Cần xây dựng thêm nhiều 'sếu đầu đàn' là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

THÁI UYÊN
09:33 13/05/2023

Theo các chuyên gia kinh tế, trong tái cơ cấu ngành Công Thương, cần phát huy vai trò của những doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò "sếu đầu đàn" để có sự phát triển bền vững.

2d19bd3251738f2dd662

Theo các chuyên gia kinh tế, tái cơ cấu ngành Công Thương cũng chính là tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh: Thái Uyên

Tại cuộc toạ đàm “Ngành Công Thương Việt Nam- Tái cơ cấu để phát triển bền vững”, do Báo Công Thương tổ chức ngày 12/5, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết những năm gần đã xuất hiện nhiều các doanh nghiệp đầu đàn trong ngành ô tô, thủy sản, dệt may…Đây là hệ quả tích cực nhờ Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân của Đảng từ năm 2017.

Theo ông Tô Hoài Nam, doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong mục tiêu tái cơ cấu của ngành Công Thương, dù mục tiêu nay đã và đang được thực hiện tốt nhưng thực tiễn cũng cho thấy có không ít lực cản, đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung tay của nhiều ngành khác để tháo gỡ.

Các trở ngại này bao gồm: về mặt tư duy, tư duy phát triển doanh nghiệp và tư duy phát triển ngành phải linh hoạt, vấn đề ở chỗ người làm chính sách vẫn chưa thể hiện tính phù hợp và lệch nhịp giữa chính sách và thực lực cũng như thực tế.

Thứ hai, điểm yếu nhất đó là quá trình thực thi, mục tiêu rõ, chính sách tốt nhưng thực thi kém

Thứ ba, về phát triển khoa học công nghệ đã có nhiều thay đổi tiến bộ, nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu tiên tiến để hàm lượng khoa học công nghệ chiếm lĩnh tỷ trọng nhất định trong quá trình tái cơ cấu- đây là điều kiều cần thiết quan trọng.

Thứ tư, nỗi lo của doanh nghiệp là tiếp cận vốn và tiếp cận mặt bằng sản xuất vẫn còn muôn vàn khó khăn. “Nếu khắc phục được khó khăn này nó mới là điều kiện cần để chúng ta thực hiện tái cơ cấu” - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khẳng định.

Cùng quan điểm này, TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) cho rằng, trong quá trình phát triển phải dựa vào kinh tế tư nhân, tự hình thành "sếu đầu đàn" chứ không chỉ dựa vào nguồn lực từ bên ngoài.

“Quan điểm của tôi là cần xây dựng các con sếu đầu đàn là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (có thể liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài) làm chủ mới bền vững. Tái cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước để mang lại sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp khác trong giai đoạn tới”- Ông Nguyễn Văn Hội bày tỏ.

Tái cơ cấu ngành Công Thương- cần tổng thể và đồng bộ

Tại tọa đàm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) chia sẻ, thành tựu đạt được 10 năm qua quan trọng nhất là đưa nền công nghiệp lên tầm cao mới, phát triển cả về chiều rộng, chiều sâu với tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh 8-9%/năm. Tất cả các ngành công nghiệp, mặt hàng công nghiệp đã đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Công nghiệp đã thực sự trở thành trụ cột của nền kinh tế, trong đó có đóng góp lớn nhất cho ngân sách và GDP cả nước.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững sẽ tiếp tục được triển khai trên nền tảng những thành công đã đạt được và phải đối mặt cả với những tồn tại hiện có.

Nhận diện được thách thức để cùng nhau hóa giải thách thức đó, hiện thực hóa các mục tiêu được đề ra trong Đề án cần phải được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, quyết liệt và đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành Công Thương mà còn cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương nêu rõ, phải được thực hiện đồng bộ trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo đồng bộ với tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực trọng tâm khác của nền kinh tế.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, quá trình tái cơ cấu cần phải được nhìn nhận trong một tổng thể đồng bộ, vừa đồng thời thể hiện sự trọng tâm, trọng điểm, đặc thù và phải gắn kết với tính thực tiễn và tính hiệu quả của sự phát triển bền vững.

“Bên cạnh đó, sự phát triển đòi hỏi sự đồng bộ, sự toàn diện trong cơ cấu chính sách, bao gồm cả chính sách công nghiệp, chính sách kinh tế, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách khoa học công nghệ, chính sách thị trường, con người, chính sách hạ tầng. Tất cả phải dựa trên thực tế, bao gồm cả bề rộng, cả bề sâu và bám sát vào thực tiễn cũng như lấy hiệu quả làm thước đo, làm mục tiêu để tạo ra sự bền vững trong quá trình tái cơ cấu, tránh những rủi ro”- TS Nguyễn Minh Phong thông tin thêm.

