Cần Thơ vươn lên là địa phương đứng thứ hai khu vực về môi trường đầu tư kinh doanh

Nhàđầutư
Theo kết quả khảo sát về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2021, PCI TP. Cần Thơ tuy vẫn trụ hạng 12 so với cả nước nhưng đây là lần đầu tiên địa phương này vươn lên vị trí "á quân" của khu vực.
AN HÒA
02, Tháng 07, 2022 | 17:36

Nhàđầutư
Theo kết quả khảo sát về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2021, PCI TP. Cần Thơ tuy vẫn trụ hạng 12 so với cả nước nhưng đây là lần đầu tiên địa phương này vươn lên vị trí "á quân" của khu vực.

pci 1

Cần Thơ là "á quân" PCI của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2021. Ảnh An Hòa

5/10 chỉ số thành phần tăng điểm

Theo bà Võ Thị Thu Hương, phó giám đốc VCCI Cần Thơ, theo kết quả khảo sát PCI năm 2021, TP. Cần Thơ đạt điểm tổng hợp 10 chỉ số thành phần là 68,06 điểm, tăng 1,73 điểm so với năm trước, với số điểm như trên, Cần Thơ được xếp vào nhóm tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt. Đặc biệt đây là năm đầu tiên mà Cần Thơ vươn lên vị trí thứ hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đi vào phân tích sâu hơn cho thấy, năm 2021 TP. Cần Thơ có 5/10 chỉ số thành phần tăng điểm. Đó là: chỉ số về tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền địa phương, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và thiết chế pháp lý. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì 5 chỉ số thành phần còn lại là gia nhập thị trương, tính minh bạch, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng và đào tạo lao động thì lại giảm điểm.

Bà Hương cũng lưu ý, mặc dù PCI TP. Cần Thơ năm 2021 đứng thứ hạng cao trong khu vực nhưng lại đứng thứ 12 so với cả nước. Trong khi đó, địa phương dẫn đầu khu vực là tỉnh Đồng Tháp được xếp thứ 3 so với cả nước. Liên tục trong những năm qua, điểm PCI của Cần Thơ chưa có sự tăng đột phá, điều này cho thấy địa phương cần phải nỗ lực nhiều hơn để trụ hạng và cải thiện vị trí trong thời gian tới.

"Đặc biệt TP. Cần Thơ cần có giải pháp cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai, hỗ trợ doanh nghiệp, chất lượng lao động và phải cắt giảm mạnh hơn nữa thủ tục hành chính, minh bạch thông tin thông qua đối thoại, công bố cập nhật thông tin trên website vì hiện nay chất lượng thông tin trên website được đánh giá là thấp nhất vùng", bà Hương đề xuất.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cho rằng, kết quả PCI hàng năm là dịp để lãnh đạo các địa phương nhìn nhận lại chất lượng điều hành công việc đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư để từ đó kịp thời có sự điều chỉnh theo phương châm "thành công của doanh nghiệp là nghĩa vụ của chính quyền địa phương".

Nét mới trong hội nghị phân tích PCI năm nay là địa phương vừa tổ chức công bố bộ chỉ số này, đồng thời cũng kết hợp đối thoại với doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến phản ánh của doanh nghiệp để cải thiện hơn nữa chất lượng điều hành, xây dựng hệ sinh thái đầu tư, kinh doanh minh bạch, thân thiện hơn với nhà đầu tư.

