Căn nguyên khiến nhiều ngân hàng phải báo lỗ

THUỲ VINH
09:09 23/02/2019

Nợ xấu phần nào được đẩy lùi, song nợ xấu mới phát sinh đã làm dự phòng rủi ro tăng mạnh trong quý cuối năm qua, dẫn đến nhiều nhà băng lỗ nặng trong quý IV/2018.

can-nguyen-khien-nhieu-ngan-hang-phai-bao-lo1550783140

Nhiều ngân hàng đang phải tăng mạnh dự phòng rủi ro do nợ xấu gia tăng. Ảnh: Chí Cường

Dự phòng tăng đột biến

Kết thúc hoạt động năm 2018, lợi nhuận của Eximbank chỉ đạt 827 tỷ đồng trước thuế, giảm 19% so với năm 2017. Nguyên nhân là phải trích lập dự phòng cao, dẫn đến lỗ trong quý IV/2018. Hội đồng Quản trị Eximbank cho biết, chênh lệch thu chi lũy kế trong năm 2018 đạt 1.705 tỷ đồng so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 1.600 tỷ đồng, song do muốn đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, Eximbank đã quyết dùng phần lớn chênh lệch thu chi trước thuế để trích thêm dự phòng (tổng cộng 904 tỷ đồng).

Trong khi đó, Saigonbank cũng ghi nhận lỗ gần 70 tỷ đồng trong quý IV/2018. Ngoài nguyên nhân tăng trưởng tín dụng âm hơn 3% trong quý cuối năm khiến thu nhập lãi thuần của nhà băng này chỉ tăng 4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017, đạt 661 tỷ đồng, thì việc trích lập dự phòng lớn cũng ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận hoạt động của ngân hàng này.

Cụ thể, chi phí dự phòng rủi ro của Saigonbank tăng 22%, lên 344 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2018, Saigonbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 52,5 tỷ đồng, giảm 26,1% so với năm 2017 và riêng quý IV/2018 lỗ tới gần 70 tỷ đồng.

Không chỉ các nhà băng nhỏ, mà ngay cả “ông lớn” VietinBank cũng báo lỗ 853 tỷ đồng trong quý IV/2018, do nợ có khả năng mất vốn tăng đột biến. Với mức lãi trước thuế 6.742 tỷ đồng trong năm 2018, VietinBank bị rơi xuống vị trí thứ 7 về lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng, bằng chưa đến 1/3 của Vietcombank.

Lợi nhuận của VietinBank sụt mạnh trong quý IV/2018 chủ yếu do chi phí lãi tăng đột biến. Theo báo cáo tài chính quý IV/2018, VietinBank được hoàn nhập dự phòng 582 tỷ đồng, nên lợi nhuận trước thuế chỉ lỗ 853 tỷ đồng.

Nỗ lực giảm nợ xấu

TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, việc trích lập dự phòng rủi ro hay cụ thể hơn là tình hình xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng đã có tác động rất lớn tới kết quả lợi nhuận của các ngân hàng. Nhiều nhà băng phải dùng đến hơn một nửa lợi nhuận để bổ sung chi phí dự phòng rủi ro trong năm qua. Tuy nhiên, theo ông Lịch, chi phí dự phòng chính là một trong những phương án tốt nhất để ngân hàng dùng để xử lý nợ xấu. Nhiều nhà băng vẫn tiếp tục chủ động hy sinh bớt lợi nhuận, tăng trích lập dự phòng rủi ro.

BIDV là ngân hàng có lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cao nhất trong năm vừa qua, đạt tới hơn 28.300 tỷ đồng, cao hơn cả Vietcombank (25.679 tỷ đồng). Tuy nhiên, BIDV cũng là ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro lớn nhất trong hệ thống, lên tới hơn 18.800 tỷ đồng, “ngốn” đến 2/3 lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế của BIDV sau trích lập chỉ còn hơn 9.400 tỷ đồng, thua xa Vietcombank (18.300 tỷ đồng), do Vietcombank chỉ phải trích hơn 7.300 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro cả năm qua.

Sở dĩ BIDV phải hy sinh lợi nhuận để trích lập dự phòng là do đang ôm khối nợ xấu lớn nhất trong hệ thống. Đến cuối năm 2018, nợ xấu nội bảng tại BIDV là 16.697 tỷ đồng, tăng 18,7% so với đầu năm.

Cũng chính đã tăng trích lập dự phòng nên nợ xấu của Eximbank được đẩy lùi. Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của Eximbank đạt 152.709 tỷ đồng, tăng 2,2% so với đầu năm. Nợ xấu nội bảng của ngân hàng này cũng giảm 16,4% so với đầu năm 2018, xuống mức 1.921 tỷ đồng, chiếm 1,84% tổng dư nợ cho vay tại Eximbank.

