Cần giải pháp gỡ khó cho dự án BOT Đắk Lắk

Nhàđầutư
Sau 5 năm được đưa vào hoạt động, trạm thu phí BOT Đắk Lắk (do Công ty CP BOT Quang Đức làm chủ đầu tư dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh) hiện đang “sống dở, chết dở” chỉ vì phát sinh truyến đường tránh Buôn Hồ.
VĂN DŨNG
17, Tháng 02, 2021 | 07:27

Nhàđầutư
Sau 5 năm được đưa vào hoạt động, trạm thu phí BOT Đắk Lắk (do Công ty CP BOT Quang Đức làm chủ đầu tư dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh) hiện đang “sống dở, chết dở” chỉ vì phát sinh truyến đường tránh Buôn Hồ.

Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14), đoạn Km1738+148 đến Km1763+610 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo hình thức BOT có vốn đầu tư 836 tỷ đồng, quy mô hai làn xe, vị trí đặt Trạm thu phí BOT tại Km1747, quốc lộ 14. Dự án BOT Đắk Lắk, chính thức thu phí hoàn vốn vào ngày 10/11/2015, thời gian thu phí 20 năm 2 tháng.

Từ khi đi vào hoạt động, dự án đã góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông quốc lộ qua Tây Nguyên và Đắk Lắk nói riêng, bảo đảm lưu thông thông suốt cho hàng nghìn phương tiện mỗi ngày.

Trong hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT) số 12698/HĐ.BOT-BGTVT được ký giữa Bộ GTVT và Liên danh Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức, Công ty CP Đông Hưng Gia Lai và Công ty CP Thủy điện Sê San 4A tháng 11/2013 có ghi “Dự kiến từ năm 2030, đường cao tốc Hồ Chí Minh song song với dự án đi vào hoạt động, lưu lượng phương tiện trên quốc lộ 14 sẽ được phân lưu một phần, trước mắt tạm tính tỷ lệ phân lưu sang tuyến cao tốc là 50%”.

12

Trạm thu phí BOT Đắk Lắk. Ảnh: Văn Dũng

Tuy nhiên, sau khi thu phí chưa được 5 tháng, đến tháng 4/2016, Bộ GTVT bất ngờ ra Quyết định 1313/QĐ-BGTVT ngày 28/4/2016 về việc phê duyệt dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tuyến tránh phía Tây thị xã Buôn Hồ được triển khai và sớm đưa vào sử dụng.

Trao đổi với Tạp chí Nhà Đầu tư, ông Thái Hồng Nhân - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần BOT Quang Đức cho biết, khi được biết Bộ GTVT có quyết định phê duyệt dự án tuyến tránh phía Tây thị xã Buôn Hồ, Công ty đã nhiều lần có ý kiến và có văn bản kiến nghị Bộ GTVT về vấn đề này, bởi tuyến đường tránh chạy gần song song và chỉ cách tuyến đường BOT do đơn vị quản lý gần 5 km về phía Tây. “Khi dự án tuyến tránh hoàn thành, đi vào hoạt động, đương nhiên các phương tiện giao thông sẽ chuyển sang đi tuyến đường này, tránh trạm thu phí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thu phí hoàn vốn của dự án”, ông Nhân nói.

Trước đó, tháng 6/2017, Bộ GTVT, UBND tỉnh Đắk Lắk và các bên liên quan đã có cuộc họp để tìm hướng xử lý, vướng mắc của dự án này. Cả Bộ GTVT và UBND tỉnh Đắk Lắk đều kết luận, việc thi công tuyến tránh thị xã Buồn Hồ sẽ làm ảnh hưởng đến việc thu phí hoàn vốn của dự án BOT, do đó cả 2 bên đã có báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho di dời trạm thu phí từ Km1747 đến vị trí Km1758+085 đường Hồ Chí Minh.

