tôi phải di chuyển bằng phà và tốn nhiều tiền hơn. Bây giờ với cây cầu, việc đi lại dễ dàng hơn nhiều", anh nói.

Nợ nần chồng chất

Tuy nhiên, các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc như cây cầu cũng để lại một núi nợ.

Sau khi tổng thống đương nhiệm Ibrahim Mohamed Solih nhậm chức vào tháng 11/2018, chính phủ của ông đã gặp khó khăn trong việc tìm hiểu xem Maldives nợ Trung Quốc bao nhiêu. Thống đốc ngân hàng trung ương của Maldives tin rằng chính phủ quốc đảo này nợ Bắc Kinh 600 triệu USD, nhưng cũng có 900 triệu USD khoản vay được cấp cho các công ty Maldives dưới sự bảo lãnh của chính phủ. Điều này có nghĩa là chính phủ Maldives sẽ có nghĩa vụ phải trả lại số tiền vay nói trên nếu những người đi vay không trả được nợ.

"Có rất nhiều lo ngại về khả năng của Maldives trong việc trả các khoản vay này cho Trung Quốc, rằng rất nhiều khoản vay này dành cho các dự án không nhất thiết phải khả thi về mặt kinh tế, hoặc được trao cho các công ty Trung Quốc trong những bối cảnh khá đáng nghi ngại, David Brewster, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học An ninh Quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Úc, cho biết.

Yameen, người đã bị kết án 5 năm tù vào tháng 11 năm ngoái vì tội rửa tiền, bị chính phủ mới cáo buộc ký các hợp đồng đầu tư của Trung Quốc với giá tăng cao. Một cuộc điều tra về các giao dịch với cáo buộc tham nhũng hiện đang được tiến hành.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các dự án này "dựa trên mong muốn và nhu cầu phát triển của Maldives" nhằm "nâng cao hạnh phúc của người dân Maldives".

Cựu Tổng thống Nasheed, hiện là lãnh đạo Đảng Dân chủ Maldives cầm quyền của Solih, cho biết khoản nợ Trung Quốc của nước này có thể lên tới 3 tỷ USD - tức hơn một nửa GDP của cả nước. Các quan chức Trung Quốc đã phủ nhận điều này, gọi con số này là một "sự phóng đại ghê gớm".

Đại dịch COVID-19 khiến hoạt động du lịch quốc tế bị đình trệ, những khoản nợ đó càng khiến nền kinh tế bé nhỏ của Maldives thêm căng thẳng.

Ngân hàng Thế giới dự đoán Maldives sẽ là quốc gia Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, với mức giảm GDP dự kiến ​​19,5% trong năm nay. Vào tháng 4 vừa rồi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết Maldives có "nguy cơ cao" về nợ nần, với việc chỉ Trung Quốc đã chiếm 53% tổng nợ nước ngoài của quốc đảo này.

Các quan chức Maldives đã cố gắng đàm phán lại các khoản nợ với Trung Quốc. Vào tháng 9, Đại sứ Trung Quốc tại Maldives Zhang Lizhong cho biết trên Twitter rằng Bắc Kinh đã đình chỉ các khoản vay song phương có chủ quyền cho Maldives theo sáng kiến ​​đình chỉ dịch vụ nợ của G20.

Nhưng việc đình chỉ không áp dụng đối với khoản nợ hàng trăm triệu USD do các công ty Maldives nắm giữ dưới sự bảo lãnh có chủ quyền.

Vào tháng 7, truyền thông Maldives đưa tin rằng Ngân hàng Exim của Trung Quốc đã yêu cầu chính phủ Maldives hoàn trả 10 triệu USD sau khi Ahmed Siyam, một ông trùm khu nghỉ dưỡng và là đồng minh thân cận của Yameen, không trả được nợ cho khoản vay 127 triệu USD được nhà nước bảo lãnh cấp cho doanh nghiệp của ông ba năm trước.

Bản thân khoản vay đó đã gây tranh cãi - việc một công ty tư nhân nhận được bảo lãnh có chủ quyền, vốn thường được cấp cho khu vực nhà nước là một việc rất bất thường.