Ông Nguyễn Cảnh Vinh, Phó tổng giám đốc Eximbank cho hay, quan điểm của Ngân hàng là luôn đảm bảo tính an toàn trong hoạt động, nên tăng trích dự phòng.

Tương tự, do trích dự phòng rủi ro cao, đến cuối năm 2018, nợ xấu tại Saigonbank là 301 tỷ đồng, giảm 28% so với đầu năm. Nợ xấu tại Saigonbank đã giảm tới 66% trong 2 tháng cuối năm.

Việc nợ xấu sụt giảm mạnh thời gian qua, theo ông Vũ Quang Lãm, thành viên HĐQT đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Saigonbank, là do tăng trích dự phòng, tập trung xử lý nợ theo đề án đã được duyệt.

Dự phòng rủi ro được dự báo tăng mạnh trong năm nay

Dự phòng rủi ro tín dụng được cho là sẽ tăng mạnh năm nay. Lý do là các khoản nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trước đây đã đến thời hạn tất toán, nên nhà băng phải nhận lại nợ xấu và nếu chưa xử lý được thì phải tăng trích dự phòng.

Theo Báo Đầu tư

  • Cùng chuyên mục
VN-Index tăng 20% từ 'đáy' 9/4, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?

VN-Index tăng 20% từ 'đáy' 9/4, nhà đầu tư nên có chiến lược giao dịch thế nào?

VN-Index có sự phục hồi mạnh song sự lựa chọn cổ phiếu ngày càng trở nên khó hơn, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro và cần có sự chọn lọc để lựa chọn doanh nghiệp triển vọng.

Tài chính - 21/05/2025 06:45

Chính phủ đề xuất NHNN quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Chính phủ đề xuất NHNN quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Chính phủ đề xuất chuyển quyền quyết định từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với khoản cho vay đặc biệt lãi suất 0%/năm và không có tài sản bảo đảm.

Tài chính - 20/05/2025 14:06

City Auto: Trả cổ tức tiền mặt sau 6 năm, gia nhập bán xe VinFast

City Auto: Trả cổ tức tiền mặt sau 6 năm, gia nhập bán xe VinFast

Lãnh đạo City Auto thừa nhận việc bán xe hiện nay khá khó kiếm lời, công ty sẽ tăng cường các nguồn thu nhập khác như phụ kiện, dịch vụ, bảo hiểm, tài chính.

Tài chính - 20/05/2025 13:01

Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?

Thấy gì từ tín hiệu đảo chiều của khối ngoại?

Dù chưa thay đổi được trạng thái bán ròng tính từ đầu năm, song giao dịch của khối ngoại nửa đầu tháng 5 được nhiều nhóm phân tích gọi là "tín hiệu đảo chiều" sau 2 năm miệt mài xả hàng.

Tài chính - 20/05/2025 11:02

Nghị quyết 68: Thêm lực đẩy cho nhà ở xã hội

Nghị quyết 68: Thêm lực đẩy cho nhà ở xã hội

Nghị quyết 68 được đánh giá sẽ định hướng phát triển cân bằng hơn cho thị trường địa ốc, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tham gia phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Tài chính - 20/05/2025 07:00

Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn

Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn

Novaland dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn.

Tài chính - 19/05/2025 14:23

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ

Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ các nút thắt trong quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và góp phần vào lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 19/05/2025 06:45

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký

Một lãnh đạo Gemadept chỉ mua hơn 65% lượng cổ phiếu đăng ký khi giá GMD hồi mạnh từ đáy 9/4.

Tài chính - 18/05/2025 09:18

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'

Ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai cho biết, công ty này đã phải "trả giá" vì những sai lầm tại dự án Phước Kiển nên hạn chế đi vay. Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch đổi tên sau 30 năm tồn tại.

Tài chính - 18/05/2025 08:36

Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?

Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?

Sau 15 năm hình thành và phát triển, dưới sự dẫn dắt của CEO Lê Thị Bình, vốn điều lệ Dược Phẩm Tâm Bình tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 100 tỷ đồng. Công ty cũng có gần 200 nhân viên, 350 đại lý phân phối tại 63 tỉnh thành.

Tài chính - 18/05/2025 06:45

Chờ đợi quý II của DIC Corp

Chờ đợi quý II của DIC Corp

Chủ tịch HĐQT DIC Corp kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý II/2025 và công ty có thể hoàn thành luôn kế hoạch cả năm sau 6 tháng.

Tài chính - 17/05/2025 15:57

Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông

Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông

An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.

Tài chính - 17/05/2025 07:40

Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận

Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận

Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.

Tài chính - 16/05/2025 14:58

Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu

Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu

Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.

Tài chính - 16/05/2025 10:34

Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới

Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới

Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.

Tài chính - 16/05/2025 07:37

Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên

Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên

VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.

Tài chính - 16/05/2025 06:45