Cải cách hành chính là yếu tố then chốt để Quảng Ninh thu hút đầu tư

Nhàđầutư
Sau 3 năm triển khai nghị quyết 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đặc biệt trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
VY ANH - ĐẶNG NHUNG
30, Tháng 03, 2024 | 08:54

Nhàđầutư
Sau 3 năm triển khai nghị quyết 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đặc biệt trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Hiệu quả từ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Ngày 29/3, tỉnh Quảng Ninh tổ chức công bố kết quả xếp hạng các chỉ số của các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2023 gồm Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh ông Cao Tường Huy nêu rõ: Sau 3 năm triển khai nghị quyết 05-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được một số kết quả nổi bật, đến nay, có 07/08 mục tiêu cần thực hiện đến năm 2025 cơ bản đạt yêu cầu đề ra theo từng năm và còn 01/08 mục tiêu đang trong lộ trình triển khai thực hiện.

2193832_2159433_fdi_vao_dat_quang_1_15162914_12052520

KCN Sông Khoai thuộc địa bàn KKT ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hoàn thiện đồng bộ hạ tầng, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư chất lượng. Ảnh Báo Quảng Ninh

Đặc biệt, Quảng Ninh hoàn thành trước mục tiêu đến năm 2025, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt trên 5 tỷ USD. Trong 3 năm (2021-2023), thu hút vốn đầu tư FDI đạt trên 6,83 tỷ USD, bằng 137% kế hoạch. Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP trên hai con số trong 09 năm liên tiếp (2015 - 2023) và luôn nằm trong Top những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2023 đạt 9400 USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2023 đạt 104.217 tỷ đồng.

Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh có 6 năm (2017 - 2022) liên tiếp dẫn đầu chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh); 4 năm liên tiếp dẫn đầu chỉ số SIPAS (Chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước); 5 năm dẫn đầu chỉ số PAR-Index (Chỉ số cải cách hành chính); 2 năm dẫn đầu chỉ số PAPI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh). Đồng thời là tỉnh duy nhất cả nước có 2 lần dẫn đầu đồng thời cả 4 chỉ số PAR-Index, PCI, SIPAS, PAPI (năm 2020, năm 2022).

Hiện Quảng Ninh có 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được xác thực định danh điện tử. Hạ tầng Internet băng rộng đã được triển khai tại 177/177 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và Tỷ lệ dân số được phủ sóng mạng di động là 100%.

Báo cáo kết quả thực hiện sau 3 năm thực hiện nghị quyết và đánh giá kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của các cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - ông Nghiêm Xuân Cường cho biết việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là mục tiêu xuyên suốt, là yếu tố mang tính then chốt để tạo môi trường hấp dẫn, thu hút nguồn lực đầu tư tại tỉnh.

Hạ Long giữ vị trí đứng đầu ở 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI

Tại hội nghị, tỉnh Quảng Ninh đã công bố bảng xếp hạng các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo kết quả công bố chỉ số DDCI, đứng đầu ở khối các huyện, thị xã, thành phố là TP Hạ Long; ở khối sở, ban, ngành là Ban Quản lý KKT và ở khối cơ quan trung ương là Cục Hải quan.

Với chỉ số SIPAS, đơn vị dẫn đầu khối sở, ban, ngành là Sở Tư pháp với tỷ lệ hài lòng đạt 96,99%; khối các huyện, thị xã, thành phố là TP Cẩm Phả với tỷ lệ hài lòng đạt 97,21%; khối cơ quan trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh đứng đầu với tỷ lệ đánh giá hài lòng đạt 97,82%.

Ở bảng xếp hạng hạng chỉ số PAR-Index, TP Hạ Long tiếp tục dẫn đầu ở khối địa phương; đơn vị có điểm số cao nhất ở khối sở, ban, ngành là Sở Lao động, Thương binh & Xã hội còn Kho bạc Nhà nước tỉnh giành vị trí đầu ở khối cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh.

anhsua

Lễ trao Bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể có thành tích xuất sắc trong việc triển khai, thực hiện các chỉ số của tỉnh Quảng Ninh năm 2023. Ảnh Vy Anh

Đối với Chỉ số DGI năm 2023 so với năm 2022 có 5/13 địa phương có điểm đạt được tăng hơn. Dẫn đầu bảng xếp hạng là huyện Tiên Yên, tiếp theo lần lượt là Hải Hà và thành phố Móng Cái.

Với Chỉ số DTI, năm 2023 là năm đầu tiên thực hiện đánh giá qua phần mềm về mức độ chuyển đổi số đối với 225 cơ quan, đơn vị, địa phương với 3 khối. Đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số DTI khối các huyện, thị xã, thành phố là TP Hạ Long; khối các xã, phường, thị trấn là UBND phường Ka Long (TP Móng Cái) và khối sở, ban, ngành là Sở Y tế.

Năm 2024 với chủ đề công tác năm “Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, mục tiêu cao nhất không chỉ phấn đấu hoàn thành 15/15 chỉ tiêu đề ra trong năm, năm thứ 10 liên tiếp đạt mức tăng trưởng GRDP trên 2 con số, GRDP bình quân đầu người trên 10.000 USD mà còn tích cực chuẩn bị nền tảng vững chắc cho tăng trưởng dài hạn giai đoạn 2025 – 2030.

Để hoàn thành toàn diện mục tiêu, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký yêu cầu toàn tỉnh tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đổi mới phong cách, phương pháp, lề lối làm việc, bảo đảm khoa học, dân chủ; tiếp tục rà soát, kiện toàn công tác tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với xây dựng Đề án vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Trung ương, của tỉnh.

“Mục tiêu hướng đến phải tiếp tục nâng cao chất lượng cải cách hành hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phù hợp với bối cảnh, xu thế chuyển đổi, xu thế phát triển mới như xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi nguồn nhân lực, nâng cao hình ảnh vị thế của địa phương trên các bảng xếp hạng quốc gia, quốc tế, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng số lượng doanh nghiệp mới thành lập, giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, chất lượng tăng trưởng; củng cố và nâng cao niềm tin của người dân và doanh nghiệp” – ông Ký nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24675.00 24695.00 25015.00
EUR 26141.00 26246.00 27411.00
GBP 30532.00 30716.00 31664.00
HKD 3113.00 3126.00 3228.00
CHF 26871.00 26979.00 27815.00
JPY 159.92 160.56 168.00
AUD 15832.00 15896.00 16382.00
SGD 18029.00 18101.00 18636.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17973.00 18045.00 18577.00
NZD   14540.00 15029.00
KRW   17.60 19.20
DKK   3510.00 3640.00
SEK   2258.00 2345.00
NOK   2225.00 2313.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