Trong bối cảnh lo ngại về một vụ vỡ nợ có chủ quyền, Bộ tài chính Maldives vào tháng 8 đã thông báo rằng công ty của Siyam đã hoàn trả đầy đủ khoản vay. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng vụ việc vẫn là một cảnh báo về rủi ro gánh khoản nợ hàng tỷ USD cho Trung Quốc.

Theo Nasheed, Maldives cần trả 83 triệu USD cho Trung Quốc vào cuối năm nay và 320 triệu USD khác vào năm 2021. Ông cho biết 53% nguồn thu của chính phủ Maldives trong năm tới sẽ được dùng để trả nợ - trong đó có đến hơn 80% sẽ trả cho Trung Quốc.

"Hoàn toàn không có khả năng chi trả. Ngay cả khi chúng tôi bán đồ trang sức của bà chúng tôi, chúng tôi sẽ không có khả năng trả nợ", Nasheed viết trên Twitter tuần này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh "luôn coi trọng tính bền vững của các khoản nợ của Maldives".

"Trung Quốc đã có những thỏa thuận thích hợp cho các vấn đề liên quan đến lãi suất vay, thời gian trả nợ và thời gian ân hạn ngay từ đầu các cuộc đàm phán về hợp tác liên quan", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố cuối tháng 11 vừa qua.

"Cần phải chỉ ra rằng các nghĩa vụ trả nợ hiện tại của Maldives chủ yếu đến từ các tổ chức tài chính song phương và đa phương khác chứ không phải Trung Quốc".

Sưởi ấm mối quan hệ

Dưới thời chính phủ mới, Maldives ngày càng chú ý đến Ấn Độ, trong khi đó Delhi cũng mong muốn cải thiện các mối quan hệ song phương.

maldvies-solih-modi

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tay trong tay Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih tại New Delhi vào tháng 12/2018. Ảnh AFP/Getty Images

Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, tổng hỗ trợ tài chính mà Delhi cam kết dành cho Maldives đã vượt qua 2 tỷ USD kể từ khi Solih lên nắm quyền.

Brewster nói: “Đây thực sự là điều chưa từng có đối với Ấn Độ, xét về quy mô hỗ trợ và tốc độ triển khai. Nó chỉ ra một quan điểm ở Delhi về tầm quan trọng của Maldives, rằng Ấn Độ cần chi bất cứ thứ gì cần thiết để đảm bảo vị thế của mình ở đó".

Một tháng sau nhiệm kỳ của Solih, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố hỗ trợ tài chính 1,4 tỷ USD cho Maldives trong bối cảnh lo ngại về các khoản nợ Trung Quốc tăng vọt. Và vào tháng 8 năm nay, Ấn Độ đã công bố gói 500 triệu USD để tài trợ cho Dự án Kết nối Malé Lớn, nối Malé với các đảo Vilingili, Gulhifalhu và Thilafushi thông qua một loạt các cây cầu và đường trên cao.

Gói này bao gồm khoản tài trợ 100 triệu USD và khoản vay ưu đãi 400 triệu USD. Theo Ngân hàng Exim của Ấn Độ, gói cho vay ưu đãi này được cấp cho Maldives với lãi suất thấp 1,75%, thời hạn tín dụng là 20 năm. Ngoài ra, Ấn Độ cam kết hỗ trợ ngân sách 250 triệu USD cho Maldives để thúc đẩy nền kinh tế bị tấn công bởi virus corona.

Nasheed mô tả gói tài chính này là "hỗ trợ phát triển chi phí siêu thấp", mà theo ông là "chính xác những gì (mà) Maldives cần".

"Sự giúp đỡ thực sự từ một người bạn, để giúp chúng tôi xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng. Thay vì các khoản vay thương mại đắt đỏ khiến quốc gia chìm trong nợ nần", ông viết trên Twitter.

Một loạt các dự án cơ sở hạ tầng do Ấn Độ tài trợ đang được tiến hành ở Maldives, bao gồm sân vận động cricket và bệnh viện ở Hulhumalé, dự án cảng trị giá 300 triệu USD ở Gulhifalhu, tái phát triển sân bay ở Hanimaadhoo, và các dự án cấp thoát nước trên 34 hòn đảo.