"Ngoài các buổi đối thoại với doanh nghiệp theo định kỳ, UBND TP. Cần Thơ cũng vừa đưa vào vận hành tổng đài 1022 dành riêng để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có bất kỳ thông tin vướng mắc nào về đầu tư, kinh doanh, thậm chí các trường hợp cán bộ, công chức nhũng nhiểu trong thực hiện các thủ tục về đầu tư, kinh doanh doanh nghiệp cũng có thể phản ánh trực tiếp qua tổng đài này. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp nhận, ghi nhận đầy đủ các thông tin mà doanh nghiệp phản ánh và sẽ tiến hành xác minh, làm rỏ, chấn chỉnh và trả lời kết quả đến doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất có thể", người đứng đầu chính quyền TP. Cần Thơ, cam kết.

tro CNdat

Năm 2021, TP. Cần Thơ lọt tóp 5 các địa phương thu hút vốn FDI cao nhất trong cả nước. Ảnh An Hòa

Doanh nghiệp kiến nghị gỡ khó

Theo ông Nguyễn Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ (CBA), trong thời gian qua môi trường đầu tư, kinh doanh tại TP. Cần Thơ luôn được các cấp chính quyền quan tâm, nỗ lực cải thiện. Kết quả PCI hàng năm cũng đã phản ánh được bức tranh chung của môi trường đầu tư, kinh doanh tại địa phương.

Mặc dù vậy, với vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương, CBA cũng đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh của công đồng doanh nghiệp đến các cấp lãnh đạo địa phương với mong muốn môi trường đầu tư, kinh doanh đã tốt thì càng tốt hơn nữa trong thời gian tới. Cụ thể, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị 3 vấn đề lớn, đó là:

Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp cho biết đang rất thiếu vốn vì tín dụng đã và đang thắt chặt lại. Theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về việc hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp thì Nghị định qui định các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh theo Điều 2.a được hỗ trợ 2% lãi suất của các khoản vay kể từ ngày 01/01/2022.

Trong khi, tại Điều 3.6 Của Nghị định này lại qui định: việc hỗ trợ lãi suất được các Ngân hàng thương mại thực hiện đến hết ngày 31/12/2023 hoặc khi hết nguồn kinh phí (hạn mức hỗ trợ lãi suất) được thông báo, tùy theo thời điểm nào đến trước. Nhưng tới nay các doanh nghiệp hội viên vẫn chưa được tiếp cận thông tin hướng dẫn nào từ phía các Ngân hàng TMCP.

Ngoài Nghị định 31 còn có Nghị định 36/2022/NĐ-CP ngày 30/5/2022 về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm với tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 10.000 tỷ đồng. Qua khảo sát của CBA thì chưa có doanh nghiệp hội viên nào tiếp cận được nguồn hỗ trợ từ Nghị định này.

Thứ hai, sự liên thông số liệu nội bộ ngành thuế các địa phương chưa thông suốt nên doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc kê khai thuế TNCN, thuế GTGT ở tỉnh khác, không liên thông với Cần Thơ dẫn đến doanh nghiệp bị treo nợ, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hướng dẫn sử dụng phần mềm kê khai thuế GTGT chưa kịp thời cập nhật mức thuế theo thời điểm, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Riêng ngành lương thực hiện nay vẫn còn khó khăn đó là phải chịu thuế GTGT 5% khi tiêu thụ gạo tại thị trường trong nước. Trong khi các cơ sở không đăng ký thành lập doanh nghiệp thì được sử dụng thuế khoán nên dẫn đến sự cạnh tranh chưa bình đẳng.

Về thủ tục hành chính: Việc xin giấy phép bán lẻ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cần Thơ cũng còn nhiều vướng mắc, có doanh nghiệp đã mất gần 3 năm mà vẫn không xin được giấy phép.

Thứ ba, vấn đề mà gần 50% doanh nghiệp hội viên CBA đều than khó là thiếu tuyển dụng được đủ số lượng lao động cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả là sản xuất, kinh doanh vẫn chưa thể hồi phục như trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24625.00 24945.00
EUR 26301.00 26407.00 27573.00
GBP 30639.00 30824.00 31774.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26849.00 26957.00 27794.00
JPY 159.52 160.16 167.58
AUD 15876.00 15940.00 16426
SGD 18054.00 18127.00 18664.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17893.00 17965.00 18495.00
NZD 0000000 14638.00 15128.00
KRW 0000000 17.58 19.18
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