Về phía Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương, TS. Nguyễn văn Hội nhấn mạnh, quan trọng nhất trong thời gian tới: thứ nhất là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Đầu tiên, sớm xây dựng và ban hành Luật phát triển Công nghiệp. Trong đó quan tâm đến các đối tượng, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù cơ chế rõ rồi nhưng trong luật phải rõ hơn để triển khai được.

Thứ hai, Luật Thương mại 2005 cần nghiên cứu thay thế và bổ sung bởi bối phát triển thương mại đã khác nhiều.

Thứ ba, xây dựng, sớm triển khai các quy hoạch và phải phù hợp với tất cả các quy hoạch ngành, quy hoạch quốc gia và phù hợp với các luật hiện nay.

Thứ tư, cần có chiến lược cụ thể với ngành hàng cụ thể, đồng thời phù hợp với tổng thể của nền kinh tế để triển khai cơ chế chính sách và hỗ trợ cụ thể.

Tái cơ cấu ngành Công Thương là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong nhiều năm qua, hoạt động tái cơ cấu ngành Công Thương đã được thực hiện theo Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, và đã có được những hiệu quả tích cực trong tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu, thể hiện ở các con số tăng trưởng qua từng năm, đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, để hoạt động tái cơ cấu ngành Công Thương hiệu quả hơn với mô hình quản trị ngành có tính thích ứng cao, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030. Đề án đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh; Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất.

  • Cùng chuyên mục
TP.HCM: Chốt thời gian hoàn thành siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

TP.HCM: Chốt thời gian hoàn thành siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Sau nhiều lần lỡ hẹn và là trong những dự án điển hình của tình trạng lãng phí được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đích danh, siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM đã có chuyển động mới.

Đầu tư - 25/07/2025 07:27

Cổ phiếu bảo hiểm phù hợp với chiến lược đầu tư nào?

Cổ phiếu bảo hiểm phù hợp với chiến lược đầu tư nào?

Chuyên gia của InvestingPro cho rằng cổ phiếu bảo hiểm phù hợp cho những nhà đầu tư cá nhân có chiến lược đầu tư lâu dài nhờ nền tảng ổn định và lợi thế cạnh tranh.

Đầu tư - 25/07/2025 07:00

Doanh nghiệp là động lực chính để thúc đẩy phát triển công nghệ 5G

Doanh nghiệp là động lực chính để thúc đẩy phát triển công nghệ 5G

Theo chuyên gia, Việt Nam đã tận dụng tốt các chiến lược để có thể phát triển 5G một cách tiết kiệm và hiệu quả. Điều này có thể thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tỷ USD vào năm 2030.

Công nghệ - 24/07/2025 14:51

Khánh Hòa định hình vai trò trung tâm năng lượng Quốc gia sau sáp nhập

Khánh Hòa định hình vai trò trung tâm năng lượng Quốc gia sau sáp nhập

Sau sáp nhập với tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa "đón" loạt dự án trọng điểm như điện hydrogen xanh, LNG, điện hạt nhân. Tỉnh đặt mục tiêu vận hành 14.000MW công suất điện vào năm 2030, trở thành trung tâm năng lượng điện Quốc gia.

Đầu tư - 24/07/2025 14:47

Doanh nghiệp dùng UAV/drone để quản lý rừng trồng

Doanh nghiệp dùng UAV/drone để quản lý rừng trồng

Nhiều doanh nghiệp dùng máy bay không người lái (UAV/drone) trang bị camera đa phổ để quản lý rừng trồng cho hiệu quả cao, tiết giảm chi phí.

Đầu tư - 24/07/2025 11:24

Gia Lai đẩy nhanh 'siêu' dự án hơn 17.200 tỷ, kịp khởi công dịp Quốc khánh

Gia Lai đẩy nhanh 'siêu' dự án hơn 17.200 tỷ, kịp khởi công dịp Quốc khánh

Dự án Khu đô thị CK54 phường Pleiku có diện tích hơn 200 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến trên 17.200 tỷ đồng. Lãnh đạo tỉnh Gia Lai yêu cầu, phải hoàn tất các thủ tục đầu tư để khởi công đúng vào dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2025).

Đầu tư - 24/07/2025 08:21

Quảng Trị đầu tư  1.940 tỷ làm hơn 20km đường quốc lộ

Quảng Trị đầu tư 1.940 tỷ làm hơn 20km đường quốc lộ

Quốc lộ 15D từ cảng Mỹ Thủy đến cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn với chiều dài 20,5km có tổng mức đầu tư 1.940 tỷ đồng.