Mặc dù các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng có thể giống với đầu tư của Trung Quốc, Nasheed cho biết điểm khác biệt chính là tính minh bạch. "Đối với các dự án của Trung Quốc, không có quy trình đấu thầu. Maldives không có quyền quyết định ai nhận được hợp đồng, hoặc giá cả là bao nhiêu", ông nói.

Ông Nasheed cho biết Maldives có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các dự án do Ấn Độ tài trợ. "Quá trình đấu thầu diễn ra ở đây, việc trao hợp đồng xảy ra ở đây, việc giám sát diễn ra ở đây, và lao động có thể đến từ đây", ông nói thêm.

Nhưng Joshi, người đến từ Quỹ Nghiên cứu Người quan sát, cho biết có một giới hạn đối với số lượng đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tài chính mà Ấn Độ có thể cung cấp cho quốc đảo láng giềng.

Nền kinh tế Ấn Độ đã phải hứng chịu một đòn tàn phá từ đại dịch COVID-19. Sau các lệnh phong tỏa toàn quốc, GDP của nước này giảm tới 23,9% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 - mức sụt giảm kỷ lục nhất từ trước tới nay. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 7, khoảng một nửa dân số Ấn Độ có nguy cơ tái nghèo do thu nhập và mất việc làm.

"Nền kinh tế Ấn Độ kém phát triển hơn (so với Trung Quốc). Nếu bạn định phát triển cơ sở hạ tầng (ở Maldives), mọi người sẽ nói: "Còn ở đây thì sao?", Joshi nói.

Cân bằng hành động

maldives-sinamale-bridge-file

Một bảng điện tử trên công trường câu cầu hữu nghị Trung Quốc-Maldives ghi rõ: "Chúng tôi, Trung Quốc đang hiện diện nơi đây". Ảnh Reuters/Alamy

Trong khi xích lại gần hơn với Ấn Độ, các nhà phân tích cho rằng Maldives không đủ khả năng để xa lánh Bắc Kinh - một phần do số nợ lớn mà nước này nợ và sự phụ thuộc vào Trung Quốc để có thu nhập.

Trung Quốc là nguồn khách du lịch lớn nhất đến Maldives, và là thị trường quan trọng cho sự phục hồi của ngành du lịch sau đại dịch.

Chính phủ của Solih đã nhiều lần đảm bảo với Bắc Kinh về việc cam kết duy trì quan hệ tốt đẹp.

"Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục là đối tác phát triển kinh tế và song phương quan trọng của Maldives", Ngoại trưởng Maldives Abdulla Shahid cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa xã hồi tháng Bảy.

Brewster cho biết Maldives có khả năng sẽ chào đón nhiều đầu tư của Trung Quốc hơn nữa trong tương lai, miễn là chúng không hoạt động trong các lĩnh vực được coi là quá gây tranh cãi về mặt chính trị.

Đồng thời, Maldives đang hướng mời chào đầu tư ra các nước các như Mỹ và Nhật Bản.

Vào tháng 9, Nhật Bản đã gia hạn khoản vay 47,5 triệu USD để hỗ trợ Maldives trong cuộc khủng hoảng Covid-19, khoản vay ưu đãi lớn nhất mà nước này từng dành cho quốc đảo này. Và tháng trước, trong chuyến công du kéo dài 5 ngày ở Nam và Đông Nam Á, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo thông báo Mỹ sẽ mở đại sứ quán ở Malé. Thông báo này được đưa ra sau khi Mỹ và Maldives ký một thỏa thuận quốc phòng vào tháng 9.

Ông Brewster nói: “Đây đều là những hành động của các nước cùng chí hướng nhằm ủng hộ lập trường của Ấn Độ và để đảm bảo rằng chính phủ Maldives không chịu ảnh hưởng quá mức từ Bắc Kinh”.

Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc có nghĩa là Maldives sẽ cần phải thận trọng để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả hai gã khổng lồ châu Á.

Tuy nhiên, Nasheed nói rằng không có câu hỏi nào sẽ là ưu tiên."Chúng tôi không có ý định cắt đứt quan hệ với Trung Quốc. Nhưng bởi vì chúng tôi là một đảng dân chủ trung hữu, chúng tôi thích những người bạn cùng chí hướng - và chúng tôi tin rằng Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất", ông nói.

