Cần Thơ 'chốt' vị trí xây dựng trung tâm chế biến, tiêu thụ nông sản

Nhàđầutư
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết trung tâm liên kết chế biến và tiêu thụ nông sản tại Cần Thơ sẽ là đầu mối liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
AN HÒA
19, Tháng 05, 2022 | 16:25

Nhàđầutư
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết trung tâm liên kết chế biến và tiêu thụ nông sản tại Cần Thơ sẽ là đầu mối liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

can tho la trung tam

Cần Thơ đang 'vươn mình' trở thành đô thị động lực của vùng ĐBSCL. Ảnh: Quốc Tuấn.

Ngày 19/5, UBND TP. Cần Thơ đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến đóng góp Đề án xây dựng trung tâm liên kết chế biến và tiêu thụ nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đây là một trong 8 chương trình, dự án được hưởng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 45 của Quốc hội.

Ưu đãi tối đa cho nhà đầu tư

Theo Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường, trung tâm liên kết chế biến và tiêu thụ nông sản tại Cần Thơ sẽ là đầu mối liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cho vùng ĐBSCL.

Mục tiêu đến năm 2030, trung tâm trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại ĐBSCL. Trung tâm này sẽ thực hiện đầy đủ chức năng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL với vai trò dẫn dắt (về công nghệ, đào tạo, chuyển giao giải pháp…), thúc đẩy kiến tạo các chuỗi liên kết, thu hút các nguồn lực và hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động kinh tế nông nghiệp toàn vùng cũng như nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản.

Đến năm 2050, Trung tâm sẽ trở thành đầu mối của các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ thông minh toàn vùng với khoảng 50% đến 70% các quy trình sản xuất được thực hiện tự động, thông minh.

Người đứng đầu chính quyền TP. Cần Thơ cũng cho biết, mục tiêu chung của việc hình thành trung tâm nêu trên là nhằm đóng góp, xây dựng TP. Cần Thơ trở thành thành phố trung tâm của vùng ĐBSCL, theo tinh thần Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ có hiệu lực từ năm 2022 - 2027.

Với việc được hưởng cơ chế đặc thù, các doanh nghiệp có dự án đầu tư tại trung tâm liên kết bên cạnh được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, thuế còn được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

"Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu tư vào trung tâm này còn được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản tối đa không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất; sau thời gian miễn tiền thuê đất của thời gian xây dựng cơ bản, được miễn tiền thuê đất 15 năm và giảm 50% tiền thuê đất trong 7 năm tiếp theo", Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cam kết.

trung tam lien ket

Cần Thơ thống nhất vị trí xây dựng trung tâm chế biến và tiêu thụ nông sản phục vụ cho cả vùng ĐBSCL. 

Thống nhất vị trí quy hoạch

Tại cuộc họp đóng góp ý kiến về dự án trung tâm liên kết chế biến nông sản, các đại biểu đã thống nhất vị trí quy hoạch xây dựng nằm ven trục quốc lộ 91B, đoạn từ giao với đường nối Cách mạng Tháng 8 với đường tỉnh 918 đến giao đường tỉnh 922 với diện tích 3.300 ha, trong đó, giai đoạn 1 của dự án là 450 ha. Khu đất này nằm tiếp giáp với khu đất được quy hoạch xây dưng khu kinh tế, dịch vụ, trung tâm logistics hàng không, khu công nghiệp công nghệ cao 10.670 ha.

Về tiến độ đầu tư, theo kế hoạch được địa phương đưa ra, trong năm 2023, sẽ hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và hạ tầng giao thông, điện nước, xử lý nước thải, chất thải khác có liên quan và cung cấp các dịch vụ cơ bản để đưa trung tâm hoạt động. Đồng thời, trong quá trình này sẽ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong trung tâm; có thể tiến hành các hoạt động xây dựng nhà xưởng, lắp ráp máy móc, trang thiết bị để sẵn sàng đưa vào hoạt động cùng lúc với các hoạt động khác của trung tâm.

Năm 2024, tiếp tục các hoạt động đầu tư vào trung tâm và hoạt động của các doanh nghiệp trong trung tâm; tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và báo cáo Quốc hội theo quy định.

Năm 2025, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trong trung tâm; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu, mở rộng thị trường, đồng thời cập nhật các công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.

Năm 2026, sẽ là năm then chốt để xác định, đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm cũng như hiệu quả của chính sách đặc thù đối với thành phố. Đồng thời, đây cũng là năm đầu nhiệm kỳ mới (2026-2030) nên phảỉ tập trung đẩy nhanh công suất, hiệu quả toàn bộ các hoạt động của trung tâm lên mức cao nhất.

Năm 2027, tiếp tục phát huy những giá trị đạt được từ năm 2026 để sản xuất ổn định, chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo sau khi tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động toàn bộ trung tâm cũng như Nghị quyết 45/2022/QH15.

Từ năm 2027-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ tiếp tục các cơ chế chính sách đối với các dự án đầu tư tại trung tâm được tiếp tục hưởng các ưu đãi đã được quyết định trước đây, trừ trường hợp có chính sách ưu đãi mới ban hành thuận lợi hơn thì việc áp dụng do Hội đồng Nhân dân thành phố quyết định.

Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL tại Cần Thơ có quy mô theo tầm nhìn đến năm 2050 là 3.300 ha

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