Đầu tư - 23/07/2025 19:16

Hạ tầng giao thông TP.HCM: Từ metro đến kết nối vùng chiến lược

Hạ tầng giao thông TP.HCM: Từ metro đến kết nối vùng chiến lược

Nhìn lại chặng đường gần 5 năm của nhiệm kỳ 2020 - 2025, có thể khẳng định, ngành giao thông TP.HCM đã thật sự đóng vai trò đi trước mở đường, đạt nhiều cột mốc mới, làm tiền đề để hạ tầng đô thị TP.HCM tiến lên một cột mốc mới.

Đầu tư - 23/07/2025 19:02

'Nhà đầu tư cần xác định khẩu vị rủi ro trước khi mua chứng chỉ quỹ'

'Nhà đầu tư cần xác định khẩu vị rủi ro trước khi mua chứng chỉ quỹ'

Việt Nam hiện có hơn 80 quỹ mở đại chúng, do đó nhà đầu tư khi lựa chọn mua chứng chỉ quỹ cần xác định khẩu vị rủi ro, cân đối giữa các quỹ rủi ro thấp (quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng) và rủi ro cao (quỹ cổ phiếu, quỹ ETF).

Đầu tư thông minh - 23/07/2025 07:00

Căn hộ Đà Nẵng 'bùng nổ', giá trung bình cao hơn TP.HCM

Căn hộ Đà Nẵng 'bùng nổ', giá trung bình cao hơn TP.HCM

Giá căn hộ trung bình ở Đà Nẵng hiện đạt khoảng 85 triệu đồng/m2, mức giá này đã vượt cả mặt bằng chung của TP.HCM (khoảng 82 triệu đồng/m2).

Đầu tư - 23/07/2025 06:45

Hà Tĩnh bàn giao 80% mặt bằng đường sắt tốc độ cao cuối năm 2026

Hà Tĩnh bàn giao 80% mặt bằng đường sắt tốc độ cao cuối năm 2026

Hà Tĩnh tổ chức họp báo để thông tin ban đầu về các dự án lớn sẽ triển khai vào thời gian tới, trong đó đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được xem là dự án chiến lược, trọng điểm.

Đầu tư - 22/07/2025 19:21

Kinh tế cửa khẩu đưa Quảng Trị gần hơn với các nước ASEAN

Kinh tế cửa khẩu đưa Quảng Trị gần hơn với các nước ASEAN

Sau sáp nhập, Quảng Trị sẽ có hai khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo và khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, cùng 3 cửa khẩu quốc tế đem lại lợi thế cho tỉnh này trong việc giao thương quốc tế.

Đầu tư - 22/07/2025 13:31

'Mách nước' doanh nghiệp Việt xuất hàng sang Mỹ

'Mách nước' doanh nghiệp Việt xuất hàng sang Mỹ

Nhận diện triển vọng kinh doanh thương mại Việt - Mỹ thời gian tới, nhiều nhà bán lẻ, doanh nghiệp Mỹ cho biết, họ đánh giá cao nguồn cung ứng hàng hóa từ Việt Nam bởi giá cả cạnh tranh, mẫu mã đa dạng…

Đầu tư - 22/07/2025 08:39

Chung cư mới giá dưới 60 triệu đồng/m2 đang dần 'mất hút'

Chung cư mới giá dưới 60 triệu đồng/m2 đang dần 'mất hút'

Vài năm trở lại đây, tại các đô thị lớn, chung cư mới giá dưới 40 triệu đồng/m2 đã biến mất hoàn toàn khỏi thị trường. Đến nay, mặt bằng giá lại được nâng lên tầm cao mới, thị trường gần như không có sản phẩm giá dưới 60 triệu đồng/m2.

Đầu tư - 21/07/2025 07:00

Thị trường bất động sản Việt Nam khởi sắc hơn nhờ vốn FDI

Thị trường bất động sản Việt Nam khởi sắc hơn nhờ vốn FDI

Thị trường bất động sản Việt Nam 6 tháng đầu năm ghi nhận không ít chuyển biến tích cực, nổi bật là lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào kinh doanh bất động sản tăng đến 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2024.

Đầu tư - 20/07/2025 06:45

Khánh Hòa sắp khởi công 4 dự án gần 20.000 tỷ

Khánh Hòa sắp khởi công 4 dự án gần 20.000 tỷ

Khánh Hòa đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo. Đặc biệt, tỉnh sắp khởi công loạt dự án trọng điểm với tổng vốn gần 20.000 tỷ đồng nhân dịp Quốc khánh.

Đầu tư - 20/07/2025 06:45