"Đó đầu tiên phải là Ấn Độ. Chúng tôi luôn nói như vậy", ông kết luận.

(Theo CNN)

  • Cùng chuyên mục
Bình Phước khởi công nhà máy nông sản 6,5 triệu USD

Bình Phước khởi công nhà máy nông sản 6,5 triệu USD

Nhà máy chế biến nông sản và thực phẩm Bà Tư Bình Phước có quy mô 400.000 tấn/năm, với tổng mức đầu tư 6,5 triệu USD, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 6/2025.

Thị trường - 11/05/2024 18:36

Kết quả kiểm tra giá vé máy bay như thế nào?

Kết quả kiểm tra giá vé máy bay như thế nào?

11 khách hàng phản ánh tới Cục Hàng không về việc mua vé máy bay với mức giá cao "bất thường". Tuy nhiên, qua kiểm tra, Cục khẳng định không có trường hợp nào có tình trạng vé bán vượt khung giá quy định.

Sự kiện - 11/05/2024 17:10

Vì sao khách sạn có vị trí 'kim cương' ở Huế bị rao bán?

Vì sao khách sạn có vị trí 'kim cương' ở Huế bị rao bán?

Trung tâm đấu giá dịch vụ tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế cùng với Cục Thi hành án dân sự tỉnh này vừa có thông báo đấu giá khách sạn Romance gồm quyền sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất.

Tài chính - 11/05/2024 14:55

ESG 'nóng' hơn trong mùa đại hội đồng cổ đông 2024

ESG 'nóng' hơn trong mùa đại hội đồng cổ đông 2024

Mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, có thêm nhiều doanh nghiệp đưa định hướng theo đuổi mục tiêu ESG (môi trường, xã hội và quản trị) vào chiến lược dài hạn.

Tài chính - 11/05/2024 14:54

Phó Thủ tướng: Chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an nếu phát hiện vi phạm trong kinh doanh vàng

Phó Thủ tướng: Chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an nếu phát hiện vi phạm trong kinh doanh vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng. Trường hợp phát hiện tình trạng đầu cơ, trục lợi, đẩy giá… trong kinh doanh vàng thì chuyển ngay hồ sơ đến Bộ Công an và các cơ quan chức năng để xử lý.

Sự kiện - 11/05/2024 12:00

Đông Nam Á như thỏi nam châm đang hút hàng chục tỷ USD đầu tư từ các 'đại gia' công nghệ thế giới

Đông Nam Á như thỏi nam châm đang hút hàng chục tỷ USD đầu tư từ các 'đại gia' công nghệ thế giới

Từ lâu được coi là vùng đất hứa cho lĩnh vực công nghệ, Đông Nam Á đang nhanh chóng nổi lên như một trung tâm hấp dẫn các 'đại gia' công nghệ thế giới. Các CEO của Apple Inc., Microsoft Corp. và Nvidia Corp. nằm trong số những ông lớn trong ngành đã đến khu vực này, cam kết đầu tư hàng tỷ USD.

Đầu tư - 11/05/2024 11:23

Đằng sau cuộc đua tăng vốn của công ty chứng khoán

Đằng sau cuộc đua tăng vốn của công ty chứng khoán

Tăng vốn đang là nhu cầu cấp thiết của các công ty chứng khoán để đáp ứng nhu cầu cho vay giao dịch ký quỹ (margin), kinh doanh nguồn, đồng thời đón đầu “cuộc chơi lớn” mang tên KRX và nâng hạng thị trường.

Tài chính - 11/05/2024 09:53

[Café Cuối tuần] Quản lý vàng miếng SJC: Khi mục tiêu 'phiêu' thực tế...

[Café Cuối tuần] Quản lý vàng miếng SJC: Khi mục tiêu 'phiêu' thực tế...

