Cao Bằng kỳ vọng thoát nghèo từ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Với 6 cặp cửa khẩu nối với Trung Quốc và nhiều địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch, tiềm năng của Cao Bằng không phải là không có, tuy nhiên điểm nghẽn hạ tầng giao thông vẫn khiến địa phương này chưa thể thoát nghèo.
MY ANH
16, Tháng 02, 2021 | 06:51

Với 6 cặp cửa khẩu nối với Trung Quốc và nhiều địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch, tiềm năng của Cao Bằng không phải là không có, tuy nhiên điểm nghẽn hạ tầng giao thông vẫn khiến địa phương này chưa thể thoát nghèo.

133192267_745654576073553

Ý tưởng thác Bản Giốc - khát vọng vươn xa của công ty A2Z được Hội đồng chấm thi trao giải A tại cuộc thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc một số hạng mục công trình thuộc dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Dù là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch với những di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng như: Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến thắng biên giới Thu - Đông 1950, động Ngườm Ngao,... hay hàng loạt cửa khẩu, lối mở thông thương quốc tế, tuy nhiên, Cao Bằng vẫn được xem là địa phương còn rất nghèo.

Nguyên nhân chính được xác định do là hệ thống giao thông quá kém, không có cảng hàng không, không có đường sắt, không có đường thuỷ… Giao thương giữa Cao Bằng với các địa phương khác chỉ qua các tuyến đường bộ Quốc lộ 3, Quốc lộ 4A, Quốc lộ 34, Quốc lộ 34B, Quốc lộ 4C, đường Hồ Chí Minh.

Tuy các tuyến đường này đã được nâng nhựa nhưng tiêu chuẩn kỹ thuật còn rất thấp, đường nhỏ hẹp, quanh co, nhiều đèo cao nguy hiểm,…. Do vậy, các tuyến giao thông này không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Cao Bằng.

Ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng chia sẻ, Cao Bằng là tỉnh có nhiều khó khăn nhưng cũng có lợi thế. Tỉnh xác định 3 điểm nghẽn, trong đó có điểm nghẽn hạ tầng giao thông.

“Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo tỉnh là phải xây dựng tuyến đường cao tốc đặc biệt, khác biệt, không chỉ phục vụ giao thông đi lại mà còn là con đường biểu trưng cho văn hoá, an ninh quốc phòng và đối ngoại”, ông Lại Xuân Môn cho biết.

Cánh cửa thoát nghèo của Cao Bằng đã được hé mở khi ngày 10/8/2020, tại quyết định số 1212/QĐTTg, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư, loại hợp đồng: Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT).

Dự án với quy mô 4 làn xe, được thiết kế với tốc độ 80 km/h, cơ cấu nguồn vốn gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động của nhà đầu tư và phần vốn nhà nước. Giai đoạn 1 đầu tư khoảng 93 km từ cửa khẩu Tân Thanh đến xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng; giai đoạn 2 (hoàn thiện) đầu tư tiếp khoảng 22 km từ huyện Quảng Hoà đến cửa khẩu Trà Lĩnh và mở rộng hoàn thiện mặt các ngang đoạn còn lại.

Giai đoạn 1 của dự án triển khai từ năm 2020 đến năm 2024 và giai đoạn 2 được thực hiện sau năm 2025. Về phương án tài chính, chủ trương đầu tư dự án của Chính phủ cũng chỉ ra nguồn vốn ngân sách Nhà nước tham gia trong dự án và nhà đầu tư sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư; được hoàn vốn bằng thu phí kín trên toàn tuyến cao tốc và thu phí trên tuyến nối vào TP. Cao Bằng.

Giấc mơ cao tốc đã có chủ trương lại tiến gần hiện thực hơn một bước khi đầu tháng 10, tại thị trấn Đông Khê, huyện Thạch Anh, tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lễ động thổ tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh và khởi công 2 tiểu dự án kết nối cao tốc.

Phát biểu tại lễ động thổ dự án, ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, xác định kinh tế cửa khẩu là một trong những động lực quan trọng nhằm đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, tạo động lực lan tỏa cho các vùng kinh tế khác, Cao Bằng coi việc sớm triển khai đầu tư các tuyến đường giao thông kết nối, nhất là tuyến đường cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng đất nước.

Thời gian qua, UBND tỉnh Cao Bằng và Tập đoàn Đèo Cả đã chủ động triển khai việc khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa vật lý; tiến hành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, lập hồ sơ cắm mốc giải phóng mặt bằng (GPMB) cho từng địa phương để quản lý quy hoạch, trích đo giải thửa.

Với tư cách nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu dự án, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả cho biết, động thổ một dự án với quy mô đầu tư rất lớn mới là thành công bước đầu, nhưng thực tế việc triển khai dự án còn rất nhiều khó khăn khi chưa rõ việc phân bổ nguồn vốn, trách nhiệm của các bên liên quan, trong đó có vai trò rất quan trọng của các cơ quan nhà nước.

“Chắc chắn sẽ còn có rất nhiều khó khăn, chông gai đón chờ phía trước, buộc chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa, phải có nhiều giải pháp đột phá như tạo ra nét văn hóa đặc trưng của tuyến đường cao tốc để kích thích lưu lượng, nghiêm túc nghiên cứu các biện pháp bù đắp ngân sách. Cùng với đó xác định đem lợi ích ngắn hạn từ việc tham gia thi công thông qua các tiểu dự án đầu tư công để tích góp bổ trợ cho đầu tư PPP, kết nối các doanh nghiệp khác để tổ chức thực hiện khoa học nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, biến các doanh nghiệp thi công trở thành một phần của nhà đầu tư thì mời mong hiện thực hóa giấc mơ cao tốc Cao Bằng”, ông Hoàng nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