Tái cơ cấu kinh tế hậu COVID-19, yếu tố làm tăng 'sức đề kháng' chống lại các biến động

Nhàđầutư
Dịch COVID-19 đã cho thấy những hạn chế của kinh tế TP. Đà Nẵng trong việc chống lại các biến động. Từ đó, đây là lúc để thành phố tái cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng bền vững.
PHƯỚC NGUYÊN
14, Tháng 12, 2020 | 14:13

Nhàđầutư
Dịch COVID-19 đã cho thấy những hạn chế của kinh tế TP. Đà Nẵng trong việc chống lại các biến động. Từ đó, đây là lúc để thành phố tái cơ cấu lại các ngành kinh tế theo hướng bền vững.

Theo bà Phan Thị Tuyết Nhung, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP. Đà Nẵng, trong năm 2020, thành phố gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng từ 2 mùa dịch COVID-19. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của thành phố giảm gần khoảng 10% và thu ngân sách cũng giảm 30%, so với dự toán.

“Các số liệu trên đã nêu lên được toàn cảnh bức tranh kinh tế của TP. Đà Nẵng. Tình hình đó đã kéo nguồn thu ngân sách của địa phương quay về với mức của 3 năm trước”, bà Phan Thị Tuyết Nhung cho hay.

Trước những khó khăn do thiên tai và bệnh dịch gây ra, hệ thống chính trị của TP. Đà Nẵng đã vào cuộc quyết liệt, để có những chỉ đạo kịp thời, nhất là việc chi hỗ trợ cho người dân, hộ gia đình khó khăn theo quyết định của Chính phủ và nghị quyết của HĐND. Kinh phí dành cho công tác phòng chống dịch bệnh được đảm bảo, dù địa phương còn nhiều khó khăn. 

DSC03408 (1)

Kinh tế của TP. Đà Nẵng vẫn chưa vững chắc để chống lại các biến động. Ảnh: Phước Nguyên 

“Qua theo dõi, tôi nhận thấy những năm gần đây chỉ có 10/21 ngành kinh tế của địa phương chiếm tỷ trọng lớn, trong đó tính riêng ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú đã chiếm khoảng 8% GRDP. Tuy nhiên, do dịch bệnh, ngành du lịch bị giảm sâu và kéo theo các ngành kinh tế khác”, bà Nhung phân tích.

Theo bà Nhung, dịch COVID-19 đã cho thấy nội lực kinh tế của TP. Đà Nẵng vẫn chưa vững mạnh, trong đó sức “đề kháng” để chống lại các biến động còn hạn chế.

"Thành phố phải tập trung thực hiện hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm theo nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP. Đà Nẵng đề ra. Bên cạnh đó, địa phương cần tập trung xây dựng thành phố thông minh, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến đầu tư 3 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp. Việc đẩy mạnh xúc tiến đầu sẽ tạo động lực thu hút các nhà đầu tư về các khu công nghệ cao của địa phương", bà Nhung đề nghị.

Theo ông Huỳnh Huy Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng, hậu dịch COVID-19 là cơ hội để TP. Đà Nẵng cơ cấu lại các ngành kinh tế. Để cơ cấu lại các ngành kinh tế, địa phương cần có thời gian lên phương án phù hợp.

“Vừa rồi, tốc độ tăng trưởng của TP. Đà Nẵng âm khoảng 10%, trong đó nông nghiệp đạt 1% thì không đáng kể. Chúng ta chỉ so sánh ngành công nghiệp và dịch vụ, trong khi ngành dịch vụ -9%, thì ngành công nghiệp -11%”, ông Huỳnh Huy Hòa thông tin.

Hiện nay, ngành dịch vụ của TP. Đà Nẵng đang chiếm khoảng 65% và ngành công nghiệp chiếm gần khoảng 26%. Như vậy, ngành dịch vụ chiếm gấp 3 lần ngành công nghiệp. Theo đó, để giảm ngành dịch vụ, ngành công nghiệp phải tăng hơn 3% cho mỗi năm, tức ngành dịch vụ tăng 8%, thì ngành công nghiệp phải tăng 11%. 

“Để cơ cấu lại các ngành kinh tế, thành phố phải ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để ngành công nghiệp phát triển mạnh, trong đó mỗi năm phải tăng 5 - 8%”, ông Huỳnh Huy Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng ước tính. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