Những phiên đấu thầu vàng miếng SJC thất bại gần đây có thể được xem là một bài học đắt giá, một lời cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách rằng, việc quản lý thị trường vàng cần phải được tiếp cận một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

Sự kiện - 11/05/2024 09:00

Cú phá vỡ kỷ lục đấu giá của Jeff Bezos và xu hướng đầu tư vào nghệ thuật của các tỷ phú thế giới

Cú phá vỡ kỷ lục đấu giá của Jeff Bezos và xu hướng đầu tư vào nghệ thuật của các tỷ phú thế giới

Khi mối lo ngại về biến động của thị trường chứng khoán vẫn tồn tại, những cá nhân giàu nhất thế giới, bao gồm không chỉ tỷ phú Jeff Bezos mà cả ông trùm truyền thông Oprah Winfrey và nam diễn viên nổi tiếng Leonardo DiCaprio, đang chuyển dần sang nghệ thuật như một con đường đầu tư chiến lược, bài báo trên Benzinga viết.

Phong cách - 11/05/2024 08:57

Phát hiện thêm hơn 90.000 chứng chỉ IELTS cấp trái phép

Phát hiện thêm hơn 90.000 chứng chỉ IELTS cấp trái phép

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) kết luận khoảng 90.400 chứng chỉ ngoại ngữ, gồm 45.679 chứng chỉ Aptis và 58.414 chứng chỉ IELTS do Hội đồng Anh cấp năm 2022 là sai quy định.

Pháp luật - 11/05/2024 08:53

Quảng Bình tìm nhà đầu tư dự án khu đô thị 466 tỷ

Quảng Bình tìm nhà đầu tư dự án khu đô thị 466 tỷ

Dự án Khu đô thị Hải Ninh 2 (thuộc xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) có diện tích khoảng 20,5 ha, với tổng mức đầu tư 466 tỷ đồng.

Đầu tư - 11/05/2024 08:47

Chuyên gia Mỹ giải thích lý do giá vé máy bay tăng vào mùa hè

Chuyên gia Mỹ giải thích lý do giá vé máy bay tăng vào mùa hè

Cho dù đó là do lạm phát, nhu cầu tăng cao hay các vấn đề phức tạp của hãng hàng không, chẳng hạn như thiếu nhân viên và máy bay, khách du lịch đã phải đối mặt với việc chi phí đi lại tăng lên trong một thời gian khá dài, Yahoo Finance viết.

Thị trường - 11/05/2024 08:18

Dự án phát triển hạ tầng du lịch Thừa Thiên Huế gặp khó do 'nghẽn' mặt bằng

Dự án phát triển hạ tầng du lịch Thừa Thiên Huế gặp khó do 'nghẽn' mặt bằng

Từng được gia hạn tiến độ, tuy nhiên đến nay các gói thầu của Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Thừa Thiên Huế vẫn chưa thể thực hiện vì vướng phải mặt bằng.

Đầu tư - 11/05/2024 07:18

Đấu thầu dự án khu đô thị hơn 800 tỷ ở Thanh Hóa

Đấu thầu dự án khu đô thị hơn 800 tỷ ở Thanh Hóa

Dự án Khu dân cư mới OM42, OM43, OM44 tại thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) có diện tích sử dụng đất hơn 13,7 ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 809 tỷ đồng.

Đầu tư - 11/05/2024 07:17

Địa ốc Kim Thi tiếp tục đăng ký dự án trăm tỷ ở Hải Dương

Địa ốc Kim Thi tiếp tục đăng ký dự án trăm tỷ ở Hải Dương

Từ năm 2023 đến nay, CTCP Địa ốc Kim Thi đã đăng ký thực hiện nhiều dự án bất động sản khắp cả nước với tổng giá trị hơn 3.000 tỷ đồng, mới đây, doanh nghiệp này lại tiếp tục "nhắm" dự án hơn 136 tỷ đồng ở Hải Dương.

Đầu tư - 11/05/2024 07:16

Triệt phá nhóm nhân viên ngân hàng làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền tỷ

Triệt phá nhóm nhân viên ngân hàng làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền tỷ

Các đối tượng khai, sau khi dùng giấy tờ giả để mở thành công thẻ tín dụng, họ đã chiếm đoạt tiền của ngân hàng, không thực hiện trả lãi và gốc theo quy định.

Pháp luật - 11/05/2024 07:15