Song điều đáng lo ngại, là việc di dời trạm thu phí đến vị trí Km1758+085 đường Hồ Chí Minh sẽ làm phát sinh nhiều yếu tố bất ổn. Đặc biệt, việc di dời trạm thu phí vừa gây tốn kém ngân sách của Nhà nước, và khiến nhiều người lo lắng sẽ tạo thêm một điểm nóng về dự án BOT. Vấn đề này, Tổng cục ĐBVN đã có văn bản số 1198/TCĐBVN-KHCN,MT&HTQT ngày 3/3/2020 báo cáo Bộ GTVT về bất cập, khó khăn thực hiện di dời trạm thu phí: việc di dời trạm thu phí thời điểm hiện nay là chưa phù hợp, sẽ tiềm ẩn khả năng xảy ra những bất cập, sự cố mất an ninh trật tự.

Trong văn bản xin tháo gỡ khó khăn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT vào tháng 11/2018, ông Thái Hồng Nhân cho biết, việc di dời trạm thu phí về Km1758+085 khiến chủ đầu tư lo lắng sẽ xảy ra mất an ninh trật tự tại đây.

Cũng theo ông Nhân, khi đưa công trình đường tránh phía Tây thị xã Buôn Hồ vào khai thác sử dụng, do không tổ chức thu phí trên tuyến tránh nên phần lớn phương tiện sẽ sử dụng tuyến tránh; mặt khác các phương tiện giao thông có mức thu phí cao loại 4, loại 5 đều bắt buộc phải đi theo tuyến tránh, dẫn đến doanh thu hoàn vốn sẽ giảm từ 70 đến 80% so với phương án tài chính được duyệt và có thể sụt giảm nghiêm trọng hơn, làm phá vỡ hoàn toàn phương án tài chính dự án BOT.

Hiện nay, Dự án BOT Quang Đức đang lâm vào tình trạng nguồn thu hoàn vốn dự án không đủ để trả nợ lãi vay Ngân hàng và chi phí quản lý, dẫn đến dư nợ ngân hàng ngày càng tăng và doanh nghiệp đã bị xếp loại quá hạn tín dụng, nợ xấu Nhóm 5. Nhà đầu tư không còn đủ điều kiện để được Ngân hàng xem xét, chấp thuận tiếp tục cho vay vốn đầu tư di dời trạm thu phí.

Sau hơn bốn năm từ khi dự án đường tránh phía tây Thị xã Buôn Hồ được triển khai “chồng” lên dự án BOT Quang Đức, đã làm cho chủ đầu tư dự án “sống dở, chết dở”, gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vốn vay ngân hàng, bảo đảm đời sống người lao động… Đặc biệt, hiện chủ đầu tư dự án đã bị xếp loại quá hạn tín dụng nhóm 5, ảnh hưởng liên đới làm đình trệ hoạt động kinh doanh.

Để bảo đảm tính khả thi của dự án, hài hòa lợi ích, quyền lợi của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư, đại diện Công ty Cổ phần BOT Quang Đức cho rằng, đơn vị đã đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí nguồn vốn ngân sách bồi hoàn cho dự án để xóa Trạm thu phí nhằm đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng và quyền lợi của nhà đầu tư; mặt khác không phát sinh chi phí đầu tư, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn và tránh phát sinh các yếu tố bất lợi về an ninh trật tự xã hội. UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã có văn bản số 3129/UBND-CN ngày 10/4/2020 gửi trực tiếp Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, giải quyết các kiến nghị của nhà đầu tư.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24900.00 24980.00 25300.00
EUR 26270.00 26376.00 27549.00
GBP 30688.00 30873.00 31825.00
HKD 3146.00 3159.00 3261.00
CHF 27021.00 27130.00 27964.00
JPY 159.49 160.13 167.45
AUD 15993.00 16057.00 16546.00
SGD 18139.00 18212.00 18746.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 17952.00 18024.00 18549.00
NZD   14681.00 15172.00
KRW   17.42 18.97
DKK   3528.00 3656.00
SEK   2270.00 2357.00
NOK   2259.00 2348.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